Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Hi vọng với những hướng dẫn viết bài văn phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn của chúng tôi dưới đây, các bạn sẽ biết cách viết bài văn phân tích tác phẩm văn học đồng thời bồi đắp thêm tình yêu trước vẻ đẹp của thiên nhiên nơi Hương Sơn.

Đề bài: Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich bai tho bai ca phong canh huong son

Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn

 

I. Dàn ý Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chuẩn)


1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Chu Mạnh Trinh và bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca, một trong những tác phẩm có giá trị nhất miêu tả vẻ đẹp của dãy núi Hương Sơn.

2. Thân bài

- 4 câu thơ đầu: Bầu trời cảnh Bụt.
+ Vẻ đẹp chốn bồng lai tiên cảnh, núi non hùng vĩ, mây trời bảng lảng, sông nước mênh mông, một vẻ đẹp siêu thực mà con người ao ước bấy lâu được diện kiến.

+ Câu thơ hỏi khẳng định vẻ đẹp "đệ nhất động", hang động đẹp nhất…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn tại đây

 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chuẩn)

Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà văn, nhà thơ thể hiện tài năng và bày tỏ cảm xúc. Đứng trước một khung cảnh đẹp, con người khó tránh khỏi cảm giác rợn ngợp, say đắm, để rồi xuất khẩu thành thơ. Đối với Chu Mạnh Trinh, cảm xúc ấy được đẩy tới đỉnh điểm khi có dịp thăm thú Hương Sơn, một dãy núi với hệ thống núi nước trùng điệp, phức tạp, được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhất động". Trong ba tác phẩm viết về cảnh non nước hữu tình nơi đây, "Hương Sơn phong cảnh ca" là bài thơ nổi bật và giàu tính miêu tả nhất.

Bài thơ nằm trong bộ tác phẩm viết về Hương Sơn, bao gồm Hương Sơn phong cảnh ca, Hương Sơn Nhật Trình và Hương Sơn hành trình. Điểm độc đáo của Hương Sơn phong cảnh ca là tác giả sử dụng thể thơ nói tự do, không bị bó hẹp trong khuôn khổ lục bát hay Đường luật thông thường. Với tinh thần sảng khoái và sự choáng ngợp trước cảnh thiên nhiên quá đỗi mộng mơ, tác giả thể hiện sự thích thú, đồng thời là sự tôn trọng thiên nhiên và tình yêu tổ quốc thiết tha, dạt dào.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bầu trời trong trẻo, mảng vẻ đẹp chốn thần tiên khiến lòng người xốn xang:

Bầu trời cảnh Bụt.
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây,
"Đệ nhất động" hỏi là đây có phải?

"Cảnh Bụt", một cách miêu tả rất độc, lạ và sáng tạo. Miêu tả vẻ đẹp đến mức siêu thực của Hương Sơn, tác giả không dùng quá nhiều những từ ngữ mĩ miều. "Cảnh Bụt", một cảnh đẹp chỉ có ở chốn thiên đình, lại phảng phất sự duy tâm, linh thiêng, tĩnh lặng. Đây chính là Hương Sơn trong truyền thuyết, Hương Sơn mà chúa Trịnh Sâm năm xưa phải trầm trồ tán thưởng, là "ao ước bấy lâu nay" được diện kiến. Bầu trời cao rộng đưa hồn thơ cất cánh bay bổng, người đọc có thể hình dung sự rộng mở của không gian khiến ta cảm giác như đang bồng bềnh giữa những đám mây. Hòa cùng với cảnh trời ấy là non, là nước, là mây trời. "Kìa non non, nước nước, mây mây", nước thiếp núi, núi tiếp mây, tất cả sự vật như hòa thành một tổng thể bức tranh, hòa quyện vào nhau như bất tận. Chốn sơn thủy hữu tình tưởng như chỉ có trong tưởng tượng nay đã hiện rõ trước mắt nhà thơ, Hương Sơn đẹp không chỉ bởi phong cảnh hùng vĩ, không chỉ bởi hệ thống núi nước độc lạ mà còn là không khí "Bụt", thoát tục, thanh thuần. Đẹp là thế, để tác giả với tâm hồn nhạy cảm, sau sự bỡ ngỡ phút ban đầu đã phải bật thốt lên rằng: "Đệ nhất động" hỏi là đây có phải? Một câu hỏi không cần trả lời, câu hỏi chỉ để một lần nữa khẳng định lại vẻ đẹp chốn bồng lai tiên cảnh này. Vẻ đẹp khiến con người ngỡ ngàng, nét đẹp mang màu sắc tiên giới, phảng phất hương khói chốn linh thiêng. Thiên nhiên chào đón khách tham quan bằng nét đẹp thanh khiết, sạch sẽ, mời gọi những tâm hồn trong sạch và hướng thiện tới với đất Phật, nơi thiên nhiên và con người giao hòa trong một khung cảnh không thể diễn tả bằng lời.

Mười hai câu thơ tiếp theo là mười hai câu thơ tả cảnh dọc theo điểm nhìn quan sát của tác giả. Từng cảnh vật dần hiện lên theo chiếc thuyền xuôi dòng nước:

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.
Vẳng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Nhác trông lên ai khéo họa hình,
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây
Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt

Tác giả khéo léo sử dụng những thủ pháp nghệ thuật như nhân hóa, đảo ngữ,... nhằm làm khung cảnh trở nên có tình, có hồn. Sống trong đất Phật, ngay cả động vật cũng một lòng hướng thiện. Chim, cá, những con vật thường được dùng để phóng sinh trong những dịp cúng bái tụ hội lại nơi đây, những tính từ "thỏ thẻ, lững lờ" thể hiện sự an nhàn, ung dung. "Chim cúng trái, cá nghe kinh", loài vật sống ở đây được nuôi dưỡng và bồi đắp bằng những lời hay, ý đẹp của Phật tổ, sống hiền hòa và tự tại giống như người đi tu. Khung cảnh yên ả, thơ mộng dường như là điều hiển nhiên ở Hương Sơn, để "một tiếng chày kình" loáng thoáng từ xa vọng lại cũng khiến con người ta "giật mình trong giấc mộng". "Khách tang hải" ở đây được dùng để chỉ những người trần tục, khách vãng lai đến đây tham quan, thưởng ngoạn. Khách phương xa tới đây, gặp cảnh tượng yên bình, tâm hồn nhạy cảm rung động cùng thiên nhiên, bao vấn vương bụi trần đều được gột rửa sạch sẽ, tưởng như đang trong giấc mộng thần tiên. Một tiếng chày kình đánh thức giấc mộng ấy cốt cho thi sĩ nhận ra rằng, cảnh đẹp này không phải trong mơ, cảnh sắc Hương Sơn đang hiển hiện ngay trước mắt.

Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Nhác trông lên ai khéo họa hình,
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây
Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt.

Suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, hang Phật Tích, động Tuyết Quỳnh, hàng loạt những danh lam thắng cảnh nằm trong quần thể Hương Sơn được tác giả liệt kê lần lượt. Người ta thấy có sự giao hòa của con người và thiên nhiên, nếu tự nhiên ban tặng cho suối, cho hang, cho động thì con người đã biết cách tận dụng cảnh đẹp có một không hai ấy để xây dựng chùa, nơi thờ tự và tu luyện nghiêm trang, thanh khiết. Từng chi tiết hiện ra thật kì vĩ và sinh động, "đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt", "thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt", "gập ghềnh mấy lối uốn thang mây", cả một hệ thống non nước sơn thủy hữu tình trải qua hàng vạn năm hình thành, phát triển. Cái hoang sơ của Hương Sơn được bảo tồn trọn vẹn, lấp lánh của mẹ thiên nhiên, thăm thẳm hun hút những hang động huyền bí, giống như một bức họa trữ tình vẽ cảnh thiên giới hào nhoáng, lộng lẫy. Hàng loạt từ láy đứng ở đầu câu khiến người đọc hình dung được độ sâu, độ cao và cả sự khó khăn, trắc trở của những vách đá. Dường như, tạo hóa ưu ái Hương Sơn, ban cho Hương Sơn một vẻ đẹp mĩ miều cốt để con người không thể kiềm lòng khi vãn cảnh nơi đây. "Tạo hóa khéo ra tay xếp đặt", vẻ đẹp siêu thức ấy, không có một vị kiến trúc sư hay cỗ máy nào có thể tái tạo được. Ngưỡng mộ Hương Sơn, tác giả cũng bày tỏ tình cảm với quê hương, đất nước một cách tế nhị, khéo léo. "Chừng giang sơn còn đợi ai đây", giang sơn gấm vóc tươi đẹp nhường ấy cần những người hiền tài bảo vệ và phát triển.

Đứng trước cảnh sắc mĩ lệ như vậy, trong không gian ấy, văng vẳng tiếng niệm "Nam mô Phật" của những vị thiền sư đức hạnh, độ lượng.

Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật
Cửa từ bi công đức biết là bao!
Càng trông phong cảnh càng yêu.

Không khí thần tiên là nơi để tu tập, để giũ bỏ tham sân si của cuộc sống trần gian, thả trôi tâm hồn về miền cực lạc. Đất Phật, đất tổ, nơi con người và thiên nhiên giao hòa, một hình ảnh trữ tình, nên thơ. Con người và thiên nhiên cùng nhau tồn tại, trao cho nhau tình yêu thương và sự tôn trọng. "Càng trông phong cảnh lại càng yêu", một câu thơ thể hiện tâm trạng trực tiếp, câu thơ mang nặng cảm xúc tình tự, xốn xang. Màu sắc linh thiêng và kì bí của Phật pháp, người đọc cảm nhận được sự giao thoa và hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, không chỉ có núi non nước ngự trị mà còn có cả đình chùa do con người xây dựng, lòng hướng Phật do con người truyền bá, làm thiên nhiên càng thanh tịnh hơn, yên bình hơn.

Bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện cùng với tâm hồn lãng đãng, bồng bềnh, tác giả đã để lại một thi phẩm mang chiều sâu cả về khía cạnh miêu tả cũng như biểu cảm. Phong cảnh Hương Sơn hiện lên vừa kì vĩ, lý thú lại vừa gần gũi, yên bình, mang đến cho con người cảm giác khoáng đạt, thoát ly trần tục. Cảnh đẹp là thế, nhưng viết ra được, truyền tải được cảnh đẹp đến người đọc hay không, đó là cái tài hơn người của Chu Mạnh Trinh.

-------------------HẾT-----------------

Bên cạnh bài Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn, để tìm hiểu thêm về những đặc sắc nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm: Sơ đồ tư duy Bài ca phong cảnh Hương Sơn, Bình giảng Bài ca phong cảnh Hương Sơn, Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh.

 

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bai-tho-bai-ca-phong-canh-huong-son-48213n.aspx

Tác giả: Xuân Bắc     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích 12 câu đầu bài Côn Sơn Ca
Sơ đồ tư duy Bài ca phong cảnh Hương Sơn
Soạn bài Hương Sơn phong cảnh ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10, CTST
Bình giảng Bài ca phong cảnh Hương Sơn
Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn
Từ khoá liên quan:

Phan tich bai tho Bai ca phong canh Huong Son

, phan tich huong son phong canh ca, dan y phan tich bai tho bai ca phong canh huong son ,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích Thơ duyên

    Bài văn mẫu Phân tích Thơ duyên của Xuân Diệu hay mới nhất

    Nhắc đến Xuân Diệu, ta sẽ nghĩ ngay tới một hồn thơ đầy tự do, lãng mạn cùng bao thông điệp hướng về tình yêu với con người, cuộc sống. Để tìm hiểu thêm về tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa này, Taimienphi.vn gửi đến các em bài văn Phân tích Thơ duyên. Bài viết sẽ giúp em nhận ra thông điệp, ý nghĩa tác phẩm cũng như cảm nhận được sâu sắc hơn tâm tình, suy nghĩ của nhà thơ nhé. Mời em đón xem ngay sau đây.

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Link Spin Coin Master, Code Coin Master 26/12/2024

    Cập nhật Code Coin Master và spin link miễn phí mới nhất hàng ngày cho người chơi, đảm bảo bạn có thể bắn phá kiếm Vàng nâng công trình, hoàn thành