Phân tích cái ngông của Tản Đà trong bài Hầu trời

Tản Đà được biết đến là một nhà thơ có cái Tôi vô cùng mạnh mẽ, cá tính, ngông nghênh nhưng lại thấu đời, hiểu được giá trị, tài năng bên trong con người mình. Cùng phân tích cái ngông của Tản Đà trong bài Hầu trời để hiểu hơn về sự sáng tạo, phong cách thơ văn của tác giả và làm tốt hơn các đề văn yêu cầu phân tích bài thơ Hầu trời sau này.

Đề bài: Anh/chị hãy phân tích cái ngông của Tản Đà trong bài Hầu trời 

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Phan tich cai ngong cua Tan Da trong bai Hau troi

Bài văn mẫu Phân tích cái ngông của Tản Đà qua bài thơ Hầu trời tuyển chọn

Mẹo Phương pháp phân tích đoạn thơ hay, ấn tượng


I. Dàn ý Phân tích cái ngông của Tản Đà qua bài thơ Hầu trời

1. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả và phong cách thơ văn.
- Hầu trời là một trong những bài thơ hay nhất của Tản Đà mà ở đó người ta thấy rõ được cái chất thơ của người thi sĩ, mà nổi bật nhất làm nên giá trị đặc sắc của bài thơ là một cái "ngông" rất Tản Đà.

2. Thân bài

a. Nền tảng của cái "ngông" trong Hầu trời:
- Giấc mơ được lên hầu trời, đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.
- Nỗi cô đơn trước cuộc đời, khao khát được thể hiện, được thấu hiểu nhưng khổ nỗi "Hạ giới văn chương rẻ như bèo", nên đành lòng ông phải tìm kiếm chốn cực lạc trong mơ cho thỏa nỗi lòng của thi sĩ.

b. Tản Đà "ngông" trong lúc đọc thơ cho chư tiên cùng Trời nghe:
- Phong thái ung dung, thích chí và vô cùng tự tin, ông đọc những vần thơ của mình một cách say sưa, mê đắm, đọc như chưa từng được đọc bao giờ "Đọc hết văn vần sang văn xuôi/Hết văn thuyết lí lại văn chơi"...(Còn tiếp)

>> Xem Dàn ý Phân tích cái ngông của Tản Đà qua bài thơ Hầu trời đầy đủ tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích cái ngông của Tản Đà qua bài thơ Hầu trời 

Tản Đà (1889-1939), tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, quê tỉnh Sơn Tây (nay là Ba Vì, Hà Nội), ông là một nhà thơ lớn đầu thế kỷ XX với một khối lượng các tác phẩm lớn gồm nhiều thể loại. Khác với nhiều trí thức đầu thế kỷ XX đang mải u buồn với nền Nho học thất sủng thì Tản Đà lại tự tìm cho mình một lối đi riêng, các tác phẩm đều thể hiện rõ nét sự chuyển giao thời đại, vẫn có những nét của thơ ca dân tộc nhưng xen vào đó là những sáng tạo, cách tân của riêng mình thi sĩ. Có lẽ chính vì tinh thần thơ ca độc đáo, thích ứng nhanh với thời cuộc nên thơ Tản Đà đã chinh phục được nhiều thế hệ độc giả mới đầu thế kỷ XX. Đọc thơ ông người ta luôn cảm nhận được một cái "tôi" lãng mạn, bay bổng vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương ưu ái, đặc biệt là sự tự ý thức về giá trị cá nhân và khao khát khẳng định mình trước cuộc đời. Hầu trời là một trong những bài thơ hay nhất của Tản Đà mà ở đó người ta thấy rõ được cái chất thơ của người thi sĩ, mà nổi bật nhất làm nên giá trị đặc sắc của bài thơ là một cái "ngông" rất Tản Đà.

Cái ngông của Tản Đà trong Hầu trời bắt nguồn từ việc nhà thơ mơ mình được lên thiên đình đàm đạo, độc thơ cho chư tiên cùng nghe, lẽ dĩ nhiên rằng việc tưởng tượng ra việc lên trời, sang cõi khác không phải là điều gì quá mới mẻ, đặc biệt là với thế hệ thi sĩ sinh sau đẻ muộn như Tản Đà. Người ta cũng đã nghe câu chuyện Cóc kiện trời, Chuyện người con gái Nam Xương, hay Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nhưng có một điều khác biệt rằng, cách vào chuyện của Tản Đà khác với cổ nhân, chuyện hầu trời của ông vốn là một giấc mơ chứ chẳng phải là chuyện hoang đường kỳ ảo xảy ra trong thế giới thực tại. Chính điều đó khiến người ta hiểu thêm về một thi sĩ cô đơn trước cuộc đời, khao khát được thể hiện, được thấu hiểu nhưng khổ nỗi "Hạ giới văn chương rẻ như bèo", nên đành lòng ông phải tìm kiếm chốn cực lạc trong mơ cho thỏa nỗi lòng của thi sĩ. Như vậy đó chính là nền tảng khởi đầu cho cái ngông của Tản Đà - một giấc mơ hầu trời, còn việc Tản Đà ngông như thế nào ta phải xét đến việc Tản Đà đã nói gì và làm gì trong giấc mơ đặc biệt ấy.

"Đọc hết văn vần sang văn xuôi
Hết văn thuyết lí lại văn chơi
Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi.
Văn dài hơi tốt ran cung mây!
Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay.
Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chúc Nữ chau đôi mày
Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng
Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay.

- "Bẩm con không dám mạn cửa Trời
Những áng văn con in cả rồi
Hai quyển Khối tình văn thuyết lí
Hai Khối tình con là văn chơi
Thần tiên, Giấc mộng văn tiểu thuyết
Đài gương, Lên sáu văn vị đời
Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch
Đến quyển Lên tám nay là mười
Nhờ Trời văn con còn bán được
Chửa biết con in ra mấy mươi?"

Phía trên là một đoạn thơ dài nói về cảnh Tản Đà đọc thơ trên thiên đình, cái ngông của thi sĩ trước hết là ở phong thái và điệu bộ khi đọc thơ. Có lẽ ít ai được như Tản Đà, một kẻ người trần mắt thịt nhưng lên tới tận cung mây mà vẫn mang phong thái ung dung, thích chí và vô cùng tự tin, ông đọc những vần thơ của mình một cách say sưa, mê đắm, đọc như chưa từng được đọc bao giờ "Đọc hết văn vần sang văn xuôi/Hết văn thuyết lí lại văn chơi". Và người thi sĩ lấy làm "đắc ý" lắm, một người phàm ngang nhiên đắc ý chốn tiên nhân, quả là ngông cuồng vô cùng, hơn thế nữa Tản Đà dường như xem chốn thiên đình là sân khấu của riêng ông, do ông làm chủ diễn, chư tiên cùng trời lúc này đây chỉ là bậc khán giả, đang phải ngưỡng mộ trầm trồ, mong ngóng từng vần thơ sốt dẻo, như trông chờ thứ âm thanh cực lạc. Cái ngông của Tản Đà còn biểu hiện ở việc ông được nhà trời săn sóc, châm trà cho "nhấp giọng" để lấy tinh thần đọc thơ, điều ấy chẳng phải thi sĩ đang tự nâng cao giá trị và tầm vóc bản thân ngang bằng với chư tiên hay sao, bởi phàm là vật của trời kẻ trần tục phúc phần độ nào mới được hưởng dụng?

Không chỉ ở phong thái tự tin, đắc ý khi đọc thơ mà Tản Đà còn "ngông" ở việc tự khen thứ văn chương của mình bằng những lời mà đôi lúc tôi nghĩ là có phần hơi tự phụ, kiêu căng một chút "Văn dài hơi tốt ran cung mây", rồi hấp dẫn đến độ thần tiên chốn cửu trùng thiên vốn từng kinh qua bao thứ nhạc họa, bao hỉ nộ ái ố trên đời, độ biết bao nhiêu kiếp cũng phải tấm tắc khen "Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay". Bởi mới nói tự tin đến mức chắc rằng văn chương hay đến mực được Trời công nhận thì chỉ đến Tản Đà mới thấy. Đồng thời sự hưởng ứng, say mê của chúng tiên đã xóa nhòa đi sự cách biệt thân phận của thần tiên và người phàm, giờ đây họ chỉ đang đứng trên bình diện thi nhân và người yêu thơ, chan hòa và gần gũi. Không chỉ vậy, Tản Đà còn mạnh dạn liệt kê hết những vốn liếng văn chương mà mình có được, nói trắng ra là đi khoe, một thi nhân đang vô cùng tâm đắc với thành tựu của mình chỉ muốn sao để người ta phải công nhận và thán phục, nào là "Hai quyển Khối tình văn thuyết lí/Hai Khối tình con là văn chơi/Thần tiên, Giấc mộng văn tiểu thuyết/Đài gương, Lên sáu văn vị đời/Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch/Đến quyển Lên tám nay là mười". Đặc biệt ông còn tự tin, vui vẻ khoe rằng "Nhờ Trời văn con còn bán được", phải nhắc lại rằng những năm đầu thế kỷ XX đất nước ta đang nằm giữa thế giao hòa của thời đại, văn chương, thi từ dường như đã bị dòng chảy của văn hóa ngoại bang làm cho khốn đốn lu mờ, thậm chí nhiều nhà trí thức cũ trở nên chán nản với cuộc đời, viết văn, viết thơ đã trở thành thứ vô giá trị, không sánh nổi với nỗi lo cơm áo gạo tiền. Thế nhưng Tản Đà thì sao, ông vẫn ung dung, tự tin rằng thơ ca mình bán được, điều đó ngầm chứng minh rằng thơ văn của ông có sức hút mạnh mẽ vô cùng, trong thời cuộc rối ren mà người ta vẫn muốn đọc sáng tác của Tản Đà, đó không phải là một điều dễ dàng, đó là cả một tài năng. Thế nên Tản Đà có quyền được "ngông", được tự tin như thế cũng phải.

Cái "ngông" của Tản Đà không chỉ dừng lại ở việc đọc thơ cho chư tiên và Trời nghe mà còn nằm ở cách mà ông thưa chuyện với Trời, ở lối nói của ông không hề có sự e dè sợ hãi, mà thay vào đó là phong thái tự tin, thành thực, xen lẫn chút hóm hỉnh, vui tươi vô cùng thoải mái. Dựa và lối nói thì dường như Tản Đà xem chư tiên và Trời là những người bạn tâm giao, có như thế ông mới dám kể lể những điều mà bấy lâu nay bản thân ông luôn cất giữ trong lòng, đó là cuộc sống nghèo khó, khiến những nhà trí thức phải nhiều phen khốn khó. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong các câu:

"Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó.
Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu."

Rồi thì Tản Đà còn "ngông" ở chỗ viết rằng mình vốn là một trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội "ngông", dễ có mấy người dám nghĩ mình là tiên, cho rằng cuộc sống khổ ải nơi trần gian là sự trừng phạt của Trời. Sau đó lại được Trời giải thích ấy không phải là Trời bắt tội mà là "Trời định sai con một việc này/Là việc "thiên lương" của nhân loại", ôi thế hóa ra Tản Đà là trích tiên được Trời tin tưởng, đưa xuống hạ giới thấu hiểu nhân gian một hồi đấy ư? Chưa hết cảnh Tản Đà trở về nhân gian cũng cho thấy cái "ngông" của Tản Đà, hết coi chúng tiên là bạn hữu, coi mình là tiên, giờ đến việc về nhà cũng khiến người ta thấy đặc biệt.

"Vâng nhời Trời dạy, lạy xin ra
Trời sai Khiên Ngưu đóng xe tiễn
Xe trời đã chực ngoài thiên môn
Chư tiên theo ra cùng tiễn biệt"

Chỉ một kẻ phàm phu (hoặc cũng có thể là trích tiên) nhưng lại vinh hạnh được thiên đình ưu ái cho xe Khiên Ngưu đưa tiễn, chúng tiên thì lũ lượt tiễn đưa, không khí ấy cảnh tượng ấy quả thật khó mà có thể tưởng tượng được. Có thể nói rằng cái "ngông" của Tản Đà dường như ở ý thơ nào cũng thấy xuất hiện, lúc đậm lúc nhạt nhưng không hề thiếu. Không chỉ trong mình ý thơ mà ở cả cách dùng từ, hành văn hóm hỉnh, phóng khoáng, bay bổng cũng góp phần làm cho cái "ngông" của Tản Đà nổi bật hơn.

Kết lại rằng, Tản Đà - "người của hai thế kỷ" (Hoài Thanh), nên lối viết và lối suy nghĩ có phần khác biệt và nổi trội bởi khi đứng giữa hai dòng nước, con người ta thường bị ép bật ra cái khác biệt, một là bị nhấn chìm và hai là ngược dòng để vươn lên, Tản Đà là kiểu thứ hai ấy. Và một khi đã bật lên được thì người thi nhân lại mang đến những nguồn cảm hứng mới mẻ, điển hình là cái "ngông" xuất phát từ khao khát được khẳng định tài năng, khẳng định cái tôi cá nhân mạnh mẽ giữa dòng đời phức tạp, nhiều biến động. Nhưng đáng buồn rằng, khoảng thời gian đầu thế kỷ XX Tản Đà vẫn còn phải vật lộn, bươn chải nhiều và thơ ông cũng chưa tìm được cho mình một vị thế xứng đáng mà nó cần có, thế nên ông phải tìm một nơi chốn khác để khẳng định giá trị thực của bản thân, dù chỉ là trong mơ, một giấc mơ tên Hầu trời.

------------------ HẾT------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-cai-ngong-cua-tan-da-trong-bai-hau-troi-48231n.aspx
Hầu trời là một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất chất ngông cùng tài năng của Tản Đà. Để có thể có những cảm nhận chân thực hơn về phong cách ngông ngênh, tài hoa của tác giả, bên cạnh bài Phân tích cái ngông của Tản Đà trong bài Hầu trời, các em có thể tìm hiểu thêm các bài văn mẫu trong danh sách các bài văn hay lớp 11 khác như: Cảm nghĩ về bài thơ Hầu trời của Tản Đà, Cái tôi phóng túng, ngông nghênh và khát khao khẳng định chính mình giữa cuộc đời của Tản Đà qua bài thơ Hầu Trời, Cái tôi độc đáo của Tản Đà trong bài Hầu Trời, Trí tưởng tượng phóng túng và tấm lòng ưu ái của Tản Đà qua bài thơ Hầu Trời,....

Tác giả: Ngọc Trinh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cái tôi độc đáo của Tản Đà trong bài Hầu Trời
Qua bài Hầu trời, chứng minh thơ Tản Đà "có thể xem như cái gạch nối giữa hai thời đại của văn học"
Cảm nghĩ của mình về tâm sự và cái ngông của Tản Đà qua bài Muốn làm thằng Cuội
Phân tích bài thơ Thề non nước của Tản Đà
Phân tích bài thơ Hầu trời
Từ khoá liên quan:

cai ngong trong Hau troi

, phan tich cai ngong cua Tan Da qua bai tho Hau troi, Phan tich cai ngong cua Tan Da trong bai Hau troi,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Cách xóa lịch sử tìm kiếm trên CH Play, ẩn nội dung đã tìm

    Bạn muốn xóa lịch sử tìm kiếm trên CH Play để bảo mật thông tin cá nhân? Tải Miễn Phí sẽ hướng dẫn từng bước đơn giản để làm sạch lịch sử tìm kiếm nhanh chóng.