Thông qua tác phẩm Cố hương hãy nêu ý kiến của em về câu nói của Lỗ Tấn

Nhà văn Lỗ Tấn trong bài 'Vì sao tôi viết tiểu thuyết đã từng nói: Mỗi khi tôi chọn đề tài, tôi đều chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật với mục đích lôi hết bệnh tật của họ ra, làm cho mọi người chú ý và tìm cách chạy chữa. Qua việc phân tích truyện ngắn Cố hương và Thông qua tác phẩm Cố hương hãy nêu ý kiến của em về câu nói của Lỗ Tấn.

Đề bài: Thông qua tác phẩm Cố hương hãy nêu ý kiến của em về câu nói của Lỗ Tấn: "Mỗi khi tôi chọn đề tài, tôi đều chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật với mục đích lôi hết bệnh tật của họ ra, làm cho mọi người chú ý và tìm cách chạy chữa"

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

thong qua tac pham co huong hay neu y kien cua em ve cau noi cua lo tan

Thông qua tác phẩm Cố hương hãy nêu ý kiến của em về câu nói của Lỗ Tấn


Bài văn mẫu Thông qua tác phẩm Cố hương hãy nêu ý kiến của em về câu nói của Lỗ Tấn

Lỗ Tấn - một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc, có tư tưởng tiến bộ và muốn thay đổi bộ mặt xã hội Trung Quốc. Truyện ngắn "Cố hương" in trong tập "Gào thét" tường thuật lại chuyến về thăm quê lần cuối của ông với những rung cảm trước cảnh quê và con người quê. Ẩn trong bức tranh quê hương ấy là thực trạng xã hội phong kiến Trung Quốc đương thời với những bế tắc, lầm than, suy đồi và xuống cấp, cần phải thay đổi. Lỗ Tấn đã hiểu bản chất của xã hội, ông đặt ra vấn đề cần tìm con đường mới cho người nông dân nói riêng và toàn xã hội nói chung bởi: "Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi".

Câu nói của Lỗ Tấn "Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi" ngoài mang ý nghĩa thực ám chỉ một con đường để đi lại, thực ra nó mang đậm ý nghĩa biểu tượng, "con đường" ở đây là hướng đi của suy nghĩ, tư tưởng và lối sống mới. Lỗ Tấn không nói về những con đường vốn đã sẵn có, bởi kỳ thực chẳng có con đường nào vốn có, chỉ có tự mình tìm ra con đường mới mà đi thì đó chính là con đường của khai hóa văn minh, mở mang văn hóa. Đối với hoàn cảnh cuộc sống của con người nơi quê hương Lỗ Tấn, rất cần có con đường mới khai sáng cho họ, dẫn dắt họ ra khỏi những u mê, ấu trĩ và sai lệch, đó là một con đường tư tưởng mới.

Khi nghĩ về số phận và tương lai của những đứa trẻ như Thủy Sinh, chúng còn quá ngây thơ, Lỗ Tấn khao khát có một con đường mở ra tương lai tươi sáng hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn cho chúng, là cách thức để giải quyết những vấn đề trong đời sống xã hội, con đường của văn minh và với Lỗ Tấn đó chính là con đường cách mạng. Nếu không có cách mạng sẽ không có cách nào có thể thay đổi nếp suy nghĩ cổ hủ, thói quen lạc hậu của lễ giáo phong kiến, không thay đổi được tư duy của Nhuận Thổ và thím Hai Dương thì đến đời Thủy Sinh vẫn chìm đắm trong u mê. Con đường đó không thể trông cậy vào ai khác ngoài chính những con người nơi đây, chính họ là người hắt hủi chiến sĩ cách mạng, coi thường họ, coi họ là giặc, là thằng khốn thì chính họ phải thay đổi suy nghĩ đó. Họ phải tự xây dựng tư duy cho mình tạo thành lối suy nghĩ mới, rồi dần dần để suy nghĩ đó ăn sâu, bám rễ vào trong tâm thức, giống như việc lối đi mòn nhiều rồi cũng thành con đường. Cứ "đi mãi thì thành đường thôi", không có lối đi nào chỉ một lần đã thành đường, muốn có đường phải có ý chí quyết tâm, kiên trì và nhất quán sẽ thành công. Khi đã có đường, con đường đó sẽ phục vụ cho chính người dân nơi đây, sẽ dẫn dắt họ đi tới hạnh phúc, ấm no, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Tác giả tin rằng, chỉ cần người dân quê hương ông nói riêng và người dân Trung Hoa nói chung muốn thay đổi thì sẽ làm được, bởi vốn chẳng có gì là bất biến nhưng tư tưởng và suy nghĩ lại là thứ có thể thay đổi, chỉ cần họ tin vào sự đổi mới của con đường cách mạng tư tưởng, văn hóa, tri thức. Chỉ có thoát ra khỏi được những lối mòn suy nghĩ u mê kia, thoát khỏi lạc hậu mới xóa sổ được những hình ảnh nàng "Tây Thi đậu phụ" hay Nhuận Thổ.

Câu nói của Lỗ Tấn không chỉ thể hiện cái nhìn thương đời thương người của ông, ông lo cho sự nghiệp ấm no hạnh phúc của nhân dân, lo cho bộ mặt xã hội và mong muốn được thay đổi xã hội Trung Hoa tốt đẹp hơn. Hình ảnh con đường trong câu nói của Lỗ Tấn không chỉ khai thông tư tưởng của ông, giúp ông tìm ra được hướng đi của mình mà hơn thế ông còn cho người dân Trung Hoa biết cách tạo ra con đường cách mạng tư tưởng đúng đắn, đưa họ tới một kỉ nguyên mới thoát khỏi lễ giáo phong kiến suy đồi, lạc hậu.

-----------------HẾT----------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/thong-qua-tac-pham-co-huong-hay-neu-y-kien-cua-em-ve-cau-noi-cua-lo-tan-41783n.aspx
Cố hương là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Lỗ Tấn viết về quê hương. Tìm hiểu những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này, các em có thể tìm đọc thêm: Phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong Cố hương của Lỗ Tấn, Tình huống truyện Cố hương, Cảm nhận của em về hình ảnh con đường mòn trong truyện ngắn Cố hương, Cảm nhận về hình bóng quê nhà và con người nơi quê cha đất tổ trong Cố hương.

Tác giả: Phí Quỳnh Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong Cố hương của Lỗ Tấn
Cảm nhận của em về hình bóng quê nhà và con người trong Cố hương
Tóm tắt truyện ngắn Cố Hương của Lỗ Tấn
Soạn bài Thuốc của Lỗ Tấn
Sơ đồ tư duy Cố hương
Từ khoá liên quan:

thong qua tac pham co huong hay neu y kien cua em ve cau noi cua lo tan

, phan tich tac pham co huong,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới