Viết đoạn văn tả cánh đồng lúa trong đó có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa là một đề bài mà các em học sinh lớp 5 dễ gặp phải. Để có thể viết bài văn hay hơn, đạt điểm cao, các em có thể tham khảo một số mẫu sau đây.
Đề bài: Viết đoạn văn tả cánh đồng lúa trong đó có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa
Viết đoạn văn tả cánh đồng lúa trong đó có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa
Mẹo Cách viết một đoạn văn đạt điểm cao
1. Viết đoạn văn tả cánh đồng lúa trong đó có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa, mẫu số 1:
Buổi sớm bình minh, cánh đồng lúa quê hương em thật đẹp. Bờ cỏ còn ướt đẫm sương đêm, triền đê xanh mang vẻ thanh bình mê hoặc. Những vạt lúa xanh xì xào trong gió nhẹ. Mấy nàng chim rủ nhau hót líu lo chào ngày mới. Đằng đông, ông mặt trời thức giấc dịu dàng, ánh mai hồng vươn mình tỏa nắng. Màu xanh của lúa hoà trong màu vàng của nắng tạo nên một bức tranh đẹp đẽ, yên bình như thiên đường chốn nhân gian. Yêu biết bao cánh đồng lúa quê hương.
>> Những bài văn Tả cánh đồng lúa quê em hay:
Để việc vận dụng kiến thức tiếng Việt vào quá trình viết bài tả cánh đồng lúa chín, bên cạnh việc nắm vững lí thuyết về các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, các em có thể tham khảo thêm những bài văn hay tả cánh đồng lúa: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng,Tả cánh đồng lúa chín, Tả cánh đồng lúa chín quê em vào một buổi sáng đẹp trời, Tả cảnh buổi chiều trên cánh đồng để làm cho nội dung bài viết của mình thêm hấp dẫn.
2. Viết đoạn văn tả cánh đồng lúa trong đó có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa, mẫu số 2:
Những khi chiều về, em thích ngắm cảnh cánh đồng lúa quê hương. Mới ngày nào đó còn là những hàng mạ xanh tươi mà này đã vào độ thu hoạch. Lúc này đây cả cánh đồng mang màu vàng như một tấm lụa khổng lồ. Thân lúa nghiêng mình trĩu hạt. Những hạt lúa đã vào độ chín, hạt vàng, chắc nịch, to và căng tròn như những hạt chanh non. Ánh hoàng hôn dần buông, trời đã về chiều, trên triền đê, mấy chú bò cũng dắt dìu nhau ra về. Tiếng sáo trong veo của những bạn nhỏ mục đồng cất lên nghe thanh bình đến lạ. Xa xa là tiếng nói tiếng cười của các bác nông dân ra thăm ruộng phấn khởi vì một vụ mùa thắng lợi. Cuối cùng thì bao giọt mồ hôi, bao vất vả cũng được đáp xứng đáng. Yêu biết mấy cánh đồng quê hương, thương biết mấy những người nông dân hiền lành, một nắng hai sương bên nương lúa, bờ mương.
3. Viết đoạn văn tả cánh đồng lúa trong đó có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa, mẫu số 3:
Em về quê nội vào một ngày tháng năm êm ả, được ngắm nhìn cánh đồng lúa bình yên và xinh đẹp. Cả cánh đồng mang một màu xanh trù phú, tốt tươi. Những nàng lúa e ấp trong nắng mai như những cô gái tuổi đôi mươi duyên dáng, thẹn thùng. Hương lúa tinh khôi, nhè nhẹ, thoảng đưa dịu dàng trong gió. Những chị bò, anh bê con say sưa thưởng thức bãi cỏ xanh non trên bờ đê. Xa xa, mấy bạn nhỏ cắt cỏ, hái rau, một vài bác nông cần mẫn nhổ những bụi cỏ dại cho lúa dễ dàng phát triển. Trên bầu trời xanh trong, đôi cánh diều bay cao, vài chú chim non theo mẹ đi kiếm mồi. Thanh bình quá, cánh đồng quê hương tôi!
-Hết-
https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-ta-canh-dong-lua-trong-do-co-su-dung-bien-phap-so-sanh-va-nhan-hoa-58315n.aspx
Trên đây chúng tôi đã gợi ý cho các em về cách viết đoạn văn tả cánh đồng lúa có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa. Để luyện tập thêm các em có thể tham khảo: đoạn văn tả cơn mưa, Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ, Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng phép nhân hóa, Viết đoạn văn trình bày hướng hành động của em sau khi học bài Đức tính giản dị của Bác Hồ.