Suy nghĩ về câu nói: Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được...

Nếu các em vẫn chưa biết trình bày suy nghĩ về câu nói: Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được... bằng một bài văn sao cho ngắn gọn, khoa học, vậy em có thể tham khảo bài văn mẫu hướng dẫn dưới đây của chúng tôi để nắm vững hơn kĩ năng viết bài văn này cho đúng đắn nhất.

Bài viết liên quan

Đề bài: Suy nghĩ về câu nói: Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi (Vích-to Huy-gô)

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
    1. Mở bài
    2. Thân bài
    3. Kết bài
II. Bài văn mẫu

suy nghi ve cau noi tri tue giau len nho cai no nhan duoc

 

I. Dàn ý Suy nghĩ về câu nói: Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân bài

a. Giải thích ý kiến

- Trí tuệ là vốn kiến thức, hiểu biết của con người sau quá trình nhận thức, tư duy bằng việc quan sát, học hỏi, tiếp thu.

- Con tim là tình cảm, cảm xúc và thuộc về phương diện tinh thần của con người.

b. Bàn luận, phân tích ý kiến

- "Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được"

+ Trải qua quá trình học tập, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng từ kho tàng tri thức của nhân loại, con người sẽ làm giàu vốn hiểu biết của bản thân và nâng tầm trí tuệ.

+ Khi tích lũy được nhiều kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm thì trình độ, sự hiểu biết và trí tuệ của con người ngày càng được nâng cao.

- "Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi"

+ "cái cho đi" chính là tình cảm, cảm xúc, tình yêu thương, sự đồng cảm trong mối quan hệ giữa người với người.

+ Khi biết quan tâm, chia sẻ tình thương với người khác, trái tim của con người sẽ càng ấm áp, hạnh phúc hơn và giàu có, phong phú hơn về mặt tình cảm, cảm xúc để nuôi dưỡng tâm hồn.

- Mối quan hệ giữa sự giàu có của trí tuệ và con tim:

+ Khi có trí tuệ sáng suốt, chúng ta sẽ có cơ hội và khả năng thực hiện những điều có ích cho người khác.

+ Khi có trái tim giàu lòng yêu thương và nhân ái, con người sẽ biết vận dụng trí tuệ để làm những điều có ý nghĩa cho người khác.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Con người cần không ngừng bồi đắp trí tuệ và nuôi dưỡng đời sống tâm hồn để cân bằng, hài hòa hai phương diện.

- Lên án, phê phán những người có trí tuệ nhưng sống vô tâm, tàn nhẫn với những người xung quanh.

3. Kết bài

Khẳng định vấn đề nghị luận. Liên hệ bản thân

 

II. Bài văn mẫu Suy nghĩ về câu nói: Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được

Trí tuệ và tâm hồn là hai phương diện quan trọng thể hiện giá trị và vị thế của con người đối với đời sống xã hội. Bởi vậy, chúng ta cần không ngừng học hỏi để nâng cao trí tuệ và luôn quan tâm, sẻ chia với những người xung quanh để nuôi dưỡng đời sống tâm hồn. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: "Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi". Câu nói đã thể hiện một bài học có ý nghĩa sâu sắc về việc hoàn thiện hai phương diện trí tuệ và tâm hồn của con người.

Như chúng ta đã biết, trí tuệ là vốn kiến thức, hiểu biết của con người sau quá trình nhận thức, tư duy bằng việc quan sát, học hỏi, tiếp thu. Trí tuệ của con người càng cao khi người đó biết tiếp nhận, làm mới tri thức và không ngừng học hỏi. "Con tim" là hình ảnh ẩn dụ cho tình cảm, cảm xúc, đời sống tâm hồn và thuộc lĩnh vực tinh thần của con người. Nếu trí tuệ là biểu tượng cho sự lí trí, sáng suốt thì con tim là sự thể hiện của tình cảm, cảm xúc. Đây là hai phương diện quan trọng tác động và chi phối đến quan điểm cũng như thái độ sống của con người. Như vậy, câu nói trên đã thể hiện bài học sâu sắc và ý nghĩa về việc rèn luyện trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn.

"Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được" bởi để nắm bắt được tri thức, chúng ta cần trải qua một chặng đường mang tính tư duy. Điều mà trí tuệ "nhận được" chính là kho tàng tri thức của nhân loại sau quá trình chính là quá trình học tập, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng, từ đó làm giàu vốn hiểu biết của bản thân và nâng tầm trí tuệ. Khi tích lũy được nhiều kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm thì trình độ, sự hiểu biết và trí tuệ của con người ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy, Lê - nin đã từng nói: "Học, học nữa, học mãi" để khẳng định vai trò của việc học. "Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi" bởi đời sống tâm hồn cần được bồi đắp, nuôi dưỡng bằng sự quan tâm, chăm sóc, sẻ chia. "Cái cho đi" chính là tình cảm, cảm xúc, tình yêu thương, sự đồng cảm trong mối quan hệ giữa người với người. Khi biết quan tâm, chia sẻ tình thương với người khác, trái tim của con người sẽ càng ấm áp, hạnh phúc hơn và giàu có, phong phú hơn về mặt tình cảm, cảm xúc để nuôi dưỡng tâm hồn, bởi: "Tình thương chính là hạnh phúc của con người". Đặc biệt, sự giàu lên của trí tuệ và sự giàu lên của con tim luôn có mối quan hệ tác động qua lại. Khi có trí tuệ sáng suốt, chúng ta sẽ có cơ hội và khả năng thực hiện những điều có ích cho người khác. Ngược lại, khi có trái tim giàu lòng yêu thương và nhân ái, con người sẽ biết vận dụng trí tuệ để tạo nên những điều diệu kì.

Như vậy, con người cần không ngừng bồi đắp trí tuệ và nuôi dưỡng đời sống tâm hồn để cân bằng, hài hòa hai phương diện, giống như bức thông điệp mà câu nói sau truyền tải: "Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn, cũng cần phải được ăn uống". Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán những người có trí tuệ nhưng sống vô tâm, ích kỉ và tàn nhẫn với những người xung quanh.

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định câu nói trên đã để lại một bài học có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện, bồi đắp trí tuệ, tâm hồn. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần tích cực, nỗ lực trong học tập, rèn luyện, không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết, đồng thời luôn quan tâm, sẻ chia đối với những người xung quanh, bởi: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" (Trịnh Công Sơn).

https://thuthuat.taimienphi.vn/suy-nghi-ve-cau-noi-tri-tue-giau-len-nho-cai-no-nhan-duoc-48261n.aspx
Nghị luận về một câu nói, một tư tưởng đạo lí là dạng đề thường gặp trong các đề thi, bên cạnh bài Suy nghĩ về câu nói: Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi (Vích-to Huy-gô), các em có thể củng cố thêm kĩ năng viết bài của mình qua bài: Suy nghĩ về câu nói: Ai ngủ trong mùa xuân sẽ khóc vào mùa hè, Suy nghĩ về câu nói: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người..., Suy nghĩ về câu nói: Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình, Suy nghĩ về câu nói: Đạo đức là ngọn đèn sáng chiếu rọi...

Tác giả: Lộc Ngô     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

Suy nghi ve cau noi Tri tue giau len nho cai no nhan duoc

, Suy nghĩ về câu nói: Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được...,

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc của em về một cảnh vật em yêu thích lớp 3

    Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc của em về một cảnh vật em yêu thích là một trong những đề văn khá phổ biến của chương trình Tiếng Việt lớp 3, bộ sách Kết nối tri thức. Để có thêm những ý tưởng về cách triển khai, hoàn thiện dạng đề này, mời em tham khảo những bài mẫu dưới đây do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!