Soạn bài Hương Sơn phong cảnh ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10, CTST

Cảnh sắc thiên nhiên nơi đất Phật - Hương Sơn được nhà thơ Chu Mạnh Trinh khắc họa thật chân thực qua tác phẩm Hương Sơn phong cảnh. Tham khảo Soạn bài Hương Sơn phong cảnh, Chu Mạnh Trinh, ngắn nhất, trang 65, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo, học kì I để có thể cảm nhận rõ vẻ đẹp ấy.

Soạn bài Hương Sơn phong cảnh ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10, CTST

soan bai huong son phong canh ngan nhat ngu van lop 10 ctst

Soạn bài Hương Sơn phong cảnh ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, CTST

 

I. Trước khi đọc

* Gợi ý trả lời phần Trước khi đọc:
1. Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.
Em đã từng có cơ hội đến thăm Tràng An (Ninh Bình). Tràng An hiện lên với vẻ đẹp của nước non hùng vĩ cùng sự cổ kính của các khu di tích như đền Trình, đền tứ Trụ,... Bên cạnh đó, hệ thống các hang động với mạch nước ngầm và nhũ đá như hang Địa Linh, hang Nấu Rượu,... cũng làm nên sự phong phú trong vẻ đẹp của Tràng An.
 

II. Đọc văn bản

* Gợi ý trả lời phần Đọc văn bản:
1. Theo dõi: Lưu ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn.
- Những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn: "ước ao bấy lâu nay" => Cảm xúc mong ngóng, khát khao được đến thăm Hương Sơn.
2. Tưởng tượng: Bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này?
Phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này hiện lên vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng:
- Hang, động có vị trí như "ai khéo họa hình" tạo nên.
- Có vẻ đẹp long lanh của đá ngũ sắc và sự thăm thẳm của hang.
- Ngoài ra, sự chập chờn, gập ghềnh của lối đi lên Hương Sơn được miêu tả giống như những bậc thang làm từ mây.
=> Vẻ đẹp huyền diệu, kì ảo như chốn bồng lai tiên cảnh.
3. Theo dõi: Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bài thơ.
- Số tiếng ở mỗi câu có sự khác nhau: có câu 4 tiếng, có câu 7 tiếng hoặc 8 tiếng.
- Cách gieo vần: gieo vần chân (phải - trái, kinh - kình,...) và vần lưng ( mây - đây, kình - mình).
- Ngắt nhịp: tương đối tự do (câu 5, 6 ngắt nhịp 4/3, câu 8 ngắt nhịp 3/2/3, các câu thơ 8 chữ như 9, 10 được ngắt nhịp 2/2/2/2,...).
- Cách kết thúc bài thơ: sử dụng quan hệ từ "càng - càng" để nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn và tình cảm của tác giả.
 

II. Sau khi đọc

* Gợi ý trả lời phần Sau khi đọc:
Câu 1 (trang 67, SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1):
Bố cục bài thơ: chia thành 3 phần
- Phần 1 (4 câu đầu): cảm xúc và cái nhìn của tác giả khi đặt chân đến Hương Sơn.
- Phần 2 (từ câu 5 đến câu 16): miêu tả phong cảnh Hương Sơn theo bước chân của "khách tang hải".
- Phần 3 (từ câu 17 đến hết): tấm lòng từ bi, bác ái và tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
Câu 2 (trang 67, SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1):
Một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ:
- Đoạn một: "bầu trời cảnh Bụt", "non non, nước nước, mây mây" => vẻ đẹp thoát tục của Hương Sơn.
- Đoạn hai: "thỏ thẻ rừng mai", "lững lờ khe Yến" => vẻ đẹp thiên nhiên trong lành, tươi mát nơi cửa Phật.
- Đoạn ba: "đá ngũ sắc long lanh", "chập chờn mấy lối uốn thang mây" => vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.
- Đoạn bốn: "tạo hóa khéo ra tay xếp đặt" => khẳng định vẻ đẹp vĩnh hằng của Hương Sơn.
Soan Bai ca phong canh Huong Son ngan nhat

Soạn văn bài Hương Sơn phong cảnh ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10, CTST

Câu 3 (trang 67, SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1):
- Chủ thể trữ tình của bài thơ là:
+ Chủ thể ẩn.
+ Chủ thể nhập vai.
- Đó là:
+ Chủ thể ẩn không xuất hiện trực tiếp mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận được chủ thể đó đang quan sát và rung động trước phong cảnh Hương Sơn.
+ Chủ thể nhập vai vào nhân vật "khách tang hải" ngắm cảnh Hương Sơn.
Câu 4 (trang 67, SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1):
* Diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ:
- Cảm xúc thành kính, háo hức trước vẻ đẹp hài hòa non, nước và mây nơi cảnh Phật - "đệ nhất động".
- Ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước vẻ đẹp toàn cảnh Hương Sơn.
- Bộc lộ tình cảm yêu mến của mình "càng trông phong cảnh càng yêu".
Câu 5 (trang 67, SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1):
* Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và bộc lộ tình cảm yêu mến, gắn bó với quê hương, đất nước.
* Phân tích hiệu quả của cách xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ đối với việc thể hiện cảm hứng ấy:
- Xây dựng hình ảnh: "một hang lồng bóng nguyệt", "mây lối uốn thang mây", "đá ngũ sắc long lanh", "thỏ thẻ rừng mai",...
=> Làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên và những công trình của con người.
- Sử dụng từ ngữ:
+ "Đệ nhất động" "giật mình", "ai khéo họa hình",...
=> Khẳng định vẻ đẹp mê người của phong cảnh Hương Sơn.
+ Các từ ngữ chỉ hình ảnh, âm thanh: "lững lờ", "thăm thẳm", "thỏ thẻ",...
=> Gợi tả những âm thanh, hình ảnh muôn màu, muôn vẻ của Hương Sơn.
- Biện pháp tu từ:
+ Điệp từ: "này" => thể hiện sự phong phú trong vẻ đẹp của thiên nhiên, phong cảnh nơi đây.
+ So sánh "đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt" => khắc họa vẻ đẹp long lanh, huyền ảo, diễm lệ của các hang, động.
+ Nhân hóa "cá nghe kinh" => làm cho sự vật trở nên có hồn, sống động và gần gũi hơn.
+ Câu hỏi tu từ "Đệ nhất động" hỏi rằng đây có phải?" => khẳng định vẻ đẹp của Hương Sơn.
Câu 6 (trang 67, SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1):
- Vai trò của vần và nhịp trong bài thơ:
+ Tạo nên sự liên kết về âm thanh cho bài thơ.
+ Tạo nên nhịp điệu cho từng câu thơ.
+ Làm nổi bật cảm xúc của chủ thể trữ tình trước cảnh đẹp Hương Sơn.
Câu 7 (trang 67, SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1):
Em đã từng tìm hiểu về thiên nhiên Sa Pa thông qua các phương tiện như video và hình ảnh. Sa Pa hiện lên vừa kì vĩ, vừa thơ mộng với những dãy núi cao thấp, trùng trùng điệp điệp cùng rừng hoa đào hồng thắm trong sương sớm. Thời tiết ở Sa Pa bốn mùa đều mang tới cảm giác dễ chịu cho khách du lịch. Đến thăm Sa Pa mùa nào cũng đẹp. Mỗi mùa là một bức tranh đặc sắc. Mùa xuân, ta được đắm chìm trong không khí sương sớm và hương sắc của Tết. Mùa hè, ta bắt gặp những cơn gió mát và dòng suối trong. Mùa thu, bầu trời nắng nhẹ và về tối, trời sẽ se se lạnh. Mùa đông, Sa Pa khoác lên mình bộ áo mới khi trời đổ tuyết trắng xóa bao phủ cả thị trấn. Mong rằng, một dịp nào đó, em sẽ có cơ hội ghé thăm Sa Pa - nơi có thiên nhiên, phong cảnh mà em yêu thích.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-huong-son-phong-canh-ngan-nhat-ngu-van-lop-10-ctst-71990n.aspx
Bài thơ đã mang đến cho người đọc khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, vừa kì vĩ, vừa nên thơ nơi "đệ nhất động" Hương Sơn. Nếu gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị bài mới, em hãy ghé thăm Taimienphi.vn để cập nhật các văn mẫu lớp 10 mới nhất như:
- Soạn bài Thơ duyên
- Soạn bài Lời má năm xưa

Tác giả: Nguyễn Cảnh Nam     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Chân trời sáng tạo PDF
Giải bài tập trang 80, 81 SGK Toán 3 Tập 2, sách Chân trời sáng tạo
Cảm nghĩ về tác phẩm Việt Nam quê hương ta
Giải Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 2, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
Từ khoá liên quan:

soan bai huong son phong canh ngu van lop 10 ctst

, bai huong son phong canh ngu van lop 10 ctst, huong son phong canh ngu van lop 10 ctst,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Chân trời sáng tạo

    File sách mềm Chân trời sáng tạo cho học sinh

    Bộ Sách Chân trời sáng tạo là một trong những bộ sách giáo khoa mới được phát triển theo chương trình mới do Nhà xuất bản Giáo dục đưa ra. Tương tự như các bộ sách khác, bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo này cũng được ...

Tin Mới