Phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ

Đọc truyện ngắn "Đời thừa", ta càng ngưỡng mộ, cảm phục khát vọng sáng tác cao đẹp của nhân vật Hộ bao nhiêu thì lại càng xót xa, đau đớn thay cho bi kịch đời thừa của Hộ bấy nhiêu. Thông qua bài văn mẫu phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ hi vọng rằng các bạn sẽ thêm hiểu, thêm đồng cảm về bi kịch của nhân vật Hộ hay cũng chính là bi kịch của những người trí thức trong xã hội xưa.

Đề bài: Phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ

phan tich tan bi kich cua nguoi tri thuc ngheo trong xa hoi cu qua nhan vat ho

 

Phần 1: Dàn ý phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ

Xem chi tiết Dàn ý Phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ tại đây
 

Phần 2: Bài văn mẫu Phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ

Bài làm:

Nam Cao là một trong số những cây bút xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945. Những tác phẩm của ông tập trung vào hai đề tài lớn là người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Và truyện ngắn Đời thừa là một trong số những sáng tác tiêu biểu của đề tài người trí thức. Đọc truyện ngắn Đời thừa, người đọc sẽ không thể nào quên tấn bi kịch của nhân vật Hộ.

Trước hết, bi kịch của nhân vật Hộ là bi kịch giấc mộng văn chương. Hộ là một nhà văn và với Hộ, nghệ thuật là tất cả, "ngoài nghệ thuật ra không có gì đáng quan tâm nữa". Hộ xem viết văn là sứ mệnh của cuộc đời mình và không có điều gì quan trọng hơn việc viết văn, anh luôn mang trong mình khao khát, ước muốn được trở thành một nhà văn chân chính, có thể viết được một tác phẩm mà "tác phẩm đó sẽ làm mờ hết các tác phẩm cùng ra khác ra cùng một thời." Và cùng với niềm khao khát ấy, Hộ luôn mang theo bên mình một quan niệm đích thực, giàu giá trị về văn chương và nghề viết văn. Hộ luôn quan niệm rằng "sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện." Thêm vào đó, với Hộ "văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có..." Nhưng hiện thực cuộc sống với gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền, Hộ phải lo cho cuộc sống của cả gia đình, phải chăm lo người vợ đau yếu và đàn con nhỏ, đã khiến cho Hộ không thể nào thực hiện được ước muốn cao cả của mình. Hộ không thể viết "một tác phẩm làm mờ nhạt những tác phẩm ra cùng thời" mà thay vào đó Hộ "phải in cho nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc". Và đến cuối cùng, Hộ rơi vào giấc mộng văn chương, giữa một bên là ước muốn cao cả với một bên là hiện thực khốc liệt, với gánh nặng cuộc sống đã buộc Hộ viết những tác phẩm mà bản thân anh cũng không biết nó là cái gì và rồi "sau mỗi lần đọc lại cuốn sách hay một đoạn văn kí tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn."

Đồng thời, bi kịch thứ hai của nhân vật Hộ đó chính là bi kịch tình thương. Hộ là một người luôn mang trong mình lẽ sống tình thương. Vì tình thương, "Hộ đã cứu vớt, cưu mang mẹ con Từ khi Từ bị tình phụ, những ngày tháng yêu thương và hạnh phúc...". Vì tình thương, Hộ đã chăm lo cho cuộc sống của Từ và giúp Từ thoát khỏi những đớn đau, tủi khổ trong cuộc sống. Và cũng chính bởi tình thương, Hộ luôn mong muốn mang lại cho vợ con một cuộc sống không đói rét, khổ sở, để rồi Hộ quyết định "đành phí đi một vài năm để kiếm tiền tiêu", để lo cho gia đình. Nhưng để rồi, đến cuối cùng, Hộ lại vi phạm vào lẽ sống tình thương ấy, đã giẫm đạp lên lẽ sống tình thương mà hắn suốt đời hắn theo đuổi. Hộ "trở nên cau có và gắt gỏng. Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai và với chính mình. Và nhiều khi, không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn." Thêm vào đó, Hộ đắm mình trong những cơn say và trong những cơn say ấy, Hộ "đánh Từ, đuổi cả Từ đi". Để rồi, đến lúc tỉnh rượu, Hộ lại thấy ăn năn, thấy thương vợ con nhiều quá. Và như vậy, Hộ đã rơi vào bi kịch lẽ sống tình thương, Hộ xem tình thương là trên hết nhưng cuối cùng Hộ đã có những hành động đi ngược lại lẽ sống ấy của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-tan-bi-kich-cua-nguoi-tri-thuc-ngheo-trong-xa-hoi-cu-qua-nhan-vat-ho-42165n.aspx
Tóm lại, nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa mang hai bi kịch lớn là bi kịch giấc mộng văn chương và bi kịch lẽ sống tình thương. Đồng thời, qua tấn bi kịch của nhân vật Hộ, chúng ta thấy rõ được tấm lòng nhân đạo, tài năng miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật của nhà văn Nam Cao.

Tác giả: Thuỳ Dương     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Thân phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua Chuyện người con gái Nam Xương
Phân tích vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương hay
Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa qua Cung oán ngâm và Trao duyên
Đoạn văn Phân tích bi kịch nhân vật Vũ Nương
Phân tích nhân vật Hộ để làm rõ tính bi kịch tinh thần của trí thức trước Cách Mạng Tháng Tám
Từ khoá liên quan:

phan tich tan bi kich cua nguoi tri thuc ngheo trong xa hoi cu qua nhan vat ho

, Phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em

    Buổi chào cờ được diễn ra vào mỗi thứ hai hàng tuần, em có ấn tượng gì đặc biệt với không khí, cảnh quan của buổi chào cờ ấy. Dựa vào những trải nghiệm của bản thân cùng với việc tham khảo Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em, các em hãy hoàn thành bài văn tả buổi lễ chào cờ ở trường em cho các bạn cùng lớp được biết.