Trong các bài viết trước Taimienphi.vn đã hướng dẫn bạn cách tính phí của AirBnb cũng như cách đăng bán phòng, cho thuê phòng trên AirBnb. Trong bài viết này Taimienphi.vn sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm kiếm tiền tốt nhất với AirBnb.
Nếu đăng ký làm host (chủ nhà) trên AirBnb, cùng tham khảo một số kinh nghiệm kiếm tiền tốt nhất với AirBnb mà Taimienphi.vn chia sẻ dưới đây nhé.
Kinh nghiệm kiếm tiền tốt nhất với AirBnb
Tại sao nên đăng ký làm Host (chủ nhà) trên AirBnb?
Đăng phòng, bán phòng cho thuê hoặc nhà ở cũng là một cách để sinh lợi, kiếm thêm tiền cho bạn. Nếu được hỏi tại sao lại đăng ký trở thành Host trên AirBnb, chắc chắn sẽ có nhiều người trả lời để kiếm thêm thu nhập và duy trì cuộc sống của họ.
Công việc vừa tự do lại vừa kiếm thêm thu nhập, vì vậy chẳng có lý do gì để từ chối trở thành Host trên AirBnb cả.
Ai có thể trở thành Host trên AirBnb?
Không phải ai cũng phù hợp để làm Host trên AirBnb, quan trọng là họ cần phải chấp nhận và cam kết về mặt thời gian và cảm xúc của mình. Cụ thể, trước hết là thời gian dành ra để đăng tin, mô tả chi tiết phòng hoặc nhà cho thuê như thế nào để khách hàng có thể dễ dàng hình dung, cũng như thời gian và phải thật kiên nhẫn để trả lời các tin nhắn, giải đáp các vấn đề thắc mắc của khách, đây mới là điểm mấu chốt quan trọng nhất.
Nếu đang suy nghĩ về việc đăng ký và trở thành Host trên Airbnb, bạn cần hiểu rõ được rằng mình đang bước chân vào thị trường kinh doanh khách sạn. Nếu muốn "sống sót", đảm bảo các nội dung mô tả phòng mà bạn cung cấp phải độc và chi tiết, chứ không chỉ đơn giản là liệt kê phòng và các tiện nghi mà khách họ có thể tìm thấy ở một khách sạn tầm trung.
Chia sẻ kinh nghiệm kiếm tiền tốt nhất với AirBnb
Dưới đây Taimienphi.vn sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm kiếm tiền tốt nhất với AirBnb:
1. Tính toán mức phí cho thuê phòng
Thực tế, đây là một cách để kiếm thêm thu nhập hàng tháng, và tất cả những gì bạn cần làm trước tiên là tính toán chi phí cho thuê phòng. Các chi phí có thể khác nhau tùy theo vị trí địa lý, tiện nghi trong phòng, ... .
Tuy nhiên trong quá trình tính toán chi phí, lợi nhuận,cần đảm bảo bạn đã xem xét đến cả chi phí bảo trì, và các chi phí phát sinh khác. Nguyên tắc chung là sử dụng ít nhất 25% số tiền lợi nhuận cho các chi phí phát sinh bất ngờ.
Ngoài ra cần lưu ý, Airbnb tính phí 3% dịch vụ cho chủ nhà cho mỗi phòng được đặt, coi như phí xử lý giao dịch. Khoản phí này được tính trong phí dịch vụ cho khách từ 6 - 12%.
2. Chụp ảnh phòng cho thuê chuyên nghiệp
Tùy thuộc thị trường mà bạn tham gia khác nhau, chắc chắn sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau. Để thực sự nổi bật và khác biệt trong số đó, điều quan trọng là bạn phải cung cấp các hình ảnh thật sự chuyên nghiệp và hấp dẫn, để khi khách thuê phòng nhìn vào họ có thể hình dung ra được và nó đáng với đồng tiền mà họ đã bỏ ra.
Một số lời khuyên hữu ích cho bạn để chụp được những bức hình đẹp là nên chụp vào ban ngày, khi trời nắng đẹp, và chụp bằng ánh sáng tự nhiên từ mọi góc độ khác nhau.
3. Set giá cạnh tranh
Như đã đề cập ở trên, khi bước chân vào thị trường này bạn sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, mức giá thuê phòng của bạn sẽ tạo ra sự khác biệt cực kỳ lớn. Lời khuyên cho bạn là nên set giá linh hoạt, có thể thấp hơn vào các thời điểm mùa du lịch hoặc các chương trình khuyến mại, giảm giá thuê phòng hàng tuần hoặc hàng tháng.
Nên nhớ số tiền để hòa vốn cực kỳ quan trọng trong việc giúp bạn xây dựng các chiến lược, kế hoạch tính toán chi phí cho thuê phòng như thế nào cho hợp lý.
4. Thông qua nhà môi giới
Một giải pháp khác là bạn có thể lựa chọn thông qua nhà môi giới là các công ty bất động sản. Họ sẽ thực hiện thay cho bạn khâu giao tiếp với khách hàng, chăm sóc cũng như trả lời các khiếu nại, thắc mắc cho khách. Đổi lại bạn sẽ phải trả phí % cho nhà môi giới, cho mỗi một khách thuê, đặt phòng.
Để tìm kiếm nhà môi giới tin cậy và uy tín, bạn có thể tìm kiếm thông qua Airbnb hoặc tìm kiếm trực tuyến.
5. Thu hút khách thuê phòng trên Airbnb
Thông thường thì giá cả và trải nghiệm là các yếu tố mà khách quan tâm nhiều nhất khi đặt phòng. Nếu muốn nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh của mình, bí quyết là tập trung làm nổi bật những thế mạnh mà khách sạn của bạn sẽ đem đến cho khách hàng, chẳng hạn như gần trung tâm thành phố hoặc các khu du lịch lân cận, trung tâm mua sắm, ... .
6. Quan tâm đến các đánh giá của khách
Các sự cố phát sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không ai có thể lường trước được, vô hình chung điều này sẽ ảnh hưởng đến phần nào trải nghiệm của khách. Điều quan trọng là bạn cần phải quan tâm đến khách đánh giá như thế nào về cách xử lý tình huống của khách sạn để từ đó rút ra kinh nghiệm và cung cấp cho khách trải nghiệm tốt hơn.
7. Hiểu được các rủi ro và sự cố
Lợi ích lớn nhất mà Airbnb mang lại cho chủ nhà là những khoản tiền, thu nhập. Tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng có những mặt hạn chế, và hạn chế lớn nhất là thiệt hại về mặt vật chất, tiện nghi trong phòng.
May mắn là Airbnb cũng cung cấp bảo hiểm cho các thiệt hại về mặt tài sản bị hư hỏng hoặc mất cắp. Airbnb bảo vệ chính đáng tài sản cho bạn khi khách làm hỏng, hoặc mất đồ theo chương trình Host Guarantee.
8. Nắm rõ luật địa phương
Một điểm quan trọng khác cần lưu ý đó là bạn phải nắm rõ các luật và quy định tại thành phố, quốc gia cũng như các quy định dịch vụ trên Airbnb. Nhiều thành phố, khu vực yêu cầu phải có giấy phép đăng ký hợp pháp thì mới có thể hoạt động hoặc quy định số người tối thiểu là bao nhiêu. Vì vậy, nên dành ra một ít thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu luật pháp địa phương trước khi niêm yết để tránh bị phạt tiền oan không đáng có.
https://thuthuat.taimienphi.vn/kinh-nghiem-kiem-tien-tot-nhat-voi-airbnb-41008n.aspx
Như vậy bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm kiếm tiền tốt nhất với AirBnb. Ngoài ra nếu chưa biết cách tính phí của AirBnb như thế nào cũng như cách đăng bán phòng, cho thuê phòng trên AirBnb, bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết khác đã có trên Taimienphi.vn để biết thêm thông tin nhé.