Phân tích kế hoạch bài dạy môn Khoa học

Để xây dựng kế hoạch giảng dạy khoa học, hiệu quả theo chương trình GDPT, quý thầy cô cùng tham khảo Phân tích kế hoạch bài dạy môn Khoa học dưới đây. Phân tích này giúp các thầy cô có ý tưởng, làm phong phú thêm cho kế hoạch dạy học của mình

phan tich ke hoach bai day mon khoa hoc

Phân tích kế hoạch bài dạy môn Khoa học

Những câu phân tích kế hoạch dạy học môn Khoa học cấp tiểu học trong Tập huấn trực tuyến chương trình GDPT sẽ giúp các thầy cô có thêm những ý tưởng hay cho bài làm của mình:


Câu 1: Sau khi học xong bài học, học sinh làm được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?

- Nhận biết được các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật (ánh sáng, không khí, nước, chất khoáng và nhiệt độ) thông qua thí nghiệm.
- Vận dụng được kiến thức về nhu cầu sống của thực vật để đề xuất việc làm cụ thể trong chăm sóc cây trồng.


Câu 2: Học sinh sẽ thực hiện các "Hoạt động học" nào trong bài học?

- Kết nối,nêu vấn đề vào bài học, đặt câu hỏi
- Đề xuất cách tiến hành thí nghiệm
- Đưa ra dự đoán và thảo luận về cách ghi chép, quan sát trong quá trình tiến hành thí nghiệm
- Đưa ra kết luận
- Thảo luận cả lớp
- Vận dụng


Câu 3: Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện những "biểu hiện cụ thể" của những phẩm chất năng lực nào hình thành phát triển cho học sinh?

- Năng lực tìm tòi khám phá, làm thí nghiệm về các yếu tố cần cho sự sống và sự phát triển của thực vật
- Hình thành đức tính chăm chỉ, trung thực


Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được sử dụng những thiết bị dạy học / học liệu nào?

Học sinh chuẩn bị theo nhóm: 5 cây đậu xanh (hoặc cây khác tùy chọn) được trồng trong chậu nhỏ hoặc cốc nhựa.


Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu nào về (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?

Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu để thực hành làm thí nghiệm tưới nước, đưa cây ra ngoài ánh sáng


Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?

Biết thảo luận nhóm để nêu được các yếu tố cần cho sự sống của cây; giải thích tóm tắt lại tại sao cây cần ánh sáng mặt trời, nước, không khí và đất để phát triển. Đồng thời đưa ra các đề xuất cho khám phá trong các bài học tiếp theo.


Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện các hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?

- GV cần nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động hình thành kiến thức mới cho HS; đánh giá quá trình và kết quả học tập của từng cá nhân và nhóm HS thông qua thái độ, hành vi, việc làm của cá nhân, nhóm. Chốt lại những hành vi, việc làm đúng thể hiện sự tự tin của HS, nhận xét cụ thể theo từng phẩm chất và năng lực HS cần đạt được trong bài học.


Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học nào?

Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu: tranh ảnh, sách giáo khoa, phiếu bài tập, các vật dụng, thiết bị mà giáo viên đưa ra


Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới.

- Học sinh dựa vào vốn kiến thức mình tìm được và nội dung giáo viên hướng dẫn hình thành nên khái niệm ban đầu.
- Tiến hành vận dụng các kiến thức mới vừa học để làm thí nghiệm
 

Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động rèn luyện/ vận dụng kiến thức mới là gì?

- Làm được thí nghiệm tìm hiểu về các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật
- Biết đặt câu hỏi, dự đoán, quan sát, nhận xét, giải thích và làm việc nhóm


Câu 11: Giáo viên cần nhận xét đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?

+ Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Các em hiểu được yêu cầu cô đưa ra.
- Em tích cực tham gia hoạt động.
+ Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Các em trình bày bài to, rõ ràng, đầy đủ ý, đúng nội dung bài tập.
- Các em có lắng nghe bạn trình bày và chia sẻ ý kiến bổ sung của mình cho bài của nhóm bạn.
+ Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Các nhóm đều hoàn thành yêu cầu của cô.

--------------------***------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-ke-hoach-bai-day-mon-khoa-hoc-60483n.aspx
Bên cạnh bài Phân tích kế hoạch bài dạy môn Khoa học, quý thầy cô có thể tìm hiểu thêm Kế hoạch khai giảng năm học mới và khung kế hoạch bài dạy theo Công văn 5512 tại Thuthuat.Taimienphi.vn để có thể chuẩn bị chương trình giảng dạy tốt nhất.

Tác giả: Phí Quỳnh Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020
Học trực tuyến môn Ngữ văn lớp 9 ngày 8/4/2020, Đọc hiểu bài thơ Mây và sóng
Phân tích truyện Đeo nhạc cho mèo
Học trực tuyến môn Toán học lớp 12 ngày 30/3/2020, ỨNG DỤNG CỦA TÍCH PHÂN
Soạn bài Tập đọc Thời khoá biểu, Tiếng Việt lớp 2
Từ khoá liên quan:

phan tich ke hoach bai day mon khoa hoc

, 11 cau phan tich ke hoach bai day mon khoa hoc,

SOFT LIÊN QUAN
  • Keyword Planner

    Công cụ lập kế hoạch từ khóa

    Keyword Planner được đánh giá là công cụ phân tích từ khóa phổ biến và được những người làm SEO ưa chuộng nhất, vì những giá trị hữu ích mà nó mang đến. Với Keyword Planner, các nhà quảng cáo có thể xác định được những t ...

Tin Mới