Soạn bài Tức cảnh Pác Bó, Ngữ văn lớp 8

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đồng thời cũng là một nhà thơ, nhà văn lớn, bài soạn văn lớp 8 chúng ta sẽ được học một trong số các bài thơ hay của Bác đó chính là bài Tức cảnh Pác Bó. Các em cùng theo dõi bài soạn để hiểu hơn về nội dung bài học.

HOT Soạn văn lớp 8 đầy đủ, chi tiết

Mục Lục bài viết:
1. Hướng dẫn soạn bài
2. Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Pó
3. Hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ Tức cảnh Pác Pó
4. Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Pó


* Soạn bài Tức cảnh Pác Bó

Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được Bác Hồ sáng tác trong hoàn cảnh đầy khó khăn thiếu thốn trong những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ. Tác phẩm đã thể hiện niềm vui, niềm lạc quan dù trong môi trường sống thiếu thốn mọi bề nhưng chỉ cần được làm cách mạng, Người vẫn luôn thấy "sang". Để hiểu rõ hơn về nội dung tư tưởng của bài thơ, mời các em tham khảo tài liệu soạn văn lớp 8 phần soạn bài Tức cảnh Pác Bó dưới đây.

Câu 1: (Trang 28, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trả lời:
- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Một số bài thơ cùng thể thơ này ta đã được học phải kể đến như: Rằm tháng riêng (Nguyên tiêu), Cảnh khuya, Sông núi nước nam (Nam quốc sơn hà), Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ), Xa ngắm thác núi Lư, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra,…

Câu 2: (Trang 28, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trả lời:
- Giong điệu chung của bài thơ là giọng điệu vui tươi, lạc quan, yêu đời thêm chút dí dỏm, ví von hài hước. Tạo nên một cảm giác tự nhiên, mộc mạc, thư thái cho cả bài thơ.
- Tâm trạng của Bác Hồ trong bài thơ được thể hiện qua từng câu thơ:
+ “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”, tạo thành hai vế song song nhau, cho thấy Bác có một cuộc sống rất nhịp nhàng, điều độ, sáng ra tối lại vào, vần thơ cho thấy tâm trạng vui vẻ, tự tại trước nếp sống lề lối cùng với khung cảnh thiên nhiên, non nước hữu tình.
+ Câu thơ thứ 2, sự vui tươi, phơi phới lại thêm vài nét đùa vui, “Cháo bẹ rau măng luôn sẵn sàng”, ý Bác muốn nói, ở đây chẳng phải lo thiếu cái ăn, bẹ với măng nơi Pác Bó của Bác chẳng thiếu bao giờ. Hiện ở lên ở Bác nét ung dung, tự tại, hài lòng với cuộc sống hiện tại dù có khó khăn, thiếu thốn.
+ “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”, hoàn cảnh khó khăn, vất vả cũng chẳng thể ngăn được tinh thần cách mạng, lòng yêu nước, yêu Đảng của Bác.
+ “Cuộc đời cách mạng thật là sang”, chữ “sang” thật đắt giá khi kết lại cả bài thơ, đẩy được cái tinh thần vui thích, lạc quan của Bác lên một tầm cao mới, lại mang một chút hóm hỉnh, đáng yêu của người làm cách mạng.
- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ở núi rừng Pác Bó “thật là sang” bởi lẽ, Bác vốn là một con người có lòng yêu thiên nhiên sâu sắc, nay lại được sống và làm việc ở nơi rừng xanh núi thẳm, sáng ngắm suối, tối ngủ trong hang, tảng đá thay bàn làm việc, cháo bẹ rau măng không khi nào thiếu, những gian khổ trong mắt mọi người, đối với Bác lại là cuộc sống đầy phiêu diêu, tự tại, thích chí. Khi cách mạng đang tiến dần đến thành công, niềm mong ước cả đời của Bác sắp trở thành hiện thực, chút gian khó này với Bác vốn chẳng có nghĩa lý gì, vì Bác đặt sự nghiệp giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Thay vào đó Bác tự hào về sự nghiệp làm cách mạng “thật là sang”, chữ “sang” ở đây là điểm nhấn của cả bài thơ, ở đây là chỉ sự giàu sang trong tâm hồn, niềm vui thích, thoải mái với cuộc sống đầy lý tưởng của người chiến sĩ cộng sản, cả đời cống hiến hết mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Thể hiện nhân cách cao đẹp, sự hi sinh thầm lặng vĩ đại của Hồ Chủ tịch cho công cuộc giải phóng dân tộc.

Câu 3*: (Trang 28, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trả lời:
“Thú lâm tuyền” của Bác và Nguyễn Trãi có những điểm giống và khác sau:
- Giống: Đều là những con người yêu thiên nhiên, thích cuộc sống vui vẻ, hòa hợp với thiên nhiên. Lấy thiên nhiên làm nguồn sống, là động lực, vui với cái nghèo, sự bình dị, mộc mạc, nguyên sơ của cảnh rừng xanh, nước biếc. Ngày ngày vui vầy, làm bạn với hoa cỏ, gió trăng, giữ được cái khí tiết trong sạch, tâm hồn tĩnh tại, ung dung.
- Khác:
+ Nguyễn Trãi lui về vui “thú lâm tuyền” vì bất lực trước thế sự đổi thay, muốn trốn tránh hiện thực nên tìm về sống ẩn dật, vui vầy bên hoa lá, cỏ cây, uống rượu, ngâm thơ, câu cá. Làm một ẩn sĩ trốn đời, để giữ cho tâm hồn được thanh tịnh, thư thái, không nhiễm bụi trần, không màng thế sự.
+ Còn với Bác việc tìm về sống hòa mình với thiên nhiên là do hoàn cảnh bắt buộc, Bác không phải là một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ cách mạng đang nằm gai nếm mật, tìm thời cơ thích hợp để giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Hoàn cảnh ấy chỉ cho phép Bác được hưởng niềm vui “thú lâm tuyền” trong sự thiếu thốn vật chất, gian khổ vì cuộc đời Người phần lớn là dành cho cách mạng, cách mạng là trên hết.

---------------HẾT----------------

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Tức cảnh Pác Bó bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Câu cầu khiến và cùng với phần Soạn bài Thuyết minh một danh lam thắng cảnh để học tốt môn Ngữ Văn lớp 8 hơn

Chi tiết nội dung phần tình thái từ đã được hướng dẫn đầy đủ để các em tham khảo và chuẩn bị.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-8-soan-bai-tuc-canh-pac-bo-30520n.aspx

Tác giả: Phương Anh     (4.0★- 17 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Hội thoại, Ngữ văn lớp 8
Soạn bài Ôn tập phần làm văn trang 151 SGK Ngữ văn 8 tập 2
Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, Ngữ văn lớp 8
Soạn bài Hịch tướng sĩ, Ngữ văn lớp 8
Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn, trả lời câu hỏi SGk Ngữ Văn 8
Từ khoá liên quan:

soan bai tuc canh pac bo ngu van lop 8

, soan bai tuc canh pac po sieu ngan, soan bai tuc canh pac po tac gia tac pham,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn mẫu lớp 8

    Tuyển tập văn mẫu lớp 8

    Bài văn mẫu lớp 8 được Taimienphi.vn cung cấp dành cho những em học sinh lớp 8. Những bài văn mẫu mặc dù chỉ mang tính chất tham khảo nhưng cũng phần nào giúp cho các em nắm bắt được cách viết, cách triển khai ý và không ...

Tin Mới