Phân tích đoạn kịch Vũ Như Tô

Văn mẫu Phân tích đoạn kịch Vũ Như Tô dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm về viết bài văn phân tích cũng như nắm chắc nội dung bài học. Thông qua bài văn mẫu các bạn học sinh còn củng cố được kiến thức và trau chuốt hơn vốn từ sử dụng cho quá trình làm văn dễ dàng và đạt kết quả tốt nhất.

phan tich doan kich vu nhu to

Phân tích đoạn kịch Vũ Như Tô

Tên bài văn/Bài soạn:Phân tích đoạn kịch Vũ Như Tô

Bài làm

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhân định: "Vũ Như Tô là vở kịch đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng. Và tính bi kịch của những nhân vật Vũ Như Tô còn tốn nhiều giấy mực. Nhất là khi chính là những câu hỏi đấy, trong một lời tựa rất ngắn thôi mà 2 lần kêu lên: Vũ Như Tô phải hay là những kẻ giết Vũ Như Tô phải ?". Thật vậy, vở kịch Vũ Như Tô đã thể hiện rõ tầm tư tưởng, vươn tới những chân giá trị về lòng yêu nước, về văn hoá và cốt cách dân tộc, về thiên chức của người nghệ sĩ trong nghệ thuật. Bằng văn phong giản dị, ngôn ngữ cao đẹp và tinh tế, Nguyễn Huy Tưởng đã để lại cho nền văn học nước nhà một kiệt tác kịch còn mãi với thời gian.

Vũ Như Tô vốn là một kiến trúc sư tài ba, tâm huyết, ở ông có một nhân cách cao cả với hoài bão lớn lao. Vua Lê Tương Dực ép ông xây lâu đài để hưởng lạc, ông đã kiên quyết từ chối, không thực hiện, chấp nhận làm trái ý vua, không chịu khuất phục trước uy quyền. Là một người không màng danh lơi, cả một đời chỉ khát khao xây dựng được tòa lâu đài nguy nga tráng lệ, bền vững cho nhân dân. Đó là khát khao của tâm hồn nghệ sĩ, mong muốn được tận hiến hết mình cho nhân dân, là một khát vọng chân chính của người làm nghệ thuật. Vũ Như Tô đã mượn uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện ý chí lớn lao đó. Cùng với sự cổ vũ, động viên của Đan Thiềm, một người yêu mến cái tài, đam mê cái đẹp, một người tri âm tri kỉcủa mình càng khiến Vũ Như Tô tin rằng điều ông làm là đúng. Nhưng liệu nghệ thuật xa rời thực tế có đạt được mục đích cao cả? Nếu mục đích nghệ thuật là chân chính nhưng con đường thực hiện là sai lầm, có lý tưởng nhưng xa rời với đời sống nhân dân liệu có thể tồn tại và phát triển. Chính điều này đã đẩy Vũ Như Tô vào mâu thuẫn đối nghịch với nhân dân. Thực tế phũ phàng khi ông một mực tin rằng mình không có tội, mình đang vì nhân dân mà xây dựng một công trình tuyệt mỹ. Ông không hề nhận ra rằng việc xây dựng Cửu Trùng Đài là trên sức lao động, xương máu, mồ hôi, nước mắt, bòn rút cùng cực sức lao động nhân dân. Mâu thuẫn xảy ra là tất yếu, nhân dân càng cực khổ càng căm giận vua tôi Lê Tương Dực.Việc tăng thêm sưu cao, thuế nặng, bòn rút của cả, bắt thợ giỏi, hành hạ người chống đối càng khiến nhân dân căm phẫn. Nỗi đau ấy lại càng nhân lên khi người chết vì tai nạn, mất mùa, đói kém ngày một tăng. Khối mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và thợ giỏi cùng nhân dân cũng ngày càng lớn. Lúc này, lợi dụng nội quốc rối ren vì mâu thuẫn, Trịnh Duy Sản - kẻ cầm đầu bọn phản nghịch lôi kéo thợ thuyền làm phản, dấy binh nổi loạn giết Lê Tương Dực, đòi giết Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Cuối cùng, Vũ Như Tô phải trả giá đắt bằng chính sinh mạng của mình.

Mâu thuẫn thứ hai đó là mâu thuẫn giữa nghệ thuật với đời sống con người. Một nghệ sĩ tài năng, đầy hoài bão khát khao như Vũ Như Tô đáng ra phải được người đời trân trọng và tạo điều kiện để phát huy tài năng vốn có, nhưng lại phải sống trong một xã hội đầy rẫy sự bất công, khi mà đời sống nhân dân đang lầm thân, cơ cực. Vũ Như Tô muốn dùng tài năng của mình để làm điều gì đó đẹp đẽ cho nhân dân mà Cửu Trùng Đài là mơ ước, là mộng tưởng của ông. Nhưng hoàn cảnh đất nước lúc này không cho phép ông thực hiện điều đó. Thợ thuyền oán hận ông, nhân dân oán hận ông, những kẻ chết vật vờ cũng oán hận ông "mày không biết mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó? Người ta oán mày hơn oán quỷ". Nghệ thuật muôn đời để phục vụ nhân dân, nghệ thuật trước hết phải vị nhân sinh. Nghệ thuật muốn vươn tới chân, thiện, mĩ hay những giá trị cao đẹp ở đời thì trước hết phải vì con người. Nó phải bắt nguồn từ đời sống, phục vụ đời sống, không có nghệ thuật rời xa trực tiếp với lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Vũ Như Tô đã bị đẩy vào tấm bị kịch không lối thoát khi thiên chức nghệ sĩ đặt nhầm chỗ, lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. Ông không thể tự trả lời câu hỏi của chính mình: "Xây dựng Cửu Trùng Đài là đúng hay sai?, là có có hay có tội?". Ông vẫn luôn day dứt rằng: " Tôi có tội gì? Tôi làm gì nên tội? Làm gì phải trốn?". Và chỉ thực sự thức tỉnh khi An Hoà Hầu ra lệnh đốt phá Cửu Trùng Đài, lúc này chỉ biết ngửa mặt lên trời mà than khóc, tuyệt vọng: "Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!". Một tiếng kêu bi ai mà phẫn uất, một lời than chứa đựng máu và nước mắt khi bao nhiêu tâm huyết bỗng bị vùi dập trước mắt mình. Vũ Như Tô là sai hay không sai, là đúng hay không đúng, là đáng thương hay đáng trách đây?. Đó luôn là câu hỏi khiến ta phải day dứt, suy ngẫm. Sau tất thảy, điều mà Nguyễn Huy Tưởng muốn hướng tới là phải biết đặt khát vọng vào hoàn cảnh của thực tại với đời sống nhân dân. Mộng của người nghệ sĩ phải được xây đắp từ chí nguyện của nhân dân và gắn với lợi ích thiết thực của nhân dân.

Với ngôn ngữ đối thoại hấp dẫn, hành động kịch được đẩy lên cao trào, mâu thuẫn nhân vật lên tới đỉnh điểm. Đồng thời, bằng việc xây dựng tính cách điển hình của nhân vật thông qua lời nói và ngôn ngữ và hành động, các lớp kịch được dẫn dắt một cách tự nhiên và hợp lí, Nguyễn Huy Tưởng đã tạo nên một tác phẩm có giá trị lớn. Đặt ra những suy nghĩ, trăn trở về những vấn đề mang tính thời đại đó là mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, giữa nghệ sĩ với nhân dân như một nhà phê bình từng nhân định:" Nghệ thuật không phải là điều bạn thấy mà là điều người khác thấy".

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-doan-kich-vu-nhu-to-42178n.aspx
Bên cạnh tài liệu trên, các em học sinh lớp 11 tham khảo thêm tài liệu Phân tích bài thơ Hầu trời tại đây.

Tác giả: Nguyễn Long Thịnh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Tuyển tập Văn mẫu lớp 10
Soạn bài Nghĩa của câu, Ngữ văn lớp 11
Soạn bài Hầu trời, Ngữ văn lớp 11
Văn mẫu lớp 6
Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học, Ngữ văn lớp 11
Từ khoá liên quan:

Phan tich doan kich Vu Nhu To

, Van mau phan tich doan kich Vu Nhu To,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn mẫu lớp 11

    Tuyển tập văn mẫu lớp 11

    Bài văn mẫu lớp 11 giúp cho các bạn học sinh lớp 11 có thêm những tài liệu hay để tham khảo và biết cách để làm một bài văn tốt. Đối với môn văn học các bạn cần phải đọc thường xuyên thì mới có thể viết hay được. Nếu chư ...

Tin Mới

  • Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Với bài phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em cần nếu được vẻ đẹp của bức tranh sông nước buồn vắng, mênh mông và cả những suy tư, tâm sự của tác giả muốn gửi gắm. Khi đáp ứng được, bài văn của các em sẽ đầy đủ ý, đạt được điểm cao.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Cách tải và chơi Age of Empires Mobile trên Android, iOS

    Age of Empires Mobile là phiên bản di động của series chiến lược thời gian thực Đế Chế PC huyền thoại. Ngay bây giờ bạn có thể tải và chơi Age of Empires Mobile để tham gia vào cuộc chiến lịch sử với các dân tộc, nhiều nền văn minh khác nhau.