Thuyết minh về một tác giả văn học

Những bài văn Thuyết minh về một tác giả văn học dưới đây không chỉ giúp các em có thêm những gợi ý hay về nội dung cho đề 1, bài tập làm văn số 6 lớp 9 mà qua đó còn giúp các em nắm vững được phương pháp viết văn thuyết minh về một tác giả văn học.

Đề bài: Thuyết minh về một tác giả văn học (Đề 1, Bài tập làm văn số 6, lớp 10)

Mục lục bài viết:
1. Dàn ý
2. Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du
3. Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi
4. Thuyết minh về tác giả Chính Hữu
5. Thuyết minh về tác giả Tô Hoài
6. Thuyết minh về tác giả Ai-ma-tốp

thuyet minh ve mot tac gia van hoc

Thuyết minh về một tác giả văn học


I. Dàn ý Thuyết minh về một tác giả văn học (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về đối tượng thuyết minh (Ví dụ: Tác giả Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Chính Hữu,...)

2. Thân bài

* Sơ lược vài nét về cuộc đời:
- Tên tuổi, năm sinh (năm mất)
- Quê quán
- Tên hiệu (Nếu có)
- Giới thiệu về những sự kiện lớn trong cuộc đời của tác giả ấy (Chú ý: Cần nêu được những sự kiện có ý nghĩa với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả ấy)

* Sự nghiệp sáng tác thơ văn:
- Bắt đầu sáng tác từ khi nào?
- Phong cách sáng tác
- Những tác phẩm tiêu biểu (Kể ra một vài tác phẩm tiêu biểu và khái quát ngắn gọn nội dung của tác phẩm ấy)

* Vai trò, vị trí của tác giả trong nền văn học:
- Đóng góp quan trọng vào sự nghiệp thơ văn của nước nhà
- Những tác phẩm có giá trị cao về nội dung, nghệ thuật, thẩm mĩ,...

3. Kết bài

Đánh giá chung về tác giả văn học


II. Bài văn mẫu Thuyết minh về một tác giả văn học


1. Thuyết minh về một tác giả văn học Nguyễn Du 

"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau."

Đọc hai câu thơ trên chắc hẳn người đọc sẽ nhận ta ngay đó là "Truyện Kiều"- một kiệt tác của đại thi hào dân tộc, Nguyễn Du. Ông là một nhà thơ nhân đạo, lỗi lạc đã dùng tài năng văn chương của mình để viết lên những bài học nhân đạo để cho đời.

Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Ông sinh năm 1765 mất năm 1820. Quê cha của ông ở tỉnh Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bắc Ninh nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long. Nhờ đó, ông có trong mình một nền văn hóa sâu rộng về các vùng. Có thể nói, quê hương của ông là một vùng đất linh kiệt, hiếu học, trọng tài, thêm vào đó, gia đình ông có truyền thống học vấn uyên bác vì thế quê hương và gia đình chính là gốc rễ để nuôi dưỡng nên một nhà thơ uyên bác, đại thi hào dân tộc - Nguyễn Du.

Từ đời ông cha đã làm quan to trong triều đình, nên khi còn nhỏ, Nguyễn Du đã được sống trong nhung lụa. Tuy nhiên, khi ông lên mười tuổi, thì ông mồ côi cả cha lẫn mẹ, và từ đó cuộc sống của ông trở nên gập ghềnh, chính ông đã trải qua một thời kì lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến. Vì vậy các tác phẩm của ông đều chứa đựng một chiều sâu về xã hội con người bấy giờ...(Còn tiếp)

>> Xem bài văn mẫu đầy đủ Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du tại đây.


2. Thuyết minh về một tác giả văn học Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi trong văn học Việt Nam thường được biết đến với vai trò là một tác gia nổi tiếng với nhiều tác phẩm thuộc các lĩnh vực khác nhau, mà ở bất cứ lĩnh vực nào ông cũng để lại những dấu ấn riêng biệt với nhiều tác phẩm xuất sắc. Đồng thời trong lịch sử Việt Nam Nguyễn Trãi còn là một nhà chính trị quân sự lỗi lạc và tài ba, với học vấn uyên thâm, tầm nhìn xa trông rộng, lòng yêu nước sâu sắc, Nguyễn Trãi đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi, trở thành bậc khai quốc công thần đời đầu của triều Hậu Lê. Tuy nhiên bản thân Nguyễn Trãi dù đã lập nhiều công lao, đóng góp xây dựng đất nước nhiều năm thế nhưng lại phải chịu một kết cục thê thảm, liên lụy tam tộc, mà cho đến ngày nay các sử gia vẫn nhiều lần tranh cãi về sự kiện mang tên án oan Lệ Chi viên còn nhiều bí ẩn này.

Nguyễn Trãi (1380-1442), tên hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay là huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau đó gia đình ông dời đến ở Định Khê, Thường Tín, Hà Nội. Ông vốn xuất thân trong một gia đình danh giá, cả hai bên họ nội ngoại đều có truyền thống khoa cử, văn học, truyền thống yêu nước và có chức tước nhiều đời, chính vì thế ngay từ thuở nhỏ Nguyễn Trãi đã được hưởng một nền giáo dục tốt đẹp, trở thành căn cơ cho sự nghiệp của ông sau này...(Còn tiếp)

>> Xem bài văn mẫu đầy đủ Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi tại đây.


3. Thuyết minh về một tác giả văn học Chính Hữu

Đã có không ít những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam sinh ra, lớn lên và trưởng thành từ trong cách mạng, các cuộc cách mạng đã trở thành cái nôi của nhà văn Việt Nam. Trong số những nhà văn đó không thể không nhắc đến Chính Hữu, nhà văn đã sáng tác những vần thơ đầu tiên trong khi đang tham gia Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông. Lần đầu tiên trong thơ ca cách mạng chúng ta được biết đến cái tên gọi "Đồng chí", cách gọi gợi lên bao sự thân thương và gắn bó keo sơn, ca ngợi tình cảm đồng đội giữa những người lính bộ đội cụ Hồ.

Chính Hữu (1926 - 2007) tên thật là Trần Đình Đắc, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Can Lộc - Hà Tĩnh, năm 20 tuổi ông đã gia nhập Trung đoàn Thủ đô, tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sống giữa chiến tranh, giữa những người lính xa nhà, Chính Hữu đã bắt đầu sáng tác thơ, nguyên liệu làm nên thơ của ông cũng chính từ chiến tranh, ông viết nhiều về người lính, chiến tranh. Thơ của Chính Hữu rất mộc mạc, gần gũi, giản dị và giàu chất hiện thực, ông có ít sáng tác nhưng lại là những bài thơ đặc sắc, một số bài tiêu biểu như tập thơ "Đầu súng trăng treo" và "Đồng chí"...(Còn tiếp)

>> Xem bài văn mẫu Thuyết minh về tác giả Chính Hữu tại đây.
 

4. Thuyết minh về một tác giả văn học Tô Hoài

Năm nay, nhà văn Tô Hoài đã bước vào tuổi 90, vượt xa cái ngưỡng nhân sinh thất thập cổ lai hi và sự nghiệp văn chương của ông cũng đã kéo dài suốt bảy mươi năm. Quả là một hiện tượng hiếm có không chỉ ở nước ta mà cả trên thế giới. Bút danh Tô Hoài trở nên quá thân quen đối với nhiều thế hệ bạn đọc, trong đó có tôi.

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 17 - 9 - 1920 ở quê ngoại, tức làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ ; nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Còn quê nội của ông ở làng Cát Động, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (cũ). Có thể gọi Tô Hoài là nhà văn của Hà Nội, vì ông sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt cuộc đời mình với đất Thủ đô ngàn năm văn vật. Hình ảnh quê ngoại đã in sâu trong tâm khảm nhà văn, cung cấp tư liệu cho ông viết nên rất nhiều tác phẩm nổi tiếng.

Vốn có năng khiếu văn chương từ nhỏ nên Tô Hoài sáng tác từ khi mới hết tuổi thiếu niên. Nhà nghèo, không được học hành đến nơi đến chốn, Tô Hoài tự bù lại bằng cách lăn lộn học ở trường đời. Ông làm nhiều việc để kiếm sống như thợ thủ công dệt lụa, dạy học tư, kế toán tiệm buôn...(Còn tiếp)

>> Xem bài văn mẫu đầy đủ Thuyết minh về tác giả Tô Hoài tại đây.
 

4. Thuyết minh về một tác giả văn học Ai-ma-tốp

Ai-ma-tốp là nhà văn nước Cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư-xtan. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát- xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp (1959), Ai-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ-gư-xtan. Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963). Các tác phẩm chủ yếu tiếp theo là: Cánh đồng mẹ (1963), Vĩnh biệt Gun-xa-rư (1967), Con tàu trắng (1970),... Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.

Nhiều tác phẩm của ông từ lâu đã rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng,...Phần trích Hai cây phong trong sách giáo khoa do người biên soạn đặt. Bối cảnh của truyện là một vùng quê hẻo lánh thuộc Cư-rơ-gư-xtan giữa những năm 20 của thế kỉ XX khi nơi đây tư tưởng phong kiến và gia trưởng, còn nặng nề, do đó phụ nữ và trẻ mồ côi bị coi thường và rẻ rúng.,,(Còn tiếp)

>> Xem bài văn mẫu đầy đủ Thuyết minh về tác giả Ai-ma-tốp tại đây.

-----------------HẾT------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-mot-tac-gia-van-hoc-69037n.aspx
Hi vọng rằng với dàn ý và những bài văn mẫu trên đây đã mang đến cho các em nhiều thông tin thú vị về những tác giả văn học nổi tiếng của Việt Nam. Bên cạnh đó, để làm tốt các dạng đề bài của văn thuyết minh, các em không nên bỏ qua: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương, Thuyết minh về một lễ hội truyền thống dân tộc, Thuyết minh về một một thể loại văn học, Thuyết minh về một giống vật nuôi.

Tác giả: Trần Khởi My     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Thuyết minh về thể loại văn học Phú
Soạn bài Viết bài làm văn số 6 - Thuyết minh văn học, Ngữ văn lớp 10
Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô đại cáo
Thuyết minh về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
Dàn ý Thuyết minh về một món ăn
Từ khoá liên quan:

thuyet minh ve mot tac gia van hoc ma em yeu thich

, dan y thuyet minh ve mot tac gia van hoc nguyen du, thuyet minh ve mot tac gia van hoc nguyen du de 1 bai tap lam van so 6 lop 9,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới