Dàn ý: Phân tích nhân vật Hộ để làm rõ tính bi kịch tinh thần của trí thức trước Cách Mạng Tháng Tám
1. Mở bài
- Bi kịch trong "Đời thừa" được thể hiện qua vai diễn của nhân vật Hộ, đó không chỉ là bi kịch về gánh nặng cơm áo gạo tiền, mà còn là người nghệ sĩ phải chà đạp lên nghệ thuật chân chính, là người cha người chồng phải chà đạp lên chính nguyên tắc tình thương do mình đề ra.
2. Thân bài
- Giới thiệu về nhân vật Hộ:
+ Một văn sĩ nghèo có ước mơ và hoài bão
+ Bị trói buộc bởi gia đình, phải từ bỏ ước mơ
+ Mâu thuẫn giữa ước mơ và hoàn cảnh xô đẩy thành kẻ "đời thừa"
- Bi kịch của một người trí thức:
+ Tâm huyết với nghề, viết văn vì muốn giúp ích cho xã hội
+ Gánh nặng cơm áo đành phải viết văn kiếm tiền
- Bi kịch của một người cha, người chồng:
+ Cho mẹ con Từ mái ấm và tình thương gia đình
+ Là người chồng yêu vợ, thương con
+ Hoàn cảnh cuộc sống dồn ép, đánh đuổi vợ con, từ bỏ lí tưởng nghệ thuật của mình
- Nỗi đau của nhân vật Hộ:
+ Nỗi đau khi sống không được coi là sống
+ Sống mà vô tích sự, vô ý nghĩa
3. Kết bài
Cảm nghĩ về bi kịch tinh thần của tri thức trước Cách mạng tháng Tám: Tác phẩm "Đời thừa" của Nam Cao thực sự đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về bi kịch của văn sĩ Hộ, đồng thời cho người đọc thấu hiểu quan điểm văn chương nghệ thuật đắt giá, những giá trị nhân đạo sâu sắc mà trải qua bao thăng trầm thời gian vẫn giữ nguyên giá trị.
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-nhan-vat-ho-de-lam-ro-tinh-bi-kich-tinh-than-cua-tri-thuc-truoc-cach-mang-thang-tam-47136n.aspx
Xem bài mẫu: Phân tích nhân vật Hộ để làm rõ tính bi kịch tinh thần của trí thức trước Cách Mạng Tháng Tám