Tài liệu bài tập tính diện tích hình tròn lớp 5 gồm các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập cũng như các bài nâng cao, bổ sung. Các em cùng tham khảo và luyện tập để củng cố, hiểu sâu kiến thức cũng như nhớ được công thức tính Toán lớp 5 này.
Dạng bài tập tính diện tích hình tròn lớp 5 là một trong các bài toán về hình tròn lớp 5 có đáp án dành cho các em học sinh lớp 5. Không chỉ giúp các em học sinh luyện tập thêm nhiều dạng bài mà tài liệu này giúp các em biết được cách làm, kết quả từng bài đã đúng chưa.
Các bài toán tính chu vi và diện tích lớp 5
- Lưu ý:
- - Xem lại công thức tính diện tích hình tròn lớp 5 trước khi làm bài
- Đơn vị diện tích là m2, dm2, cm2 ... theo đề bài đưa ra. Nếu đơn vị trong đề bài không thống nhất, các em nên quy đổi sang cùng một đơn vị.
Bài tập tính diện tích hình tròn lớp 5 trong SGK
Bài 1 (trang 100 SGK Toán 5): Tính diện tích hình tròn có bán kính r:
a) r = 5cm;
b) r = 0,4dm
c) r = 3/5m
Giải:
a) diện tích hình tròn là:
5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2)
b) diện tích hình tròn là:
0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (dm2)
c) diện tích hình tròn là:
3/5 x 3/5 x 3,14 = 1,1304m2
Bài 2 (trang 100 SGK Toán 5): Tính diện tích hình tròn có đường kính d:
a) d = 12cm;
b) d = 7,2dm
c) d = 4/5m
Giải:
a) bán kính hình tròn dài:
12 : 2 = 6 (cm)
Diện tích hình tròn là:
6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2)
b) bán kính hình tròn dài:
7,2 : 2 = 3,6 (dm)
Diện tích hình tròn là:
3,6 x 3,6 x 3,14 = 40,6944 (dm2)
c) bán kính hình tròn dài:
4/5 : 2 = 0,4 (m)
Diện tích hình tròn là:
0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (m2)
Bài 3 (trang 100 SGK Toán 5): Tìm diện tích một mặt bàn hình tròn có bán kính 45cm
Giải:
diện tích mặt bàn đó là:
45 x 45 x 3,14 = 6358,5 (cm2)
6358,5cm2= 63,585 dm2
Đáp số: 63,585dm2
Bài 1 Trang 100 SGK Toán 5 Luyện Tập: Tính diện tích hình tròn có bán kính r:
a) r = 6cm; b) r = 0,35dm.
Phương Pháp Giải:
- Vận dụng công thức tính diện tích hình tròn khi biết bán kính (r): C = r x r x 3,14 hay C = r2 x 3,14 (Giá trị của số pi = 3,14)
- Thay số tương ứng vào công thức, tính toán cẩn thận để tìm ra kết quả đúng nhất.
Giải:
a) 6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2)
b) 0,35 x 0,35 x 3,14 = 0,38465 (dm2)
Đáp số: a) 113,04 (cm2);
b) 0,38465 (dm2)
Bài 2 Trang 100 SGK Toán 5 Luyện Tập: Tính diện tích hình tròn biết chu vi C = 6,28cm.
Phương Pháp Giải:
- Bước 1: Từ công thức tính chu vi hình tròn: C = d x 3,14 => d = C : 3,14 (d là đường kính)
- Bước 2: Biết số đo đường kính, ta suy ra độ dài bán kính: r = d : 2
- Bước 3: Vận dụng công thức tính diện tích hình tròn khi biết bán kính (r): C = r x r x 3,14 hay C = r2 x 3,14 (Giá trị của số pi = 3,14).
Giải:
Theo đề bài ta có: d x 3,14 = C
d x 3,14 = 6,28
d= 6,28 : 3,14
d = 2
Vậy đường kính của hình tròn bằng 2cm
Bán kính của đường tròn là:
2 : 2 = 1(cm)
Diện tích của hình tròn là:
1 x 1 x 3,14 = 3,14 (cm2)
Đáp số: 3,14 (cm2)
Bài 3 Trang 100 SGK Toán 5 Luyện Tập: Miệng giếng nước là một hình tròn có bán kính 0,7m. Người ta xây thành giếng rộng 0,3m bao quanh miệng giếng. Tính diện tích của thành giếng đó.
Phương Pháp Giải:
- Bước 1: Tính diện tích của miệng giếng, bằng cách vận dụng công thức tính diện tích hình tròn khi biết bán kính (r): C = r x r x 3,14 hay C = r2 x 3,14 (Giá trị của số pi = 3,14).
- Bước 2: Tính bán kính của hình tròn lớn, bằng cách lấy bán kính miệng giếng đem cộng với bán kính thành giếng
- Bước 3: Vận dụng công thức C = r x r x 3,14 để tính diện tích hình tròn lớn
- Bước 4: Tính diện tích của thành giếng bằng cách lấy diện tích của hình tròn lớn (vừa tìm được) đem trừ đi diện tích của miệng giếng (hình tròn nhỏ).
Giải:
Diện tích của hình tròn bé (miệng giếng) là:
0,7 x 0,7 x 3,14 = 1,5386 (cm2)
Bán kính của hình tròn lớn là:
0,7 + 0,3 = 1 (m)
Diện tích của hình tròn lớn là:
1 x 1 x 3,14 = 3,14 (cm2)
Diện tích của thành giếng là:
3,14 - 1,5386 = 1,6014 (m2)
Đáp số: 1,6014 (m2).
- Lưu ý:
- Tham khảo chi tiết trong Giải bài tập trang 100 SGK toán 5 về luyện tập diện tích của hình tròn
Bài tập tính diện tích hình tròn lớp 5 trong vở bài tập
Bài 1 trang 13 VBT Toán 5 Tập 2: Viết số đo thích hợp vào ô trống:
Giải:
Diện tích hình tròn (1) : S = r x r x 3,14
= 2,3 x 2,3 x 3,14 = 16,6106cm2
Diện tích hình tròn (2) : S = 0,2 x 0,2 x 3,14 = 0,1256dm2
Diện tích hình tròn (3) :
S = 1/2 x 1/2 x 3,14 = 0,785m2
Bài 2 trang 13 VBT Toán 5 Tập 2: Viết số đo thích hợp vào ô trống:
Giải:
Bán kính hình tròn (1): r = d : 2 = 8,2 : 2 = 4,1cm
Diện tích hình tròn (1): S = 4,1 x 4,1 x 3,14 = 52,7834cm2
Bán kính hình tròn (2): r = 18,6 : 2 = 9,3dm
Diện tích hình tròn (2): S = 9,3 x 9,3 x 3,14 = 271,5786dm2
Bán kính hình tròn (3): r = 2/5 : 2 = 1/5m
Diện tích hình tròn (3): S = 1/5 x 1/5 x 3,14 = 0,1256m2
Bài tập tính diện tích hình tròn lớp 5 nâng cao, bổ sung
Câu 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính r :
a) r = 6 cm b) r = 0,5 m c) r = 3/5 dm
Giải:
a) Diện tích hình tròn là 3,14 x 6 x 6 = 113,04cm2
b) Diện tích hình tròn là 3,14 x 0,5 x 0,5 = 0,785m2
c) Diện tích hình tròn là 3,14 x 3/5 x 3/5 = 1,1304 dm2
Câu 2: Tính diện tích hình tròn có đường kính d:
a) d = 15cm b) d = 0,2m c) d = 2/5 m
Giải:
a) Bán kính hình tròn là 15 : 2 = 7,5cm
Diện tích hình tròn là 3,14 x 7,5 x 7,5 = 176,625cm2
b) Bán kính hình tròn là 0,2 : 2 = 0,1 m
Diện tích hình tròn là 3,14 x 0,1 x 0,1 = 0,0314 m2
c) Bán kính hình tròn là 2/5 : 2 = 1/5m
Diện tích hình tròn là 3,14 x 1/5 x 1/5 = 0,1256m2
Câu 3: Tính diện tích hình tròn tâm O , đường kính bằng độ dài cạnh hình vuông ABCD;
biết hình vuông có cạnh 5cm.
Giải:
Bán kính hình tròn tâm O là 5 : 2 = 2,5cm
Diện tích hình tròn tâm O là 3,14 x 2,5 x 2,5 = 19,625cm2
Đáp số: 19,625cm2
Câu 4: Tính diện tích hình tròn có chu vi C = 12, 56 cm
Giải
Chu vi là 12,56cm, suy ra: r = C : 2 : 3,14 = 2cm
Diện tích của hình tròn là 2 x 2 x 3,14 = 12,56cm2
Câu 5: Cho hình tròn tâm O, đường kính AB = 8 cm.
a) Tính chu vi hình tròn tâm O đường kính AB, hình tròn tam M, đường kính AO và
hình tròn tâm N, đường kính OB.
b) So sánh tổng chu vi của hình tròn tâm M và hình tròn tâm N với chu vi hình tròn tâm O.
c) Tính diện tích phần đã tô đậm của hình tròn tâm O.
Giải:
Hai hình tròn tâm M và N đểu có đường kính là:
8 : 2 = 4 (cm).
a) Chu vi hình tròn tâm O là :
8 x 3,14 = 25,12 (cm)
Chu vi hình tròn tâm M ( hoạc tâm N ) là:
4 x 3,14 = 12,56 (cm)
b) Tổng chu vi của hình tròn tâm M và hình tròn tâm N là:
12,56 x 2 = 25,12 (cm)
Vậy tổng chu vi của hình tròn tâm M và hình tròn tâm N bằng chu vi hình tròn tâm O.
c) Diện tích phần tô đậm của hình tròn tâm O bằng diện tích hình tròn tâm O trừ đi
tổng diện tích của hình tròn tâm M và hình tròn tâm N.
Diện tích hình tròn tâm O là:
4 x 4 x 3,14 = 50,24 (cm2)
Diện tích hình tròn tâm M (hoạc tâm N ) là:
2 x 2 x 3,14 = 12,56 (cm2)
Diện tích phần đã tô đậm của hình tròn tâm O là:
50,24 - 12,56 x 2 = 25,12 (cm2).
Câu 6: Biểu đồ hình quạt trên cho biết tỉ số phần trăm học sinh tham gia các nhóm sinh hoạt ngoại khóa của lớp 5A. Nhìn vào biểu đồ hãy cho biết:
a) Học sinh lớp 5A đã tham gia vào mấy nhóm sinh hoạt ngoại khóa?
b) bao nhêu phần trăm học sinh lớp 5A tham gia vào nhóm học nhạc?
c) Nhóm nào có số học sinh tham gia nhiều nhất, nhóm nào ít nhất?
Giải:
a) Hs lớp 5A đã tham gia vào 3 nhóm sinh hoạt ngoại khóa là : nhóm học nhạc, học vẽ
và chơi thể thao.
b) 20 %
c) Nhóm chơi thể thao có số HS tham gia nhiều nhất.
Nhóm học Nhạc có số học sinh tham gia ít nhất
https://thuthuat.taimienphi.vn/bai-tap-tinh-dien-tich-hinh-tron-lop-5-58420n.aspx
Đồng thời, tài liệu bài tập tính diện tích hình tròn lớp 5 này cũng rất hữu ích với thầy cô giáo dạy Toán lớp 5, các thầy cô có thể lưu lại và sử dụng để có được kho tài liệu học tập, bài giảng đa dạng.