Bài soạn À ơi tay mẹ ngắn nhất trang 37 sách Ngữ văn lớp 6 Cánh Diều, học kì I do Taimienphi.vn biên soạn dưới đây là nguồn tham khảo chất lượng để em có những chuẩn bị tốt nhất cho tiết học mới, đồng thời rèn luyện những kĩ năng cần thiết khi tìm hiểu một tác phẩm văn học mới lạ.
Soạn bài À ơi tay mẹ ngắn gọn sách Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
Soạn bài tác phẩm À ơi tay mẹ lớp 6 sách Cánh diều ngắn gọn
A. Chuẩn bị
* Bài thơ có được chia khổ. Gồm 6 khổ:
- Khổ 1, 5: 2 dòng.
- Khổ 2, 3, 4, 6: 4 dòng.
* Vần trong bài thơ được gieo:
- Ở khổ thơ có hai dòng: tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát (sa - qua, mầu - dầu).
- Ở khổ thơ có 4 dòng:
+ Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát (dàng - vàng, tròn - còn,...).
+ Tiếng thứ tám của dòng bát tiếp tục gieo vần với tiếng thứ sáu của dòng lục bên dưới (ngon - còn, con - mòn,...).
* Ngắt nhịp: nhịp chẵn 4/2, 4/4.
* Nội dung: Bài thơ viết về mẹ và về sự hi sinh, tình yêu thương của mẹ dành cho con.
* Bài thơ sử dụng các biện pháp tu từ:
- Điệp ngữ "bàn tay", "à ơi này cái", "ru cho".
- Nhân hóa "cái trăng vàng ngủ ngon", "cái trăng còn nằm nôi".
- Ẩn dụ "bàn tay mẹ" - người mẹ; "cái trăng", "Mặt Trời" - người con.
* Từ ngữ: gần gũi, thân thuộc, giàu nhạc điệu và hình ảnh.
* Tác dụng của biện pháp tu từ:
- Giúp bài thơ có âm điệu nhẹ nhàng như những lời hát ru.
- Thể hiện tình cảm thương yêu bao la của mẹ dành cho người con bé bỏng.
* Người bày tỏ cảm xúc: Người mẹ bày tỏ tình yêu thương cùng chăm sóc dịu dàng của mình tới con. Đồng thời, mẹ cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với người con.
* Tác giả Bình Nguyên:
- Tên thật là Nguyễn Đăng Hào. Ông sinh năm 1959.
- Quê quán: tỉnh Ninh Bình.
- Ông là Chủ tịch hội Văn học nghệ thuật Ninh Bình từ năm 2004 cho đến hiện tại.
* Trả lời câu hỏi: Em đã từng nghe mẹ hát ru rất nhiều lần. Cảm nhận của em về những lời hát ru ấy: thấm đẫm tình yêu thương, sự dịu dàng của mẹ.
Soạn bài À ơi tay mẹ ngắn nhất sách Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
B. Đọc hiểu
I. Trước khi đọc
1. Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em cảm nhận gì?
- Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em những lời hát ru ngọt ngào của mẹ, từ đó bộc lộ tình yêu vô bờ mẹ dành cho con.
2. Chú ý các biện pháp tu từ, cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ.
* Các biện pháp tu từ:
- Điệp ngữ "bàn tay", "à ơi này cái", "ru cho".
- Nhân hóa "cái trăng vàng ngủ ngon", "cái trăng còn nằm nôi".
- Ẩn dụ "bàn tay mẹ" - người mẹ; "cái trăng", "Mặt Trời" - người con.
* Cách gieo vần:
- Ở khổ thơ có hai dòng: tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát (sa - qua, mầu - dầu).
- Ở khổ thơ có 4 dòng:
+ Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát (dàng - vàng, tròn - còn,...).
+ Tiếng thứ tám của dòng bát tiếp tục gieo vần với tiếng thứ sáu của dòng lục bên dưới (ngon - còn, con - mòn,...).
* Cách ngắt nhịp: ngắt theo nhịp chẵn 4/2, 4/4.
3. Hãy chú ý các "phép nhiệm mầu" từ tay mẹ được thể hiện trong các khổ thơ như thế nào.
- Các "phép nhiệm mầu" từ tay mẹ được thể hiện sinh động qua từng khổ thơ. Đó là bàn tay mẹ ngày ngày "chắn mưa sa", "chặn bão qua mùa màng". Hay đó còn là bàn tay dịu dàng đưa con vào giấc ngủ "cái trăng còn nằm nôi".
4. Những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ.
- Những từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong bài thơ: bàn tay, à ơi này cái, ru cho.
II. Sau khi đọc
1. Tìm hình ảnh, chỉ tiết thể hiện "phép nhiệm mầu" của bàn tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ?
- Những hình ảnh, chi tiết thể hiện "phép nhiệm mầu của bàn tay mẹ":
+ "Bàn tay mẹ chắn mưa sa".
+ "Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng".
+ Bàn tay mẹ dịu dàng ru con vào giấc ngủ "à ơi này cái trăng vàng ngủ ngon".
- Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của người mẹ:
"Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng"
"Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru"
"Bàn tay mang phép nhiệm màu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi"
2. Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con?
- Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ: "cái trăng vàng", "cái trăng tròn", "cái trăng", "cái Mặt Trời bé con", "cái khuyết".
- Cách gọi đó nói lên tình cảm yêu thương, sự âu yếm của mẹ dành cho con. Con là nguồn sống, là tất cả những gì quan trọng nhất trong cuộc đời của mẹ.
3. Trong bài thơ, cụm từ "à ơi" được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy.
- Tác dụng của cụm từ "à ơi":
+ Giúp các câu thơ trở nên nhẹ nhàng, có nhịp điệu giống như những lời hát ru thân thương.
+ Thể hiện tình cảm thương yêu bao la, rộng lớn mà mẹ luôn dành cho đứa con bé bỏng của mình.
4. "Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.". Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?
- Em đồng ý với tác giả. Vì đôi bàn tay mẹ làm lụng vất vả để mang đến những cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con. Mẹ nguyện làm mọi thứ chỉ mong con cái được đủ đầy như bao người khác.
5. Hình ảnh "bàn tay mẹ" trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?
- Hình ảnh "bàn tay mẹ" trong bài thơ tượng trưng cho người mẹ cùng những tình cảm sâu nặng, cao quý mà mẹ muốn dành tới con.
6. Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao?
Em thích khổ thơ thứ hai nhất. Vì khổ thơ đã khắc họa hình bóng người mẹ dịu dàng, nhẹ nhàng, vỗ về con đi vào giấc ngủ. Những từ ngữ thân thương để chỉ người con như "cái trăng vàng", "cái trăng tròn" cũng làm em thêm xúc động bởi tình cảm ấm áp, trìu mến của mẹ.
.....................................................Hết...................................................
Có thể nói, từ bài thơ, nhà thơ Bình Nguyên đã bộc lộ tình cảm mẹ dành cho con hết sức sâu sắc đúng không nào? Mong rằng, mỗi người chúng ta sẽ luôn chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn, lễ phép để cha mẹ yên lòng nhé.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-a-oi-tay-me-ngan-gon-ngu-van-lop-6-canh-dieu-71643n.aspx
Các bài soạn, văn mẫu lớp 6 khác:
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ À ơi tay mẹ
- Cảm nghĩ về bài thơ À ơi tay mẹ hay nhất