Thảo luận nhóm về vấn đề: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?

Tham khảo bài Thảo luận nhóm về vấn đề: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học? của Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo, học kì I do Taimienphi.vn biên soạn để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài thuyết trình của mình, em nhé!

Bài viết liên quan

Thảo luận nhóm về vấn đề: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?

thao luan nhom ve van de giao vien co nen thuong xuyen cho hoc sinh thuyet trinh ve bai hoc

Soạn bài thảo luận nhóm về vấn đề: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học ngắn gọn
 

I. Bài thảo luận: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học? - mẫu số 1

1. Dàn ý

a. Mở đầu: giới thiệu vấn đề mà nhóm thảo luận: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?

b. Nội dung chính: trình bày những ý kiến của nhóm:
- Ý kiến: Giáo viên nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học.
- Lí do: Thuyết trình giúp:
+ Học sinh chủ động tìm hiểu bài, rèn luyện tinh thần tự học, tự nghiên cứu
+ Trong quá trình tự tìm hiểu, học sinh sẽ nắm chắc bản chất vấn đề, từ đó hiểu sâu, nhớ lâu các kiến thức.
+ Rèn luyện kĩ năng nói nghe tương tác của học sinh.

c. Kết thúc: khẳng định lại vấn đề cần thảo luận.

2. Bài nói: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học - mẫu số 1:

Xin chào cô và các bạn. Em xin tự giới thiệu, em là Tuấn Kiên. Hôm nay, em sẽ đại diện cho nhóm 5 để trình bày ý kiến, quan điểm về vấn đề: "Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?".

Trong các tiết học hiện nay, thuyết trình cá nhân hay theo nhóm đã trở nên rất phổ biến và hữu ích. Là một người học sinh được trải nghiệm nhiều phương pháp, kĩ thuật học khác nhau, các bạn có suy nghĩ như thế nào trước việc "Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?". Sau đây, Kiên sẽ trình bày những suy ngẫm của nhóm 5 về vấn đề này.

Đầu tiên, khi giáo viên yêu cầu thuyết trình, học sinh sẽ chủ động tìm hiểu kiến thức của bài. Dần dần, các bạn rèn luyện được tinh thần tự học, tự nghiên cứu. Đối mặt với tri thức mới, mọi người không còn bỡ ngỡ mà trở nên nhạy bén, dễ dàng vận dụng vào thực hành, luyện tập.

Tiếp theo, trong quá trình tự tìm hiểu bài, học sinh phải "cày sâu bừa kĩ" các kiến thức mới lạ, khó hiểu. Từ đó, chúng ta dễ dàng nắm chắc bản chất vấn đề. Không còn tình trạng học trước quên sau, mọi người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu những tri thức mà bản thân đã khám phá và tích lũy.

Cuối cùng, việc thuyết trình thường xuyên còn giúp rèn luyện kĩ năng nghe nói tương tác. Muốn nắm bắt chính xác thông tin mà người nói đề cập, mỗi người phải tập trung lắng nghe và biết cách tóm tắt ngắn gọn các nội dung. Ngoài ra, thuyết trình cũng là cách để chúng ta trở nên tự tin khi đứng trước đám đông.

Trên đây là những ý kiến của nhóm em về vấn đề "Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?". Rất mong nhận được ý kiến, nhận xét của cô và các nhóm. Em xin cảm ơn.

 

II. Bài thảo luận: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học? - mẫu số 2

1. Dàn ý

a. Mở đầu: giới thiệu vấn đề mà nhóm thảo luận: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?

b. Nội dung chính: trình bày những ý kiến của nhóm:
- Ý kiến: Không đồng tình.
- Lí do: Việc giáo viên cho học sinh thuyết trình về bài học sẽ:
+ Học sinh dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho bài thuyết trình nên thiếu tập trung với các môn học khác.
+ Học sinh dễ bị nhàm chán khi phải thường xuyên thuyết trình mà không có sự thay đổi về phương pháp học.
+ Với những tiết học bị hạn chế thời gian, giáo viên không thể tổng kết và chốt được toàn bộ kiến thức.

c. Kết thúc: khẳng định lại vấn đề cần thảo luận.

trong dieu kien phai hoc truc tuyen theo em nha truong can phai lam gi de em hoc hieu qua hon

Soạn bài thảo luận nhóm về vấn đề: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học ngắn gọn

2. Bài nói: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học - mẫu số 2:

Chào cô và các bạn lớp 7B. Em là Ngọc Linh, nhóm trưởng nhóm 3. Hôm nay, thay mặt cho sáu thành viên trong nhóm, em xin trình bày suy nghĩ về vấn đề: "Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?". Mời cô cùng cả lớp theo dõi, lắng nghe.

Như mọi người đã biết, thuyết trình là một phương pháp học tập quen thuộc và thường được sử dụng trong các tiết học. Có ai cảm thấy nhàm chán với phương pháp này hay không? Và các bạn có suy nghĩ gì về việc "Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?".

Trước tiên, nhóm mình thấy rằng việc thường xuyên thuyết trình sẽ làm học sinh mất cân đối trong quá trình học tập. Để có thể chuẩn bị đầy đủ và chi tiết cho bài thuyết trình, một cá nhân hoặc nhóm phải dành ra rất nhiều thời gian đọc, tìm hiểu và nghiên cứu kiến thức mới. Nếu không biết phân bổ thời giờ hợp lý, học sinh sẽ thiếu tập trung với các môn học khác.

Tiếp đó, tiết học nào cũng áp dụng thuyết trình còn gây cảm giác nhàm chán "một màu". Thời gian đầu, học sinh cảm thấy hào hứng, vui vẻ với hình thức này nhưng tần suất quá nhiều, quá dày khiến mọi người nản chí và không còn say mê học tập.

Thông thường, một tiết học thường diễn ra trong vòng 45 phút. Qũy thời gian này là quá ít để tất cả học sinh có thể thuyết trình sản phẩm của mình. Điều này đã vô tình cản trở việc giáo viên tổng kết lại toàn bộ kiến thức. Với những tiết học bị hạn chế thời gian, một số nhóm nêu sai tri thức nhưng không điều chỉnh kịp thời, dẫn đến tình trạng các bạn tiếp nhận chưa đúng. Bên cạnh đó, khi nhóm khác thuyết trình trên bảng thì phía dưới có nhiều học sinh lại làm việc riêng và không chú ý vào bài. Như vậy, kiến thức được truyền tải nhưng chẳng có ai lắng nghe và thu nhận.

Chúng ta không thể phủ nhận thuyết trình là một phương pháp học hiệu quả, kích thích tinh thần tự học của người học. Để giờ học thuyết trình trở nên hấp dẫn, mọi người cần có sự tương tác, trao đổi với nhau nhiều hơn.

Bài thuyết trình của nhóm em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.
 

III. Bài thảo luận: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học? - mẫu số 3

1. Dàn ý

a. Mở đầu: giới thiệu vấn đề mà nhóm thảo luận: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?

b. Nội dung chính: trình bày những ý kiến của nhóm:
- Việc giáo viên cho học sinh thuyết trình về bài học giúp:
+ Phát triển năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề.
+ Học sinh được rèn luyện kỹ năng thuyết trình.
- Các ý kiến khác:
+ Tiết học nào cũng thuyết trình sẽ gây cảm giác nhàm chán cho học sinh -> cân bằng giữa học và thuyết trình.
+ Khi thuyết trình, cần có sự tương tác, trao đổi giữa các học sinh.

c. Kết thúc: khẳng định lại vấn đề cần thảo luận.

2. Bài nói: Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học - mẫu số 3:

Em chào cô và các bạn. Em tên là Tuấn Anh, nhóm trưởng nhóm 2. Trong buổi học ngày hôm nay, em sẽ đại diện cho nhóm mình để trình bày suy nghĩ về vấn đề: "Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?".

Ngày nay, chúng ta được tiếp cận với nhiều hình thức học tập khác nhau. Điển hình trong số đó là phương pháp thuyết trình, lấy học sinh làm trung tập. Vậy, các bạn có bao giờ suy nghĩ tới việc "Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?" Theo ý kiến của toàn bộ thành viên, nhóm mình hoàn toàn đồng tình với vấn đề này. Sau đây, mình xin được làm rõ những quan điểm, suy ngẫm ấy.

Thứ nhất, thường xuyên thuyết trình đồng nghĩa với việc chủ động tìm tòi tri thức bài học. Muốn chuẩn bị thật tốt cho sản phẩm của mình, các bạn học sinh phải dành thời gian nghiền ngẫm, khám phá kiến thức mới lạ. Từ đây, chúng ta rèn luyện và bồi dưỡng được năng lực tự học, tự giải quyết.

Tiếp đến, khi giáo viên đưa ra yêu cầu thuyết trình, mỗi cá nhân cần phải nỗ lực và tự giác nhiều hơn. Trong quá trình tự nghiên cứu ấy, người học cần liên tục trau dồi và mở mang tri thức. Điều này giúp người học hiểu sâu, nhớ lâu, dễ dàng nắm chắc các vấn đề đã được tích lũy, vun đắp.

Cuối cùng, phương pháp này còn giúp rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở học sinh. Những bạn thuyết trình tốt sẽ luôn tự tin bày tỏ quan điểm trước đám đông. Ngoài ra, để nắm bắt các thông tin được đề cập trong bài nói của người khác, mỗi người phải biết tập trung lắng nghe, ghi chép tóm tắt ý chính, từ khóa.

Tuy nhiên, có đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy nhàm chán khi phải thuyết trình quá thường xuyên. Chúng ta không còn hăng hái, say mê tìm hiểu các tri thức mới. Chính bởi vậy, các tiết học nên có sự cân bằng giữa việc giảng dạy và thuyết trình. Bên cạnh đó, để giờ thuyết trình không bị tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn, mọi người nên tương tác, trao đổi với bạn bè phía dưới nhiều hơn.

Trên đây là những ý kiến của nhóm em. Em rất mong sẽ nhận được những lời đóng góp, nhận xét của cô và các nhóm còn lại. Em xin cảm ơn.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/thao-luan-nhom-ve-van-de-giao-vien-co-nen-thuong-xuyen-cho-hoc-sinh-thuyet-trinh-ve-bai-hoc-71846n.aspx
Khi thảo luận nhóm, em hãy tự tin bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân. Em nên sử dụng kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ các vấn đề. Taimienphi.vn còn có rất nhiều nội dung văn mẫu lớp 7 như:
- Thảo luận nhóm về vấn đề: Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp tương lai của con cái?
- Thảo luận nhóm về vấn đề: Con cái có nên tham gia thảo luận, quyết định các vấn đề chung của gia đình?

Tác giả: Lê Thị Thuỷ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

giao vien co nen thuong xuyen cho hoc sinh thuyet trinh ve bai hoc

, giao vien co nen thuong xuyen cho hoc sinh thuyet trinh ve bai hoc khong, co nen thuong xuyen cho hoc sinh thuyet trinh ve bai hoc,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Chân trời sáng tạo

    File sách mềm Chân trời sáng tạo cho học sinh

    Bộ Sách Chân trời sáng tạo là một trong những bộ sách giáo khoa mới được phát triển theo chương trình mới do Nhà xuất bản Giáo dục đưa ra. Tương tự như các bộ sách khác, bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo này cũng được ...

Tin Mới