Soạn bài Gò Me ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7 - KNTT

Tình yêu quê hương da diết đã được tác giả Hoàng Tố Nguyên khéo léo gửi gắm thông qua bài thơ Gò Me trang 93, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống, học kì I. Hãy theo dõi và tham khảo bài soạn dưới đây để có thể cảm nhận rõ hơn tình cảm đẹp đẽ ấy.

Soạn bài Gò Me ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7 - KNTT

soan bai go me ngu van lop 7 kntt

Soạn bài Gò Me ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7 - KNTT
 

I. Trước khi đọc:

* Gợi ý trả lời câu hỏi trước khi đọc:
1. Em biết những bài thơ nào viết về miền đất Nam Bộ? Hãy đọc cho cả lớp nghe một đoạn thơ mà em yêu thích.
- Một số bài thơ viết về miền đất Nam Bộ: "Gói đất miền Nam" (Xuân Miễn), "Gửi Nam Bộ mến yêu" (Xuân Diệu),...
- Một đoạn thơ trong bài "Gói đất miền Nam" của nhà thơ Xuân Miễn:
"Thưa dù núi cách sông ngăn
Đồng bào Nam Bộ vẫn gần bên Cha
Tình yêu thắm thiết đậm đà
Nam là của Bắc, Bắc là của Nam
Chín năm gian khổ
Giữ vững đất đai
Con dâng lên Cụ đất này
Sẫm dòng máu đỏ những ngày đau thương."
2. Chia sẻ những điều em biết về vẻ đẹp của miền đất này.
- Nam Bộ là vùng đất cuối cùng phía Nam của đất nước. Chủ yếu nằm ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai và Cửu Long.
- Là một vùng châu thổ màu mỡ, có nhiều cửa sông đổ ra biển.
- Vùng đất Nam Bộ chứa đựng giá trị văn hóa vật chất, tinh thần phong phú.
 

II. Đọc văn bản:

* Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc:
1. Hình dung: Ánh sáng, âm thanh và không gian miền quê Gò Me.
- Ánh sáng: Đốm hải đăng "tắt", "lóe đêm đêm", lúa "chói rực" mặt trời.
- m thanh: Tiếng nhạc ngựa leng keng.
- Không gian: Rộng lớn, hướng ra biển, ruộng vây quanh và có gió mát quanh năm.
=> Gò Me hiện lên là một miền quê sinh động, nên thơ.
2. Hình dung: Những chi tiết miêu tả các cô gái Gò Me.
- Ngoại hình: Xinh đẹp, duyên dáng "Những chị, những em má núng đồng tiền/ Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên", "Chị tôi má đỏ thẹn thò".
- Phẩm chất, tâm hồn: Tâm hồn trong sáng, dịu dàng, yêu đời "Véo von điệu hát cổ truyền", "Giã me bên trã canh chua ngọt ngào".
=> Người con gái Gò Me duyên dáng, dịu dàng.
3. Hình dung: Những chi tiết miêu tả thiên nhiên Gò Me.
- Không gian: hàng me với "Me non cong vắt lưỡi liềm/ Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ", "trưa hanh nồng", "đồng lúa chín", "gió dìu vương xao xuyến bờ tre".
- m thanh: tre thổi sáo "nghe tre thổi sáo", tiếng chim cu gáy "Có chim cu gáy giữa trưa hanh nồng".
=> Thiên nhiên Gò Me trong kí ức của nhà thơ hiện lên gần gũi, nên thơ.
Giao an Go Me

Soạn bài Gò Me ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7 - KNTT

 

III. Sau khi đọc:

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu hỏi 1 (trang 95, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Qua nỗi nhớ của nhà thơ, Gò Me hiện lên với vẻ đẹp nên thơ, xanh mát:
- Ánh sáng: "Đốm hải đăng tắt lóe đêm đêm", "Lúa nàng keo chói rực mặt trời".
- m thanh: m thanh nhạc ngựa "Leng keng nhạc ngựa ngược lên chợ Gò", âm thanh giọng hò " - Hò... ơ... Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me/ Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò...", tiếng chim cu gáy "Tiếng ai vút đầu bông lúa chín".
- Không gian: "Con đê cát đỏ có viền", "Ruộng vây quanh bốn mùa gió mát/ Lúa nàng keo chói rực mặt trời", "Ao làng trăng tắm mây bơi/ Nước trong như nước mắt người tôi yêu", "Me non cong vắt lưỡi liềm/ Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ".
Câu hỏi 2 (trang 95, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Hình ảnh người dân nơi đây được khắc họa qua hình ảnh những cô gái Gò Me:
- Ngoại hình: Duyên dáng, dịu dàng với "má núng đồng tiền", với đôi má đỏ ngượng ngùng "Chị tôi má đỏ thẹn thò".
- Tình yêu lao động: "Nọc cấy tay tròn, nghiêng nón làm duyên".
- Tâm hồn trong sáng, dịu dàng, yêu đời qua cách hát những câu hò, qua cách giã me.
=> Những chi tiết đó đã gợi cho em cảm nhận về những con người lao động gần gũi, hiền lành, duyên dáng, gắn bó với quê hương, đất nước. Qua đó, tác giả bộc lộ nỗi nhớ, tình yêu quê hương sâu đậm.
Câu hỏi 3 (trang 95, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Điệu hò góp phần làm nên bản sắc đặc trưng của quê hương. Nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò đã thể hiện nỗi nhớ, tình yêu quê hương da diết khi nghĩ về những văn hóa truyền thống.
Câu hỏi 4 (trang 95, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Em thích nhất hình ảnh miêu tả thiên nhiên Gò Me "Ao làng trăng tắm, mây bơi/ Nước trong như nước mắt người tôi yêu".
- Mây và trăng đã được nhân hóa qua các hành động "tắm" và "bơi". Biện pháp nhân hóa khắc họa một cách sinh động khung cảnh mây trăng in bóng mặt nước ao làng. Qua đó, ta thấy được không gian làng quê yên bình và sự gắn bó của nhà thơ với quê hương.
- Biện pháp so sánh "Nước trong như nước mắt người tôi yêu" lấy vẻ đẹp của con người để khắc họa vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên, đồng thời thể hiện tình yêu làng quê da diết.
=> Thiên nhiên Gò Me hiện lên đẹp, thơ mộng khiến em càng thích thú, rung động trước vẻ đẹp nơi đây.
Câu hỏi 5 (trang 95, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Trong bài thơ "Gò Me" nhà thơ Hoàng Tố Nguyên đã thể hiện tình yêu quê hương da diết. Tình cảm đó được tác giả bộc lộ qua những chi tiết miêu tả thiên nhiên Gò Me một cách sinh động, gần gũi "màu sắc đốm hải đăng, con đê, tiếng nhạc ngựa, ao làng, tre,...", hình ảnh con người thân thiện, duyên dáng, yêu lao động "Những chị, những em má núng đồng tiền/ Nọc cấy, tay tròn nghiêng nón làm duyên" và những kỉ niệm của nhà thơ "Cắt cỏ, chăn bò...". Vùng đất Gò Me hiện lên thật thân thương qua những hình ảnh đẹp, ngôn từ tinh tế của bài thơ. Không chỉ vậy, ta còn nhận thấy được tâm hồn nhạy cảm trong quan sát vẻ đẹp thiên nhiên của tác giả qua các biện pháp tu từ: biện pháp nhân hóa "Ao làng trăng tắm, mây bơi", "nghe tre thổi sáo", biện pháp so sánh "Nước trong như nước mắt người tôi yêu", "Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ". Tình cảm của nhà thơ với quê hương đất nước đã đem lại cho em những xúc động và ấn tượng khó quên.
Câu hỏi 6 (trang 95, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Một số tác phẩm mà em đã học, đã đọc cũng có cách đặt nhan đề tương tự như: "Cô Tô" (Nguyễn Tuân), "Việt Bắc" (Tố Hữu), "Vàm Cỏ Đông" (Hoài Vũ), "Hang Én" (Hà My),...
 

IV. Viết kết nối với đọc:

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ "Ôi, thuở ấu thơ" đến "Lá xanh như dải lụa mềm lơ lửng".
Đoạn thơ "Ôi, thuở ấu thơ ... Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ" đã gợi lên trong em những rung động sâu sắc. Tuổi thơ sống tại Gò Me được gợi trong kí ức nhà thơ thật gần gũi "Cắt cỏ, chăn bò/ Gối đầu lên áo/ Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo/ Lòng nghe theo bướm, theo chim". Thiên nhiên Gò Me hiện lên thật nên thơ, sống động với hàng me, tre, bướm, chim. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa được sử dụng làm cho tre cũng giống như con người, biết thổi sáo, qua đó khắc họa âm thanh du dương khi gió lùa qua hàng tre, gợi nhắc đến khung cảnh yên bình thuở ấu thơ. Quả me cong hình lưỡi liềm, lá me được so sánh ví với dải lụa mềm càng làm cho hình ảnh thơ thêm sinh động, hấp dẫn. Đoạn thơ khiến em cảm nhận được nỗi nhớ, tình yêu quê hương của nhà thơ.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-go-me-ngu-van-lop-7-kntt-72359n.aspx
Bài thơ đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên và con người Gò Me. Đồng thời, qua bài thơ, ta còn cảm nhận được tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà thơ dành cho quê hương, đất nước. Đừng bỏ lỡ bài soạn, văn mẫu lớp 7 khác trong chương trình Ngữ văn 7 như:
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95
- Soạn bài Bài thơ Đường núi

Tác giả: Lộc Ngô     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Soan bai Go Me Ngu van lop 7 KNTT

, Soan bai Go Me ngan nhat Ngu van lop 7 KNTT, Soan bai Go Me Ngu van 7 KNTT,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới