Dàn ý phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ

Nam Cao sáng tác rất nhiều truyện ngắn về đề tài người trí thức trong xã hội xưa, đặc biệt ông luôn khai thác khía cạnh bi kịch tinh thần ở họ, cùng đón đọc dàn ý phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa để hiểu hơn về kiểu nhân vật này.

Dàn ý Phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ
1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét khái quát về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Đời thừa
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Tấn bi kịch của người trí thức nghèo - nhân vật Hộ
2. Thân bài
* Bi kịch thứ nhất: Bi kịch giấc mộng văn chương
- Hộ là nhà văn và với anh, nghệ thuật là tất cả "ngoài nghệ thuật... quan tâm nữa"
+ Khao khát của Hộ là trở thành một nhà văn chân chính, sáng tác ra một tác phẩm mà "làm mờ... cùng thời"
+ Quan niệm giàu giá trị về văn chương và nghề viết văn "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì... đê tiện", "văn chương không cần đến những người thợ khéo tay... sáng tạo những gì chưa có"
- Vậy nhưng hiện thực cuộc sống với gánh nặng cơm áo gạo tiền... đã khiến cho anh không thể thực hiện được ước muốn cao đẹp của mình
+ Cho in những cuốn văn viết vội vàng
+ Viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc
=> Hộ rơi vào bi kịch giấc mộng văn chương: "Sau mỗi lần đọc lại cuốn sách hay đoạn văn kí tên mình,... một thằng khốn nạn"
* Bi kịch thứ 2: Bi kịch tình thương
- Hộ luôn mang trong mình lẽ sống tình thương, nên anh đã "cứu vớt, cưu mang mẹ con Từ..."
+ Anh luôn mong muốn mang lại cuộc sống đầy đủ cho vợ con, nên "đành phí đi một vài năm để kiếm tiền tiêu"
- Vì gánh nặng vật chất:
+ Hộ đã vi phạm, giẫm đạp lên lẽ sống tình thương mà mình suốt đời theo đuổi: Hắn trở nên "cau có và gắt gỏng" với vợ con
+ Hộ đắm mình trong những cơn say và trở nên mất lí trí "đánh Từ, đuổi cả Từ đi"
=> Nhân vật rơi vào bi kịch lẽ sống tình thương: Xem tình thương là trên hết nhưng rốt cục đã có những hành động đi ngược lại với lẽ sống ấy của mình. 
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
- Nêu suy nghĩ/ cảm xúc của bản thân. 

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-tan-bi-kich-cua-nguoi-tri-thuc-ngheo-trong-xa-hoi-cu-qua-nhan-vat-ho-46953n.aspx
Xem bài mẫu: Phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ

Tác giả: Hoài Linh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích nhân vật Chí Phèo để làm nổi bật bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
Dàn ý bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua đoạn trích Sau phút chia li
Phân tích bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo - Văn mẫu lớp 11 hay nhất
Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa qua Cung oán ngâm và Trao duyên
Dàn ý bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua Chuyện người con gái Nam Xương
Từ khoá liên quan:

dan y phan tich tan bi kich cua nguoi tri thuc ngheo trong xa hoi cu qua nhan vat ho

, Dàn ý phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua n,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Kịch bản lễ tri ân thầy cô 20-11

    Đối với tổ chức chương trình 20/11 thì kịch bản lễ tri ân thầy cô 20-11 là việc làm không thể thiếu được. Không chỉ giúp bạn chủ động tổ chức mọi thứ mà kịch bản này góp phần không nhỏ vào sự thành công của chương trình, từ đó giúp chương trình tôn vinh các thầy cô giáo diễn ra suôn sẻ, thành công hơn.