Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 5

Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 5 không chỉ cung cấp cho các em những bài tập về tiếng Việt, chính tả mà còn có những đề văn hay nhằm giúp các em luyện tập kĩ năng viết văn miêu tả, kể chuyện. Các em hãy cùng tham khảo nhé.
Mục Lục bài viết:
1. Phiếu bài tập số 1:
2. Phiếu bài tập số 2
3. Phiếu bài tập số 3

phieu bai tap on o nha mon tieng viet lop 5

Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 5


1. Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 5 số 1:

Bài 1. Tìm 2 từ trái nghĩa với các từ sau:

- hiền lành:................................................................................................
- an toàn:................................................................................................
- bình tĩnh:................................................................................................
- vui vẻ:................................................................................................
- trẻ măng:................................................................................................

Bài 2. Tìm 2 từ đồng nghĩa với các từ sau:

- trung thực:................................................................................................
- nhân hậu:................................................................................................
- cao đẹp:................................................................................................
- cống hiến:................................................................................................

Bài 3. Trong các dòng dưới đây, dòng nào có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa?

a) thi đậu, hạt đậu, chim đậu trên cành.
b) vàng nhạt, vàng hoe, vàng tươi.
c) xương sườn, sườn núi, sườn đê.

Bài 4. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm đều mang nghĩa chuyển?

a. chân trời, chân bàn, chân ghế.
b. cánh buồm, cánh đồng, cánh chim.
c. xương sườn, sườn núi, sườn xe đạp

Bài 5. Chọn từ thích hợp nhất để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:

a. Dòng sông chảy ( hiền lành, hiền từ, hiền hòa ) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
b. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng lúa (vàng hoe, vàng óng, vàng ối).

Bài 6: Hãy xác định cấu tạo các câu sau và cho biết câu nào là câu đơn hay câu ghép.

1) Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................

2) Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
câu đơn là câu số: .......
câu ghép là câu số: .......

 

2. Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 5 số 2:

Bài 1: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm:

a. Hoa ...... Hồng là đôi bạn thân.
b. Thời gian đã hết ................ Linh Trang vẫn chưa làm bài xong.
c. Trăng quầng................hạn, trăng tán................mưa.
d. Một vầng trăng tròn, to............ đỏ hồng hiện lên .......... chân trời, sau rặng tre đen ................ một ngôi làng xa.
e. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi ............. người làng...... yêu thương tôi hết mực, ............ sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt.........mảnh đất cọc cằn này.
f. Những cái bút................tôi không còn mới..................................vẫn tốt.
g. Hôm nay, thầy sẽ giảng......... phép chia số thập phân.

Bài 2. Đặt câu với cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ:
a) Nguyên nhân - kết quả:
.....................................................................................................................................

b) Điều kiện (giả thiết ) - kết quả:
.....................................................................................................................................

c) Tương phản:
.....................................................................................................................................

d) Tăng tiến:
.....................................................................................................................................

Bài 3. Thay thế các danh từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp rồi chép lại câu văn sau khi đã thay:

a) Cu Bôn đuổi theo con chuồn chuồn. Cuối cùng, cu Bôn chộp được con chuồn chuồn.
.................................................................................................................................................................................................................................................................

b) Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.
..............................................................................................................................

Bài 4.Trong câu "Nam đang học lớp 5. Hùng cũng vậy."

a. Là câu có đại từ thay thế cho động từ.
b. Là câu có đại từ thay thế cho danh từ
c. Là câu có đại từ thay thế cho cụm động từ.

Bài 5.Trong ví dụ: "Bạn Hà học rất giỏi. Bạn Nam học cũng như thế." Đại từ được dùng để làm gì?

a. Dùng để thay thế cho động từ.
b. Dùng để xưng hô.
c. Dùng để thay cho tính từ.


3. Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 5 số 3:

Bài 1. Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:

a). Các từ trong nhóm: "Ước mơ, ước muốn, mong ước, khát vọng" có quan hệ với nhau như thế nào?

A. Từ đồng âm
B. Từ nhiều nghĩa
C. Từ đồng nghĩa
D. Từ trái nghĩa

b). Trái nghĩa với từ "tươi" trong "Cá tươi" là ?

A. Ươn
B. Thiu
C. Non
D. Sống

c. Chủ ngữ của câu: "Qua khe dậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói." là gì?

A. Quả ớt đỏ chói
B. Mấy quả ớt đỏ chói
C. Khe dậu
D. Quả ớt

d. Câu nào dưới đây là câu ghép?

A. Khi mùa xuân đến, muôn hoa đua nở, khoe sắc rực rỡ trong vườn.
B. Năm nay, mùa đông đến sớm, gió thổi từng cơn lạnh buốt.
C. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

e. Tác giả của bài thơ " Hạt gạo làng ta" là?

A. Trần Đăng Khoa
B. Định Hải
C. Thanh Thảo
D. Tố Hữu

g. Cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép: "Không những hoa hồng nhung đẹp mà nó còn rất thơm." thể hiện quan hệ gì giữa các vế câu ghép?

A. Nguyên nhân và kết quả
B. Tương phản
C. Tăng tiến
D. Giả thiết và kết quả

Bài 2. Xếp các từ: "giang sơn, thương người, đất nước, nhi đồng, sơn hà, trẻ thơ, nhân ái, nước non, nhân đức, con nít" vào các chủ điểm dưới đây:

a) Tổ quốc.
b) Trẻ em.
c) Nhân hậu.

Bài 3. Điền vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ, tục ngữ sau:

a). Đồng .......... hợp lực.
b). Đồng sức đồng .............
c). Một miếng khi ........... bằng một gói khi no.
d). Tre già ..........mọc
e). Cây .............không sợ chết đứng.
g. Trẻ cậy cha, già cậy...........

Bài 4. Xác định các quan hệ từ nối các vế câu ghép và mối quan hệ mà chúng biểu thị trong các ví dụ sau:

Câu

Quan hệ từ

Mối quan hệ

được biểu thị

1. Vì trời mưa nên hôm nay chúng em không đi lao động được.

............................

........................................

2. Nếu ngày mai trời không mưa thì chúng em sẽ đi cắm trại.

............................

........................................

3. Chẳng những gió to mà mưa cũng rất dữ.

............................

.........................................

4. Bạn Hoa không chỉ học giỏi mà bạn còn rất chăm làm.

............................

.........................................

5. Tuy Hân giàu có nhưng hắn rất tằn tiện.

............................

.........................................


4. Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 5 số 4:

Bài 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

1. Từ "kén" trong câu: "Tính cô ấy kén lắm." thuộc từ loại nào?

A. Động từ
B. Tính từ
C. Danh từ
D. Đại từ

2. Câu: "Ồ, bạn Lan thông minh quá!" bộc lộ cảm xúc gì?

A. thán phục
B. ngạc nhiên
C. đau xót
D. vui mừng

3. Câu nào là câu khiến?

A. Mẹ về đi, mẹ !
B. A, mẹ về!
C. Mẹ về rồi.
D. Mẹ đã về chưa?

4. Tiếng "trung" trong từ nào dưới đây có nghĩa là ở giữa?

A. trung kiên
B. trung hiếu
C. trung nghĩa
D. trung thu

5. Từ "đánh" trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

A. Các bạn không nên đánh nhau.
B. Bác nông dân đánh trâu ra đồng.
C. Sáng nào, bố cũng đánh thức em dậy tập thể dục.

Bài 2. Tách các vế trong các câu ghép sau bằng một gạch chéo(/), khoanh tròn vào quan hệ từ (nếu có), xác định chủ ngữ, vị ngữ .

a. Chẳng những hải âu là bạn của bà con nông dân, mà hải âu còn là bạn của những em nhỏ.
b. Ai làm, người ấy chịu.
c. Ông tôi đã già, nên chân đi chậm chạp hơn, mắt nhìn kém hơn.
d. Mùa xuân đã về, cây cối ra hoa kết trái, và chim chóc hót vang trên những chùm cây to.

Bài 3: Dùng từ ngữ thích hợp để nối các vế sau thành câu ghép.

a. trời mưa rất to / đường đến trường bị ngập lụt.|
b. anh ấy không đến / anh ấy có gửi quà chúc mừng.
c. các em không thuộc bài / các em không làm được bài tập.

Bài 4: Thêm một vế câu vào ô trống để tạo thành câu ghép.

a. Vì trời mưa to......................................................................
b. Mưa to kéo dài hàng hai ba tiếng đồng hồ.....................................
c. Nhờ bạn Thu cố gắng hết sức mình............................................

Bài 5: Viết câu theo mô hình cấu trúc sau:

- C - V , C - V
- TN , C - V , C - V
- Tuy C - V nhưng C - V
- Vì C- V nên C - V


5. Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 5 số 5:

Bài 1. Dấu phẩy trong câu "Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo" có tác dụng gì?

A. Ngăn cách các vế câu.
B. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

Bài 2. Từ "Chảy" trong câu "Ánh nắng chảy đầy vai" được hiểu theo nghĩa nào?

A. Nghĩa chuyển.
B. Nghĩa gốc

Bài 3 . Từ "qua" trong câu "chúng em qua ngôi nhà xây dở" thuộc từ loại nào?

A Quan hệ từ.
B. Danh từ.
C. Động từ.

Bài 4 .Nhóm từ "đánh giày, đánh đàn, đánh cá" có quan hệ thế nào?

A. Đó là từ nhiều nghĩa.
B. Đó là từ đồng âm.
C. Đó là từ đồng nghĩa.

Bài 5 .Dấu phẩy trong câu "Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non." có tác dụng gì?

A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các vế câu

Bài 6. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết, khôn ngoan.

Bài 7: Phát hiện từ đồng âm và giải nghĩa các từ đồng âm trong các câu sau:

a) Năm nay, em học lớp 5.
b) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.
c) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?
d) Xe đang chở hàng tấn đường trên đường quốc lộ.

Bài 8: Chuyển các câu sau thành câu hỏi, câu cảm:

a. Tú rất mê sách.
b. Trời sáng.
c. Đường lên dốc rất trơn.

Bài 9. Những câu sau đây, câu nào là câu ghép? Xác định TN, CN, VN trong mỗi câu:

a) Ba em đi công tác về. Câu ..................
b) Lớp trưởng hô nghiêm, cả lớp đứng dậy chào. Câu ...............
c) Mặt trời mọc, sương tan dần. Câu .................
d) Năm nay, em học lớp 5. Câu ..................

Bài 10: Nối mỗi câu ở cột A với nghĩa của từ " đông " ở cột B cho phù hợp.

A

 

B

1. Của không ngon nhà đông con cũng hết.

 

A. "đông" là một từ chỉ phương hướng, ngược với hướng tây.

2. Thịt để trong tủ lạnh đã đông lại rồi.

B. " đông" là trạng thái chất lỏng chuyển sang chất rắn.

3. Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy.

C. " đông " là từ chỉ số lượng nhiều.

4. Đông qua xuân tới, cây lại nở hoa.

D. "đông" chỉ một mùa trong năm, sau mùa thu.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phieu-bai-tap-on-o-nha-mon-tieng-viet-lop-5-57223n.aspx
Luyện tập với nhiều dạng bài tập không chỉ giúp các em ghi nhớ, củng cố kiến thức của bài học mà còn giúp các em thành thạo trong kĩ năng xử lí các dạng bài tập. Bên cạnh Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 5, các em không nên bỏ qua những tài liệu học tập hay giúp các em học tốt môn Tiếng Việt cũng như những môn học quan trọng khác như: Bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 5, Bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Anh lớp 5, Bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Anh lớp 5.

Tác giả: Trần Văn Việt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Toán lớp 2
Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Toán lớp 5
Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Anh lớp 1
Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Anh lớp 4
Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 4
Từ khoá liên quan:

Phieu bai tap on o nha mon Tieng Viet lop 5

, Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 5,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới