Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

Các em có gặp khó khăn khi Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống không? Mời các em tham khảo nội dung dưới đây để chuẩn bị cho bài thuyết trình của mình một cách tốt nhất.

Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

noi va nghe gioi thieu danh gia ve noi dung va nghe thuat cua mot tac pham truyen ngu van 10 ket noi tri thuc voi cuoc song

Văn mẫu Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể


I. Dàn ý

1. Dàn ý số 1: Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật tác phẩm "Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên"
a. Mở đầu:
- Nêu đề tài của bài nói, trình bày lý do lựa chọn đề tài.
b. Triển khai:
- Nội dung: Kể về chiến thắng của Ngô Tử Văn trước cái xấu, cái ác (chàng đã vạch trần bộ mặt hồn ma tên tướng giặc, trả lại đền cho Thổ công, sau này, chàng được nhận chức Phán sự đền Tản Viên).
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo: Ngô Tử Văn được khắc họa là một nhân vật khảng khái, cương trực. Tác phẩm ca ngợi Tử Văn trước cái xấu, cái ác. Đồng thời, qua nhân vật Tử Văn, tác giả còn làm nổi bật ước mơ về một lẽ sống công bằng của nhân dân.
+ Yếu tố kì ảo hấp dẫn: Nhân vật kì ảo: hồn ma tên tướng giặc, Diêm Vương, Thổ công, quỷ Dạ Xoa,... Chi tiết kì ảo: Ngô Tử Văn chết đi sống lại, không gian âm dương nối liền,....
+ Lời kể chuyện thú vị.
c. Kết luận:
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài nói, đưa ra một số ý tưởng mở rộng.
2. Dàn ý số 2: Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn "Chữ người tử tù"
a. Mở đầu:
- Nêu đề tài của bài nói, trình bày lý do lựa chọn đề tài.
b. Triển khai:
- Nội dung: Kể về cuộc gặp gỡ đầy éo le giữa Huấn Cao - người dũng cảm, kiên cường, có tài năng viết chữ đẹp và viên quản ngục - người đại diện cho trật tự xã hội đương thời.
- Nghệ thuật:
+ Thủ pháp xây dựng nhân vật với hai tuyến đối lập: Một bên là người tử tù với ý chí dũng cảm và tài năng thư pháp, một bên là viên quản ngục đại diện cho giai cấp cầm quyền trong xã hội đương thời nhưng có lòng yêu cái đẹp.
+ Tình huống truyện hấp dẫn, thú vị.
+ Ngôn từ gần gũi, hình ảnh sinh động tạo ấn tượng cho người đọc.
c. Kết luận:
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài nói, đưa ra một số ý tưởng mở rộng.


II. Bài tham khảo Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện

1. Bài tham khảo số 1: Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật tác phẩm "Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên"

Xin chào cô và các bạn, em là Hà Linh. Sau đây, em xin trình bày bài nói: "Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên". Hi vọng cô và các bạn lắng nghe, đóng góp ý kiến để bài thuyết trình của em được tốt hơn.

Trước hết, em xin trình bày lý do lựa chọn tác phẩm "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" để giới thiệu, phân tích. Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, quê ở Hải Dương, ông là "danh sĩ thời Lê Sơ". Tác phẩm"Truyền kì mạn lục" của ông đã để lại những rung động sâu sắc trong lòng người đọc. Nguyễn Dữ đã ghi chép lại những câu chuyện lạ trong dân gian từ thời Lý đến thời Lê Sơ với nhiều sáng tạo. Nổi bật trong tập truyện truyền kì này không thể không nhắc tới "Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên".

Tiếp theo, em xin phép tóm tắt sơ lược nội dung tác phẩm. Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, Lạng Giang, chàng nổi tiếng trong vùng với "tính cách cương trực, khảng khái". Ở nơi chàng sinh sống có một ngôi đền rất thiêng. Vào cuối đời nhà Hồ, khi "quân Ngô sang lấn cướp", viên Bách hộ họ Thôi tử trận gần đó đã chiếm lấy ngôi đền rồi yêu làm quái trong dân gian". Điều này khiến Ngô Tử Văn rất tức giận, chàng quyết định đốt đền. Sau khi đốt đền và trở về nhà, chàng lên cơn sốt. Hồn ma tên bại tướng phương Bắc hiện lên đe dọa chàng trả lại ngôi đền như cũ nếu không sẽ khiến chàng gặp phải tai vạ. Ngô Tử Văn không hề sợ hãi mà vẫn ngồi "ngất ngưởng tự nhiên". Trong cuộc đối chất ở điện Diêm Vương, Ngô Tử Văn đã dũng cảm vạch trần sự gian dối của tên tướng giặc. Kết thúc truyện cũng là lúc Ngô Tử Văn nhận lời tiến cử của Thổ Công làm Phán sự đền Tản Viên.

Tác phẩm đã thành công xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn với những nét đẹp lý tưởng. Qua nhân vật Ngô Tử Văn, tác giả đã đề cao tính cương trực, dám đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác. Không chỉ vậy, nhân vật còn góp phần còn thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một cuộc sống công bằng, yên bình, ấm no.

Trái ngược với Tử Văn, viên Bách hộ họ Thôi chính là đại diện của cái ác. Một tên tướng bại trận lưu vong nơi đất khách mà cướp ngôi đền của Thổ thần để tác oai, tác quái, hắn còn xảo trá tới mức đút lót, dọa nạt những tên quỷ Dạ Xoa.

Tác phẩm còn lên án, tố cáo chế độ phong kiến đương thời với những tên tham quan, chà đạp lên đời sống của người dân. Ta có thể nhận thấy điều này qua không gian kì ảo ở thế giới âm ti. Nhân vật Diêm Vương được khắc họa là một người chính trực, phán xử đúng tội. Lời nói của Diêm Vương khi răn đe lũ quỷ sai cũng thể hiện ước mơ của nhân dân về lẽ công bằng trong xã hội.

Cốt truyện đầy kịch tính kết hợp với các yếu tố kì ảo dày đặc đã làm nổi bật sự đối lập giữa Ngô Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc. Bên cạnh đó, lối kể chuyện lôi cuốn giúp tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn. Ngôi kể thứ ba được sử dụng làm nổi bật cái nhìn linh hoạt, khách quan, tự do của người kể về những sự kiện diễn ra.

Tác phẩm "Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên" rất hay và giàu ý nghĩa. Tác phẩm đề cao sự dũng cảm, kiên cường, dám đương đầu trước cái xấu và cái ác. Đồng thời, góp phần lên án chế độ phong kiến đương thời với những tên tham quan; thể hiện khát vọng về cuộc sống công bằng của nhân dân.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc, cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe! Rất mong nhận được những ý kiến góp ý của cô và các bạn.

Gioi thieu danh gia ve noi dung va nghe thuat cua mot truyen

Bài văn mẫu: Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

2. Bài tham khảo số 2: Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn "Chữ người tử tù"

Xin chào cô và các bạn, em là Hà Linh. Sau đây, em xin trình bày bài nói: "Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Chữ người tử tù". Mong cô và các bạn lắng nghe, đóng góp ý kiến để bài thuyết trình của em được hoàn thiện hơn.

Đầu tiên, em xin phép trình bày lý do lựa chọn tác phẩm "Chữ người tử tù" để giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật. Khi tìm hiểu về tác giả Nguyễn Tuân, hẳn chúng ta đều biết ông là người "suốt đời đi tìm cái đẹp", trước cách mạng tháng Tám, tác phẩm của ông "thoát li hiện thực, tìm về một thời vang bóng". "Vang bóng một thời" là tập truyện tiêu biểu cho phong cách ông trước cách mạng, trong đó, ta không thể không nhắc đến "Chữ người tử tù" - một tác phẩm nổi bật lên quan điểm của Nguyễn Tuân về cái đẹp và cái tâm.

Tiếp theo, em xin trình bày phần giới thiệu, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn. "Chữ người tử tù" ban đầu có tên là "Dòng chữ cuối cùng" được in trên tạp chí Tao Đàn, sau khi in thành sách mới đổi lại tên. Chủ đề của tác phẩm góp phần cho người đọc thấy rõ quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân "Cái đẹp có thể sinh ra từ cái xấu, cái ác nhưng không thể sống chung với cái xấu, cái ác".

Mở đầu tác phẩm là tình huống gặp gỡ hết sức éo le của Huấn Cao - người tử tù có tài năng viết chữ đẹp và viên quản ngục - người mê tài năng viết chữ của Huấn Cao. Vị thế của hai nhân vật tỏ rõ sự đối lập, một người là tử tù, một người đại diện cho luật lệ, trật tự xã hội đương thời. Ấy vậy mà trên phương diện nghệ thuật, vị thế của họ lại đảo ngược nhau.

"Chữ người tử tù" đã thành công khắc họa nhân vật Huấn Cao với tài năng và tâm hồn cao đẹp. Khi phản đối triều đình và bị bắt, ông vẫn giữ tư thế hiên ngang trước lời đe dọa của những tên lính áp giải. Khi viên quản ngục đối xử đặc biệt với Huấn Cao, ông tỏ ra khinh thường. Tài viết chữ đẹp của Huấn Cao được nhiều người biết đến "người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp". Không chỉ có tài năng viết chữ, ông còn là người có tấm lòng thiên lương, Huấn Cao bình sinh không ép mình vì vàng bạc mà cho chữ bao giờ, chữ của ông là mong mỏi của bất cứ ai "Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ". Tấm lòng thiện lương còn được thể hiện qua việc ông cho chữ viên quản ngục "Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ".

Viên quản ngục là người yêu và coi trọng cái đẹp nhưng phải làm việc ở nơi đầy dối gian, tàn nhẫn. Nhưng dù vậy, ông vẫn giữ được tâm hồn cao đẹp với mong muốn có được chữ Huấn Cao để treo trong nhà. Vẻ đẹp tâm hồn viên quản ngục được thể hiện rõ trong cảnh cho chữ "viên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng". Trước lời khuyên của Huấn Cao, viên quản ngục chắp tay vái "kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

Bằng ngôn ngữ tinh tế, tình huống truyện hấp dẫn, tác phẩm đã thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về "cái tài gắn với cái tâm". Tác phẩm cũng gợi lên cho người đọc hình dung về không khí cổ xưa nay chỉ còn một thời vang bóng. Nhịp điệu câu văn chậm, thong thả kết hợp với thủ pháp xây dựng nhân vật đối lập, hấp dẫn cũng tạo nên thành công cho tác phẩm.

Nội dung và nghệ thuật góp phần làm nổi bật quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân "Cái tài đi với cái tâm", "Cái đẹp có thể sinh ra từ cái ác nhưng không thể sống chung với cái xấu và cái ác".

Bài thuyết trình của em đến đây là hết. Mong cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài thuyết trình của em được hoàn thiện hơn. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!

Đối với bài nói giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật một tác phẩm truyện, các em cần triển khai đủ các phần: tóm tắt tác phẩm; phân tích, đánh giá chủ đề của truyện; phân tích nghệ thuật được sử dụng. Mong rằng, qua bài tham khảo trên đây, các em sẽ có thêm định hướng để hoàn thiện bài nói của bản thân.

https://thuthuat.taimienphi.vn/noi-va-nghe-gioi-thieu-danh-gia-ve-noi-dung-va-nghe-thuat-cua-mot-tac-pham-truyen-ngu-van-10-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-71499n.aspx
Các bài văn mẫu lớp 10 hay khác:
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn 10 Cánh Diều
- Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội Ngữ văn 10 Cánh Diều

Tác giả: Phương Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

noi va nghe gioi thieu danh gia ve noi dung va nghe thuat cua mot tac pham truyen ngu van 10 ket noi tri thuc voi cuoc song

, gioi thieu danh gia ve noi dung va nghe thuat cua mot truyen ke, phieu gioi thieu danh gia ve noi dung va nghe thuat cua mot truyen ke,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới