Phân tích và chứng minh tính nhân đạo trong Nhật kí trong tù

Bên cạnh việc thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu đậm, những vần thơ ở tập Nhật kí trong tù còn thể hiện những quan điểm nhân đạo sâu sắc, thấm thía của Hồ Chủ tịch, các em hãy phân tích và chứng minh tính nhân đạo trong Nhật kí trong tù để hiểu hơn về điều đó.

Đề bài: Phân tích và chứng minh tính nhân đạo trong Nhật kí trong tù

phan tich va chung minh tinh nhan dao trong nhat ki trong tu

Bài văn mẫu Phân tích và chứng minh tính nhân đạo trong Nhật kí trong tù

Bài mẫu: Phân tích và chứng minh tính nhân đạo trong Nhật kí trong tù

Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Người đã dành cả cuộc đời mình để tìm lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong suốt cuộc đời, Bác đã đi nhiều nơi, chứng kiến nhiều mảnh đời cơ cực đến đau lòng. Mang trong mình trái tim vĩ đại của lòng nhân ái và tình yêu thương có lẽ đứng trước những cảnh tượng ấy Bác sẽ không thể kìm lại lòng mình, có phải vì thổn thức với những mảnh đời mà trong các tác phẩm của Bác luôn ẩn chứa tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc, lòng đồng cảm đau xót cho những cuộc đời lầm than, nhỏ bé. Để thấy rõ hơn về tính nhân văn nhân đạo của Bác chúng ta cùng lội ngược quá khứ trở về với tập " Nhật kí trong tù" được Bác sáng tác trong những ngày tháng bị gông cùm, đó là những dòng tâm sự, những quan sát thật tinh tế và tỉ mỉ đầy lo lắng của một người cha, một người lãnh đạo sẵn sàng dành cả cuộc đời vì dân, vì nước.

Sống trong cảnh tù đày đầy khốn khó, Bác bị đày đọa cả về thể chất lẫn tinh thần, thế nhưng vượt lên trên tất cả những đày đọa đau đớn ấy Người lại gạt nỗi đau đớn của mình sang một bên, nhà tù có thể giam được thân xác Bác trong lao ngục nhưng trái tim và ý chí của Bác thì vẫn luôn hướng về đồng bào, về nhân dân lao động. Còn gì đau xót hơn cảnh ngộ đồng bào nhân dân mình đang than khóc trước cảnh tang thương nước mất nhà tan, trăm vạn nỗi đau ngục tù cũng không thể so sánh được với nỗi đau ấy, quên đi đau đớn mà bản thân mình đang phải chịu đựng Bác trải lòng mình với nỗi đau mà đồng bào mình đang phải gánh chịu:

"Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh

Nội thương đất Việt cảnh lầm than"

(Ốm nặng)

Chỉ với hai câu thơ mà mỗi người chúng ta cũng có thể nhận ra được nỗi lòng của Bác. Dù cho những đau đớn thể xác, bệnh tật hành hạ Bác từng ngày, nhưng đau đớn hơn cả không phải là những vết thương da thịt, những trận ốm liệt giường mà lại là nỗi đau trong lòng Bác. Qua đây có thể nói Bác là người có niềm tin bất diệt, sự kiên định và luôn sống quên mình vì người khác, và đó cũng là một trong những đức tính quý báu của Bác mà chúng ta nên học tập.

Tình yêu thương của Bác rộng lớn không gì đong đếm nổi, tình yêu thương ấy không chỉ là để thương xót, đau đớn cho nhân dân, đồng bào mình mà nó còn trải rộng đến nhân dân nước khác, nó lan rộng như một cơn sóng dạt dào đầy ấm áp, yêu thương.

"Khắp chốn nông dân cười hớn hở

Đồng quê vang dậy tiếng ca vui"

(Cảnh đồng nội)

Và đó là niềm vui nhỏ bé của Người hòa chung với niềm vui no ấm của nhân dân Trung Quốc trên đường chuyển lao. Bao nhiêu khó khăn mệt nhọc bỗng chốc tan biến và thay vào đó là niềm vui hân hoan rộn ràng bởi một mùa bội thu, no ấm. Nhưng không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra theo mong muốn của con người, và vì vậy tâm trạng Bác cũng nặng trĩu bởi nỗi lo lắng mất mùa:

"Nghe nói năm nay trời đại hạn

Mười phần thu hoạch chỉ vài phần"

(Từ Long An đến Đổng Chính)

Không chỉ đồng cảm với nông dân cơ cực mà Bác còn bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến nhân dân lao động:

"Dãi gió, dầm mưa chẳng nghỉ ngơi

Phu đường vất vả lắm ai ơi!

Ngựa xe, hành khách thương quá lại

Biết cảm ơn ai, được mấy người?"

Đó là những người thợ làm đường, những con người cần cù chịu khó dầm mưa dãi nắng xây dựng lên những con đường phẳng đẹp để mọi người đi lại. Bài thơ nhắc nhở nhẹ nhàng về công lao của những con người lao động, đồng thời qua đó chúng ta cũng thấy được lòng nhân đạo của Bác dành cho con người lao động nghèo khổ.

Tình thương bao la của Bác không chỉ chạm đến người dân lao động nghèo khổ mà còn hướng đến cả những gia đình bất hạnh, cảnh chồng trốn lính vợ phải đi thay:

"Quan trên xót nỗi em cô quạnh

Nên lại mời em tạm ở tù"

(Gia quyến người bị bắt lính)

Lòng đồng cảm ấy cũng chạm đến những em nhỏ bất hạnh, những đứa con bé nhỏ vô tội cũng bị cuốn vào vòng xoáy tàn nhẫn của chiến tranh:

" Oa...! oa...! oa...!

Cha trốn không đi lính nước nhà

Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi

Phải theo mẹ đến ở nhà pha."

(Cháu bé trong nhà lao Tân Dương)

Không chỉ dừng lại với những mảnh đời bất hạnh mà tấm chân tình của Bác cũng dành cho những người tù chung cảnh ngộ với mình:

"Tù cứng ngày ngày no rượu thịt

Tù nghèo nước mắt bọt mồm tuôn"

(Tủ cờ bạc)

Bác cũng xót thương cho sự ra đi của người tù, đó cũng là một nỗi mất mát đầy thương xót đớn đau:

"Đêm qua còn ngủ bên tôi

Sáng nay anh đã về nơi suối vàng"

(Một người đi tù cờ bạc vừa chết)

Tình yêu thương cao cả Bác dành cho con người đều xuất phát từ niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người. Ai từ khi sinh ra cũng mang trong mình một bản chất tốt đẹp, con người bị trở nên xấu xa bởi hoàn cảnh, nhiều người bị đẩy vào bước đường cùng không còn cách nào khác ngoài việc tự khiến mình trở nên ích kỉ, xấu xa hơn. Cuộc đời đôi khi quá khắc nghiệt khiến con người phải tự thay đổi bản thân mình để tránh khỏi lừa lọc, những hiểu lầm đáng tiếc. Sau cùng thì tất cả mọi người lại trở về cái vẻ lương thiện của mình khi đi vào giấc ngủ, khi nhắm mắt lại chìm vào giấc ngủ thì tất cả mọi người đều lương thiện như nhau, không ai là xấu xa, ích kỉ:

"Ngủ thì ai cũng như lương thiện

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền

Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên"

Truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của người dân Việt Nam cũng được thể hiện rõ nét ở Bác. Thật vậy, trong chốn ngục tù khốn khó Bác không những giúp đỡ những người xung quanh mình mà Người còn biết ơn đối với những người đã giúp mình:

"Quyển xưa sách cũ bồi thêm ấm

Chăn giấy còn hơn chẳng có chăn"

(Chăn bằng giấy của người bạn tù)

Vòng xoáy cuộc đời phức tạp cuốn xô đi bao mảnh đời, bản chất của nhiều người cũng vì thế mà thay đổi. Trong cuộc sống có người tốt, người xấu, cũng có người đáng mến, kẻ đáng khinh. Con người vẫn có thể giữ được bản chất tốt đẹp của mình mặc cho hoàn cảnh sống có như thế nào đi chăng nữa, và "Trưởng ban họ Mạc" đã chứng minh cho điều ấy.

"Trưởng ban họ Mạc người hào hiệp,

Dốc túi mua cơm giúp phạm nhân,

Đêm đến, cởi thùng cho họ ngủ,

Chẳng dùng quyền thế, chỉ dùng ân."

Bị cầm tù hàng năm trời nơi xứ lạ quê người, Bác đã phải chịu bao khổ đau cơ cực, bao tâm sự trằn trọc về cuộc đời và con người nảy sinh trong tâm trí Bác. Bác nhiều lần mong muốn thoát ra khỏi chốn ngục tù này để trở về với con đường giải phóng dân tộc, cứu vớt lấy những số phận đáng thương ấy. Thật vậy cuối cùng mong ước của Bác cũng đã trở thành sự thật, hòa với niềm hân hoan vui sướng lấy lại được tự do của mình Bác cũng bày tỏ sự biết ơn sâu sắc với ân nhân đã cứu mình khỏi nhà tù thực dân:

" Hầu Công sáng suốt, ta gặp may

Quyền tự do nay được trả rồi

Nhật kí trong tù bài chót quyển

Công ơn tái tạo tạ hồn người"

(Chót quyển)

Bác vui sướng không chỉ vì sự tự do của mình mà còn coi đó như là một sự khởi đầu, một sự hồi sinh của mình sau bao ngày lí tưởng bị giam cầm trong ngục. Sau tất cả, nhờ vào niềm tin bất diệt về bản chất tốt đẹp của con người cùng với lòng nhân ái, nhân đạo cao cả của mình mà Bác đã dệt lên được những vần thơ sâu sắc đầy nhân văn đến thế. Nếu không thực sự yêu thương trân trọng con người, nếu không tin vào bản chất đẹp đẽ của họ liệu Bác có viết lên được những dòng thơ xúc động đến thế? Liệu chúng ta có còn được lưu giữ lại những áng thơ văn bất hủ đến như thế?

Suốt mười mấy tháng ròng rã trong chốn lao tù, Bác bị chuyển lao đi từ hết nơi này sang nơi khác vất vả nhọc nhằn đến như thế nhưng trong trái tim Bác luôn nồng ấm tình cảm dành cho mọi người, Bác vẫn giữ vững niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người. Cùng với trái tim nồng ấm, bao la tình thương của mình Bác đã dệt lên bao câu chuyện động lòng sâu sắc từ những gì quan sát được, chính tai Bác nghe, mắt Bác thấy. Thật vậy tính nhân đạo của Người còn được ghi lại rõ nét qua tập "Nhật kí trong tù" mà bất cứ ai khi đọc qua cũng sẽ cảm nhận được. Đó là một tình cảm, một sự đồng cảm sâu sắc xuất phát từ sâu thẳm trong trái tim Bác, nó như ngọn lửa nhen nhóm đã bùng cháy dữ dội vượt thời gian để sưởi ấm trái tim người đọc, nhắc nhở chúng ta thêm về truyền thống tương thân tương ái của dân tộc.

Xem thêm các bài viết cùng chủ để trên Taimienphi.vn

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-va-chung-minh-tinh-nhan-dao-trong-nhat-ki-trong-tu-42248n.aspx
- Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù
- Phân tích và chứng minh thiên nhiên trong Nhật kí trong tù
- Cảm nhận thiên nhiên trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh

Tác giả: Phương Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích hai câu thơ cuối bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh
Phân tích hình ảnh Người đi đường trong bài thơ Đi đường
Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa
Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, chứng minh nhận định: Hồi kí của Nguyên Hồng không phải là những trang ghi chép một cách giản đơn...
Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
Từ khoá liên quan:

Phân tích và chứng minh tính nhân đạo trong Nhật kí trong tù

, văn mẫu Phân tích và chứng minh tính nhân đạo trong Nhật kí trong tù, phan tich va chung minh tinh nhan dao trong nhat ki trong tu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Chứng minh bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

    Phân tích tầm quan trọng của môi trường

    Bằng những kiến thức thực tế và hiểu biết của bản thân, em hãy chứng minh bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta nhằm giúp người đọc, người nghe hiểu hơn về tầm quan trọng của môi trường sống đồng thời nân ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Kịch bản lễ tri ân thầy cô 20-11

    Đối với tổ chức chương trình 20/11 thì kịch bản lễ tri ân thầy cô 20-11 là việc làm không thể thiếu được. Không chỉ giúp bạn chủ động tổ chức mọi thứ mà kịch bản này góp phần không nhỏ vào sự thành công của chương trình, từ đó giúp chương trình tôn vinh các thầy cô giáo diễn ra suôn sẻ, thành công hơn.