Suy nghĩ về lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ

Cha mẹ là người đã có công sinh thành, dưỡng dục chúng ta, bởi vậy, công lao của bậc phụ mẫu là không gì sánh được, bổn phận của đạo làm con là phải luôn yêu kính, hiếu thuận và biết ơn cha mẹ, vậy em suy nghĩ về lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ như thế nào? Cùng viết bài văn ngắn chia sẻ những cảm nhận của mình về điều này.

Đề bài: Suy nghĩ về lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

suy nghi ve long biet on cua con cai doi voi cha me

Suy nghĩ về lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ

 

I. Dàn ý suy nghĩ về lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ


1. Mở bài

Tác phẩm "Chiếc lược ngà" là một truyện ngắn tiêu biểu góp phần xây dựng nên tên tuổi của Nguyễn Quang Sáng và được xem là một bản tình ca ngọt ngào về tình phụ tử thiêng liêng

2. Thân bài

*Tình cha
+Ông Sáu xa vợ con gia đình vào chiến khu kháng chiến khi con gái vừa lên một
+ Nỗi nhớ con da diết, ngắm nhìn con qua bức ảnh cũ
+ Ngày nghỉ phép háo hức được gặp con->con không nhận->nỗi buồn khôn tả
+ Dành cho con sự yêu thương, cử chỉ ân cần trong những ngày ở nhà
+ Khi lỡ đánh con, ân hận vô cùng...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Suy nghĩ về lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ tại đây

 

II. Bài văn mẫu Suy nghĩ về lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ

Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn sinh ra tại làng quê nghèo ở tỉnh An Giang thuộc vùng đất Nam Bộ. Ông là một chiến sĩ cách mạng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, giữa chiến trường oanh liệt ông hiểu thấu được những mất mát mà các chiến sĩ phải gánh chịu, bởi vậy mà những tác phẩm của ông đều là tiếng lòng của bao con người đất Việt, đặc biệt là những người dân Nam Bộ thân thương. Tác phẩm "Chiếc lược ngà" là một truyện ngắn tiêu biểu góp phần xây dựng nên tên tuổi của Nguyễn Quang Sáng và được xem là một bản tình ca ngọt ngào về tình phụ tử thiêng liêng.

Đó là tình cảm cha con thắm thiết vẹn trọn của ông Sáu và bé Thu, hai nhân vật chính của truyện. Ông Sáu xa vợ con gia đình vào chiến khu kháng chiến, ngày rời đi ông chào tạm biệt đứa con gái vừa tròn một tuổi. Những lần được vợ lên thăm, ông luôn mong vợ cho bé đi cùng, nỗi nhớ con da diết nhưng không thể nào làm gì được nơi chiến trường xa xôi. Ông đành của đi nỗi nhớ bằng cách ngắm nhìn con quá tấm hình cũ kĩ, ông trân trọng và xem nó như báu vật của mình vậy, bé Thu chính là cả một bầu trời yêu thương mà ông có được, là món quà tuyệt diệu minh chứng cho tình yêu đẹp của vợ chồng ông. Và có lẽ bé Thu một đứa trẻ thơ từ nhỏ đã xa cha, chắc hẳn cũng khao khát thật nhiều ngày thấy bóng hình cha, khao khát lắm vòng tay yêu thương, sự chở che, cái ôm áp của ba mình, nhưng hoàn cảnh chiến tranh ác liệt khiến cho em cơ hội gặp bà cũng không có, em chỉ hình dung được ba mình qua tấm ảnh xưa kia. Khoảng cách đã khiến nỗi nhớ thêm sâu, thêm da diết, nếu ông Sáu mong chờ ngày trở về thăm con bao nhiêu thì bé Thú cũng ao ước được gặp ba bấy nhiêu.

Sau tám năm ròng xa cách, có dịp được đơn vui tạo điều kiện về thăm nhà để gặp lại gia đình, gặp lại đứa con yêu. Những tưởng rồi hạnh phúc sẽ vỡ oà, bé Thu sẽ háo hức và vui mừng biết bao khi cha con bao lâu mới hội ngộ. Những trớ trêu thay, vết sẹo dài trên má của ông Sáu do tội ác của chiến tranh để lại đã khiến bé không nhận ra ba mình.

Nỗi nôn nao chờ đợi được gặp con, ông Sáu đã không kìm nổi lòng mình bước vội vàng, nhảy lên bờ để ôm lấy đứa con thơ. Nhưng hành động của bé Thu khiến anh sững sờ, bao nỗi hạnh phúc tan biến , lòng nghẹn đắng xót xa. Rồi trong những ngày ông Sáu ở nhà, bé Thu vẫn không chấp nhận ông là ba, tiếng gọi ba thân thương mà ông muốn nghe từ em cũng không có, bởi trong tâm hồn ngây thơ, trong sáng của cô bé lên tám ấy, ba em không có vết thẹo dài như thế. Em càng yêu ba của mình càng không thể chấp nhận ai khác ngoài ba trong bức hình cả. Với bé, ba mãi là điều tuyệt vời nhất, trong lòng em mãi chỉ có hình ảnh ba mình trong bức hình mẹ đưa.

Khi được bà giải thích vẻ chiếc thẹo dài trên má ông Sáu, bé Thu mới nghẹn ngào hiểu ra mọi chuyện. Nghĩ về ba, cô bé càng yêu bà nhiều hơn, thương bà nhiều hơn và hối hận khôn cùng. Ngày chia tay ba đi chiến trường, tình thương mãnh liệt ấy bùng cháy trong em, bé cất tiếng "Ba..a..a" đầy yêu thương mà nó dồn nén bấy lâu. Tiếng ba nấc nghẹn ấy chứa đựng cả niềm vui, nỗi xót xa đựng cả niềm thương cảm. Tình thân nó là thứ thật thiêng liêng quý già, chẳng gì có thể thay đổi được, đó là nguồn sống kết nối yêu thương xua tan đi những tội ác tầm thường, ích kỷ. Cô bé chạy đến ôm chặt bà không rồi, hôn lên tóc bà, hôn lên trán, lên cổ ba và hôn lên cả vết thẹo dài trên má. Với em những nụ hôn ấy là cả một nỗi nhớ mong, một niềm thương lớn lao dành cho ba cất dấu bấy lâu trong lòng. Giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc vô bờ của ông Sáu khiến người đọc như nghẹn lại, tình phụ tử sao thiết tha đến vậy, phút chia tay như phút hội ngộ thật đáng trân trọng. Bao hờn dỗi bấy lâu trong lòng bé đều hoá thương yêu. Phút cuối cùng hai người nhìn thấy nhau ấy là phút chia tay không ngày gặp lại, cái ôm thật chặt cùng lời dặn:" ba về ba mua cho con cây lược nghe" chứa chan cả một sự chờ đợi của em mong ngóng ngày ba trở về.

Tình cha ấm áp mà anh Sáu dành cho bé Thu lại càng quý giá và mãnh liệt biết bao trong những ngày ông trở lại chiến trường. Đó là hình ảnh một ông Sáu vui như đứa trẻ khi nhặt được chiếc lược ngà rồi ngồi tỉ mẩn, cẩn thận làm từng chiếc răng, khắc dòng chữ thật đẹp : "Tặng Thu con của ba". Chiếc lược ấy thật ý nghĩa là tự tay ba yêu dấu làm cho Thu, bao tâm trí, tình thương yêu của mình ông Sáu đều dành cho chiếc lược ấy. Những lúc rảnh, ông ngồi ngắm nghĩa chiếc lược của đi những rối rắm trong tâm hồn, nghĩ về con ông thấy lòng mình thảnh thơi hẳn. Chiếc lược bình dị thân thương mà sao đáng trân quý đến thế, phải chăng đó là kỷ vật thiêng liêng sâu đậm của tình cha bất tử, lớn lao vô bờ.

Ngày ông Sáu hi sinh, không có cơ hội gặp lại Thu để tận tay trao cho con món quà. Giây phút cuối đời ông nhắn nhủ người bạn trao chiếc lược ấy cho bé Thu. Chiếc lược ngà làm từ bàn tay cha đã theo suốt bé Thu từ lúc ấy cho đến khi em trưởng thành, bước vào kháng chiến. Thu đã vững lập trường theo con đường của ba, trở thành một cô giao liên giỏi giang, quyết tâm giành thắng lợi trả thù cho ba, cho đất nước quê hương mình.

Những gì bình dị, gần gũi nhất sẽ đến trái tim của người thưởng thức, đọc tác phẩm trong một chiều mùa hạ, em thấy lòng mình lắng lại vô ngần. Chỉ với ngôn từ bình dị, chủ đề quen thuộc, hình ảnh , chi tiết đơn giản nhưng bằng ngòi bút tài hoa, Nguyễn Quang Sáng đã đưa em chạm đến những cảm xúc chân thật nhất tự tận đáy lòng. Chiến tranh không thể cướp đi tình phụ tử bất diệt, nó mãi là khúc hoan ca dẫu trải qua bao thăng trầm, giông tố cuộc đời.

----------------------HẾT------------------------

Trong tuần học số 15 Ngữ Văn lớp 9, các em học đến bài Chiếc lược ngà, một trong những tác phẩm hay của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, cùng với bài Suy nghĩ về lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, các em thường làm các bài soạn và văn mẫu khác như: Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, Cảm nhận truyện ngắn Chiếc lược ngà, Soạn bài Chiếc lược ngà ngắn gọn, Tình huống truyện Chiếc lược ngà;...

https://thuthuat.taimienphi.vn/suy-nghi-ve-long-biet-on-cua-con-cai-doi-voi-cha-me-47524n.aspx
 

Tác giả: Duy Vinh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết thư tri ân cha mẹ hay nhất, ngắn gọn của học sinh giỏi
Lời cảm ơn bố, cha sâu sắc nhất
Suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo
Ngày của Cha là ngày nào trong năm 2020? nên tặng quà gì ý nghĩa?
Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về lòng biết ơn đối với những người đang cống hiến thầm lặng cho xã hội
Từ khoá liên quan:

Suy nghi ve long biet on cua con cai doi voi cha me

, dan y nghi luan ve long biet on cua con cai doi voi cha me, nghi luan ve chu hieu,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới