Nghị luận Vấn đề Ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hay nhất, ngắn gọn

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là điều bắt buộc, không chỉ đảm bảo an toàn cho bản thân mà cho những người xung quanh. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng không đội mũ bảo hiểm vẫn đang diễn ra. Các em cùng viết bài Nghị luận Vấn đề Ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để mọi người hiểu hơn về vấn đề này.

Bài viết liên quan

Đề bài: Nghị luận Vấn đề Ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
 1. Mở bài
 2. Thân bài
 3. Kết bài
II. Bài văn mẫu

nghi luan van de y thuc doi mu bao hiem khi tham gia giao thong

Nghị luận Vấn đề Ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ngắn gọn
 

I. Dàn ý Nghị luận Vấn đề Ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông (Chuẩn)


1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận: Ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ở nước ta.


2. Thân bài

a. Thực trạng về ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
- Hầu hết, mọi người dân, từ những em nhỏ cho đến người già khi tham gia giao thông dù là điều khiển phương tiện hay ngồi ở ghế sau đều có ý thức đội mũ bảo hiểm.
- Bên cạnh đó vẫn còn một số người dân thiếu ý thức, xem việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một việc làm vô bổ, mang tính ép buộc.
- Những người vi phạm pháp luật, không đội mũ là những người ở độ tuổi thanh thiếu niên, những học sinh ở các trường phổ thông.

b. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan:
+ Sự quản lí của xã hội, những chế tài xử lí còn mang tính chất cảnh cáo, chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm.
+ Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân chưa thực sự đem lại hiệu quả, chưa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân.
+ Lực lượng cảnh sát giao thông ở các địa phương còn mỏng, chưa có sự phân bố rộng khắp để có thể kịp thời kiểm soát, xử lí các trường hợp vi phạm.

- Nguyên nhân chủ quan:
+ Chưa ý thức, chưa thấy hết được tầm quan trọng, giá trị to lớn của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
+ Lối sống buông thả, xem thường pháp luật, sự an toàn của bản thân và cả những người xung quanh mình.
+ Lối sống thích thể hiện, muốn hơn người, khác người của một bộ phận giới trẻ ngày nay

c. Hậu quả
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông mang lại an toàn cho bản thân và những người xung quanh, thể hiện lối sống văn minh.
- Thiếu ý thức không đội mũ bảo hiểm lại để lại nhiều hậu quả và hệ lụy đáng tiếc:
+ Việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nếu chẳng may xảy ra tai nạn sẽ để lại nhiều di chứng đáng tiếc thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
+ Làm mất đi vẻ đẹp của văn hóa giao thông Việt Nam.
+ Trở thành hình ảnh xấu đối với những người xung quanh, trở thành tấm gương xấu đối với những người xung quanh khác.

d. Biện pháp
- Cần tăng cường và nâng cao các chế tài xử lí đối với những hành vi vi phạm.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục rộng rãi và sâu sắc đến tất thảy mọi người dân trên toàn đất nước để người dân thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Sản xuất đa dạng hóa các mẫu mã, kiểu dáng mũ bảo hiểm và giảm giá thành sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng.


3. Kết bài

Khái quát lại về ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ở nước ta và nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó.


II. Bài văn mẫu Nghị luận Vấn đề Ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hay nhất (Chuẩn)

Trong những năm gần đây, giao thông luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu của  toàn xã hội. Có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và đội mũ bảo hiểm là một trong số đó. Tuy nhiên, ý thức đội mũ bảo hiểm của người dân khi tham gia giao thông vẫn luôn là một vấn đề nóng hổi.

Từ lâu, việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một trong số những quy định nghiêm ngặt nhất ở nước ta. Nhìn chung, hầu hết, mọi người dân, từ những em nhỏ cho đến người già khi tham gia giao thông dù là điều khiển phương tiện hay ngồi ở ghế sau đều có ý thức đội mũ bảo hiểm, chấp hành các quy định đã đề ra. Họ luôn lựa chọn cho mình những chiếc mũ đạt tiêu chuẩn và phù hợp với đặc điểm của bản thân. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số người dân thiếu ý thức, coi thường an toàn của bản thân và những người xung quanh. Họ xem việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một việc làm vô bổ, mang tính ép buộc. Hầu hết những người vi phạm pháp luật, không đội mũ là những người ở độ tuổi thanh thiếu niên, những học sinh ở các trường phổ thông.

Có thể thấy, việc thiếu ý thức, chưa chủ động đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết là do sự quản lí của xã hội, những chế tài xử lí còn mang tính chất cảnh cáo, chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm. Cùng với đó, còn do các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân chưa thực sự đem lại hiệu quả, chưa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát giao thông ở các địa phương còn mỏng, chưa có sự phân bố rộng khắp để có thể kịp thời kiểm soát, xử lí các trường hợp vi phạm. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn có những nguyên nhân chủ quan khác từ phía người tham gia giao thông. Một số trường hợp chưa ý thức hết được tầm quan trọng, giá trị to lớn của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Thêm vào đó, hiện tượng tiêu cực này còn bắt nguồn từ lối sống buông thả, xem thường pháp luật, thích thể hiện, muốn hơn người, khác người của một bộ phận giới trẻ ngày nay. 

Và nếu như việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông mang lại an toàn cho bản thân và những người xung quanh, thể hiện lối sống văn minh, thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật thì việc thiếu ý thức, không đội mũ bảo hiểm lại để lại nhiều hậu quả và hệ lụy đáng tiếc.Nếu chẳng may xảy ra tai nạn, con người sẽ phải nhận lại nhiều di chứng đáng tiếc, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Cùng với đó, hành động vô ý thức kia còn làm mất đi vẻ đẹp của văn hóa giao thông Việt Nam trong cách nhìn, cách nghĩ của du khách và bạn bè thế giới. Không chỉ vậy, nó còn trở thành tấm gương xấu cho trẻ nhỏ, mang đến những ảnh hưởng sai lệch về nhận thức và cách sống của thế hệ tương lai. 

Việc thiếu ý thức, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để lại nhiều hệ lụy, hậu quả đáng tiếc. Chính vì vậy chúng ta cần có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao ý thức cho người dân. Trước hết, cần tăng cường và nâng cao các chế tài xử lí đối với những hành vi vi phạm. Cùng với đó, cần có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục rộng rãi và sâu sắc đến tất thảy mọi người dân trên toàn đất nước để người dân thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Ngoài ra, có thể sản xuất đa dạng hóa các mẫu mã, kiểu dáng mũ bảo hiểm và giảm giá thành sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng.

Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là vô cùng cần thiết đối với tất cả mọi người. Song, không phải bất cứ ai cũng ý thức rõ ràng về điều đó. Vì vậy, cần có giải pháp kịp thời, hữu hiệu để nâng cao ý thức cho người dân nhằm tạo ra văn hóa giao thông tốt đẹp, ý nghĩa ở Việt Nam.

----------------------HẾT----------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-van-de-y-thuc-doi-mu-bao-hiem-khi-tham-gia-giao-thong-57378n.aspx
Ý thức tham gia giao thông là một chủ đề nghị luận hay giúp các em luyện tập kĩ năng viết bài bàn luận, bày tỏ ý kiến về một vấn đề xã hội, Bên cạnh đó, các em có thể tự nâng cao kiến thức và kĩ năng viết bài nghị luận xã hội qua việc luyện tập với các chủ đề: Nghị luận về vấn đề nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống, Nghị luận xã hội về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay, Nghị luận xã hội vể ý thức học tập, Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông.

Tác giả: Thuỳ Dương     (3.8★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

Nghi luan Van de Y thuc doi mu bao hiem khi tham gia giao thong

, nghi luan hien tuong hoc sinh di xe dap dien khong doi mu bao hiem, trinh bay suy nghi ve viec chap hanh luat doi mu bao hiem,

Tin Mới