Trong các bài viết trước Taimienphi.vn đã giới thiệu cho bạn các thông tin cơ bản về sàn giao dịch quyền chọn nhị phân. Để hạn chế các rủi ro trong quá trình giao dịch, trong bài viết này Taimienphi.vn sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm giao dịch với Binary Option.
Nếu đang băn khoăn, vắt óc suy nghĩ khâu giao dịch trên sàn giao dịch quyền chọn nhị phân như thế nào, trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm giao dịch với Binary Option, hạn chế mức độ rủi ro thấp nhất.
Chiến lược giao dịch cơ bản trên Binary Option
Chiến lược là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nền thành công cho mỗi giao dịch, nó là nền tảng để từ đó các nhà giao dịch có thể đưa ra được các quyết định giao dịch, các quy tắc quản lý tiền cũng như cách kiếm lời từ mỗi giao dịch.
2 loại chiến lược giao dịch phổ biến nhất bao gồm:
- Cơ bản (Fundamental).
- Kỹ thuật (Technical).
Các chiến lược cơ bản chủ yếu tập trung vào tình hình cơ bản của công ty, chỉ số, thị trường và kinh tế, tuy nhiên các chiến lược này không quan trọng lắm đối với các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân.
Technical Trading hay phân tích kỹ thuật là phép đo biểu đồ và giá, tìm kiếm các mẫu và đưa ra các dự đoán từ các phép đo và các mẫu đó.
Chiến lược đơn giản hóa giao dịch, giảm mức độ rủi ro tổng thể
Để giảm mức độ rủi ro tổng thể của giao dịch, áp dụng các quy tắc lựa chọn các mục dựa vào chỉ số phân tích kỹ thuật cũ.
- Price Action / Scalping Strategy: chiến lược Price Action dựa trên sự chuyển động của thị trường trong thời gian thực, nó có thể là các chiến lược ngắn hạn và dài hạn, tận dụng các vị trí tăng giảm.
- Trend Following/Directional Strategy: Trend Following nhắm mục tiêu các tài sản có xu hướng mạnh để xác định các mục có lợi nhuận và tỷ lệ giao dịch thành công cao.
- Range Bound / chiến lược ngắn hạn: 99% thời gian giao dịch hoặc tài sản cá nhân giao dịch dao động trong các phạm vi thời điểm giao dịch cao hoặc thấp. Các chiến lược này tập trung vào các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đảo chiều trong phạm vi và xu hướng ngắn hạn khi giá tài sản tăng hoặc giảm trong các công cụ kháng cự và ngược lại.
- Long Term / Momentum Strategy: Đây là các chiến lược ít rủi ro hơn khi nhắm mục tiêu vào các tín hiệu mạnh hơn và khung thời gian dài hơn. Những tín hiệu này có tỷ lệ thành công cao hơn, xong phải mất nhiều thời gian để phát triển và mở hơn so với các loại tín hiệu khác.
Một chỉ số phân tích kỹ thuật thường là công thức toán học, chuyển đổi giá Price Action sang định dạng trực quan dễ đọc. Các loại chỉ số phổ biến bao gồm Moving Averages, đường xu hướng, hỗ trợ và kháng cự, oscillator và Japanese Candlestick.
Quản lý vốn
Nhà giao dịch có thể kiếm soát rủi ro các giao dịch bằng cách chỉ nhắm mục tiêu đến các tín hiệu tốt, loại bỏ các tín hiệu xấu và không bao giờ sử dụng hết số tiền trong tài khoản để giao dịch, nếu chẳng may giao dịch thất bại, coi như mất trắng số tiền trong tài khoản.
Quản lý vốn liên quan đến việc kiểm soát toàn bộ số tiền trong một giao dịch tổng thể. Cấu trúc quản lý tiền đơn giản bao gồm:
- Khối lượng giao dịch (Trade size).
- Quản lý mức độ rủi ro.
- Tăng trưởng trong tương lai.
- Stress.
Một nhà giao dịch nên có kế hoạch tài chính, kiểm soát số vốn của mình một cách rõ ràng và hiệu quả.
Japanese Candlestick
Đây là phương pháp phổ biến nhất để xem biểu đồ giá. Candlestick cho phép các nhà giao dịch có thể dễ dàng đọc biểu đồ giá, biểu đồ mở-cao-thấp-đóng mà các biểu đồ khác không có. Phương pháp này được coi là cơ sở cho hầu hết các chiến lược hành động giá và có thể được sử dụng để đưa ra các tín hiệu cũng như để xác nhận các chỉ số khác.
Hỗ trợ và kháng cự
Đây là các khu vực của các giao dịch theo hành động giá (price action) trên biểu đồ tài sản có khả năng dừng lại khi giá đạt đến mức độ nhất định. Hỗ trợ được tìm thấy khi giá ngừng giảm, điều này xảy ra khi người mua truy cập thị trường và được gọi là giá hỗ trợ.
Kháng cự được tìm thấy khi giá ngừng tăng, điều này xảy ra khi người bán truy cập thị trường (hoặc người mua biến mất), và được gọi là kháng cự mức giá cao hơn. Các khu vực này, thường được thể hiện bằng các đường kẻ ngang.
Đường xu hướng
Các đường kết nối mức cao thấp được hình thành theo giá tài sản khi nó di chuyển lên xuống và đi ngang. Khi giá đi lên thì được gọi là uptrend, khi giá đi xuống thì được gọi là downtrend. Đường xu hướng có thể được sử dụng để làm mục tiêu hỗ trợ và kháng cự, cũng như điểm mua (entry point) trong chiến lược Trend Following.
Moving Averages
Moving averages lấy giá trung bình của một tài sản dựa trên X số ngày, sau đó biểu thị các giá trị dưới dạng đường trên biểu đồ giá trị.
Moving averages có nhiều hình thức khác nhau và thường được sử dụng để xác định xu hướng, cung cấp các mục tiêu hỗ trợ và kháng cự. Các phương pháp lấy moving averages phổ biến bao gồm: Simple Moving Averages, Exponential Moving Averages, Volume Weighted Moving Averages, ... . Các phương pháp này có thể được sử dụng trong khung thời gian bất kỳ để phân tích và cung cấp tín hiệu chéo.
Oscillator
Oscillator là một loại chỉ báo dao động giữa các mức cụ thể và giá trị thay đổi theo thời gian, bao gồm các công cụ như MACD, stochastic, RSI, và nhiều công cụ khác.
Nói chung các công cụ này kết hợp giao dịch theo hành động giá và moving averages để đánh giá thị trường, và được sử dụng như một công cụ độc lập, thường là một đường nằm giữa hai cực hoặc ở trên và dưới điểm giữa, giúp xác định xu hướng, hỗ trợ / kháng cự, market strength, momentum và tín hiệu vào.
Tâm lý giao dịch (Trading Psychology)
Dù là bất kỳ hình thức giao dịch nào đi nữa, tâm lý giao dịch sẽ đóng vai trò rất lớn. Thiếu tự tin có thể khiến bạn bỏ lỡ các giao dịch hoặc không dám đầu tư số vốn lớn cho các giao dịch dễ thành công. Nhưng nếu tự tin thái quá, mức độ rủi ro giao dịch cũng rất cao.
Tâm lý giao dịch nên được kiểm soát một cách tốt nhất, như vậy khả năng giao dịch thành công cũng cao hơn.
Chia sẻ kinh nghiệm giao dịch với Binary Option
Dưới đây là một số kinh nghiệm, quy tắc khi giao dịch với Binary Option:
- Trong một uptrend, chỉ nhập khi giá gần hỗ trợ, còn dowtrend thì nhập khi giá gần kháng cự.
- Khi giá gần vùng hỗ trợ / kháng cự, chờ tín hiệu candlestick xác nhận.
- Khi tín hiệu candlestick xuất hiện, chờ stochastic / MACD xác nhận, sự giao nhau trong uptrend hoặc downtrend.
- Nếu đáp ứng được 1 trong số các quy tắc, tiến hành giao dịch, và chỉ sử dụng 3% số tiền trong tài khoản cho mỗi giao dịch.
- Sử dụng 2XCandle length để chọn hết hạn.
- Nếu không tìm ra được nguyên nhân tại sao giao dịch không hoạt động, điều chỉnh lại giao dịch nếu cần thiết và chuyển sang giao dịch tiếp theo.
https://thuthuat.taimienphi.vn/chia-se-kinh-nghiem-giao-dich-voi-binary-option-40926n.aspx
Bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm giao dịch với Binary Option. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin Binary có phải scam, lừa đảo? để có thêm những thông tin quan trọng về sàn giao dịch này. Ngoài ra nếu quan tâm Binomo, hay sàn XM, bạn đọc có thể tham khảo một số bài viết đã có trên Taimienphi.vn nhé.