Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích, Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức với cuộc sống

Truyện cổ tích đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ. Đội ngũ Taimienphi.vn mời em tham khảo bài Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích., Tiếng Việt 4, Kết nối tri thức để hiểu hơn về cách chia sẻ những mẩu chuyện ấy đến mọi người nhé.

Đề bài: Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích.

lap dan y ke lai mot cau chuyen co tich ma em yeu thich tieng viet 4 ket noi tri thuc voi cuoc song

* Gợi ý dàn ý Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

I. Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích - mẫu số 1:

Truyện "Cây tre trăm đốt"

1. Mở bài:

- Giới thiệu về câu chuyện em lựa chọn: "Cây tre trăm đốt".

2. Thân bài:

* Lần lượt kể lại diễn biến câu chuyện:

- Anh nông dân nghèo đi làm người ở cho nhà phú ông.

- Phú ông không muốn tốn tiền, nói ngon ngọt với anh nông dân rằng nếu làm việc chăm chỉ thì ông ta sẽ gả con gái cho.

- Anh nông dân ra sức làm việc nhưng lão phú ông lại lật lọng, nhận lời gả con gái cho một nhà giàu làng bên.

- Lão phú ông bắt anh nông dân phải đi kiếm được cây tre có 100 đốt thì mới cho làm lễ thành hôn.

- Anh chàng vào rừng nhưng tìm mãi không được cây tre trăm đốt. Quá đỗi buồn rầu, anh ta ngồi khóc nức nở.

- Bụt hiện lên hỏi sự tình và giúp đỡ:

+ Bụt bảo anh nông dân đi gom 100 đốt tre về.

+ Khi hô "Khắc nhập! Khắc nhập!", 100 đốt tre nối liền lại thành một.

+ Khi hô "Khắc xuất! Khắc xuất!", những đốt tre lại rời ra như cũ, giúp anh nông dân có thể mang về được.

- Anh nông dân về lại nhà phú ông đúng lúc cỗ bàn linh đình.

- Anh ta hô "Khắc nhập! Khắc nhập!" để các đốt tre dính vào với nhau. Lão phú ông định chạy ra gỡ thì bị dính liền luôn vào cây tre. Ai ra giúp cũng đều chịu cảnh tương tự.

- Đến khi phú ông khóc lóc nhận lỗi, hứa giữ lời gả con gái cho thì anh nông dân mới hô "Khắc xuất! Khắc xuất!" để thả ông ta.

- Cuối cùng, anh nông dân cũng lấy được vợ như ý nguyện.

* Bài học rút ra:

- Người ở hiền thì sẽ gặp lành.

- Kẻ gian xảo, tham lam sẽ phải nhận bài học thích đáng.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa của câu chuyện đối với bản thân.

II. Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích - mẫu số 2:

Truyện "Sự tích chú Cuội"

1. Mở bài:

- Giới thiệu câu chuyện "Chú Cuội".

2. Thân bài:

* Lần lượt kể lại diễn biến câu chuyện:

- Chàng tiều phu tên Cuội trong một lần tình cờ đã phát hiện ra loài cây có khả năng "cải tử hoàn sinh".

- Cuội mang cây về trồng và giúp đỡ được rất nhiều người.

- Cuội cứu sống được một chú chó và đưa chú chó đó về nhà nuôi.

- Một lần, Cuội cứu sống con gái phú ông. Nhờ vậy, phú ông đã gả luôn con gái cho anh. Hai vợ chồng sống với nhau vô cùng hòa thuận.

- Có bọn cướp ghen ghét, nhân lúc Cuội đi vắng đã giết vợ Cuội và quẳng bộ lòng đi.

- Do không còn lòng, Cuộc không thể nào hồi sinh được.

- Chú chó thương chủ đã nguyện dâng hiến bộ lòng của mình.

- Sau khi cứu vợ, Cuội đắp một bộ lòng bằng đất và cứu được cả chú chó trung thành.

- Vợ Cuội sống lại nhưng trở nên hay quên, tưới nước bẩn cho cây thần khiến nó bay lên trời.

- Cuội do tiếc cái cây nên đã túm lấy rễ cây. Thế là cả người cả cây bay lên cung trăng.

* Bài học rút ra:

- Cần chăm giúp đỡ người khác, làm nhiều việc thiện.

- Cuộc sống của con người là hữu hạn. Vậy nên cần biết trân quý hiện tại và hướng tới tương lai tươi sáng.

3. Kết bài:

- Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của em về câu chuyện.

lap dan y ke lai mot cau chuyen co tich ma em yeu thich tieng viet 4 ket noi tri thuc voi cuoc song 2

III. Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích - mẫu số 3:

Truyện "Vịt con xấu xí"

1. Mở bài:

- Giới thiệu về câu chuyện mà em lựa chọn: "Vịt con xấu xí".

2. Thân bài:

* Lần lượt kể lại diễn biến câu chuyện:

- Bên bờ hồ, có một chị vịt đang chờ đợi đàn con chào đời.

- Trong khi các quả trứng khác đã nở, chỉ riêng có một quả to nhất mãi không chịu nứt vỏ.

- Nhờ sự kiên trì của mẹ vịt, quả trứng cuối cùng cũng nở. Nhưng xuất hiện lại là một chú vịt con to lớn, xấu xí với bộ lông xám xịt.

- Vì ngoại hình khác biệt, vịt con xấu xí luôn bị bắt nạt, xa lánh, ghẻ lạnh bởi tất cả mọi người.

- Do không thể chịu được sự xua đuổi, vịt con xấu xí đã quyết định bỏ đi. Tuy nhiên đi đến đâu cậu cũng bị hắt hủi.

- Vịt con xấu xí bắt đầu hành trình tìm kiếm chốn nương thân:

+ Gặp được ngôi nhà nhỏ của bà cụ hiền từ -> Bị anh mèo, chị gà chê bai, hắt hủi nên đành phải ra đi.

+ Vịt con gặp một đàn thiên nga xinh đẹp -> Càng tủi thân, gục mặt xuống tuyết khóc nức nở đến mức bị băng phủ kín.

+ Được bác gác rừng cứu giúp, đem về nhà sưởi ấm -> Đàn chuột phá tung nhà, vịt con bị bà chủ hiểu nhầm nên đuổi ra khỏi nhà.

+ Gặp ngôi nhà của mẹ con bác chuột đồng và được họ yêu thương, chăm sóc -> Ở lại đó đến mùa xuân.

- Vịt con tạm biệt mẹ con bác chuột đồng để trở về hồ nước xanh.

- Vịt bỗng thấy mình cao hơn, lại còn biết bay.

- Khi bay qua mặt hồ, vịt con thấy mình đã trở thành một chú thiên nga xinh đẹp -> Kiêu hãnh, hạnh phúc nhập hội cùng bầy thiên nga trên hồ.

* Bài học rút ra:

- Mỗi người đều có vẻ đẹp, giá trị riêng của bản thân.

- Không nên so sánh, chê bai, bắt nạt hay hắt hủi người khác.

- Cần biết yêu thương, giúp đỡ và chia sẻ với mọi người xung quanh.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại suy nghĩ, cảm xúc của em về câu chuyện đã kể.

IV. Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích - mẫu số 4:

Truyện "Sự tích trầu cau"

1. Mở bài:

- Giới thiệu về truyện cổ tích được chọn: "Sự tích trầu cau".

2. Thân bài:

* Lần lượt kể lại diễn biến câu chuyện:

- Tân và Lang là hai anh em ruột, có dáng người và gương mặt giống nhau y đúc. Cả hai luôn bên cạnh nhau, không rời nửa bước.

- Trước khi mất, cha của hai người có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu. Lang không chịu ở một mình cũng đòi theo học cùng anh.

- Tân gặp gỡ và kết duyên với con gái của vị đạo sĩ. Hai vợ chồng chuyển sang nhà mới và có cả Lang tới ở cùng.

- Từ ngày lấy vợ, Tân không quan tâm em như trước, khiến Lang buồn bực, chán nản.

- Trong một lần hai anh em đi làm nương, Lang về trước. Vợ Tân ở nhà nhận nhầm là chồng mình nên chạy ra ôm -> Tân ghen tuông và trở nên hờ hững với Lang.

- Lang vừa giận vừa thẹn, bỏ nhà ra đi -> Ngồi bên bờ sông, khóc đến tận sáng và hóa đá.

- Tân không thấy em về đành đi tìm, thấy em đã hóa đá thì đau khổ khóc mãi -> Chết và hóa thành một cái cây mọc thẳng bên cạnh hòn đá.

- Vợ Tân đi tìm chồng, cũng tới bên bờ sông khóc cạn nước mắt -> Chết và hóa thành một cây dây leo quấn quanh thân cây kia.

- Người dân quanh vùng biết chuyện, dựng miếu thờ ba người trẻ tuổi ở bên sông.

- Vua Hùng đi qua, thấy cây lạ thì vào xem -> Thấy nhai quả và lá của cây sẽ có vị vừa ngon ngọt, vừa thơm cay, khi nhổ bã xuống tảng đá thì đỏ ối ra như máu.

- Vua cảm động trước tình cảm của ba người trẻ, ra lệnh mọi người phải gây giống loài cây này. Trai gái khi kết hôn cũng phải tìm được đủ ba món trầu, cau, vôi -> Tục ăn trầu ra đời.

* Ý nghĩa câu chuyện:

- Giải thích về nguồn gốc của trầu cau và phong tục ăn trầu của người Việt.

- Ca ngợi tình nghĩa anh em, tình cảm vợ chồng gắn bó, thân thiết.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa của truyện đối với bản thân em.

V. Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích - mẫu số 5:

Truyện "Hoàng tử ếch"

1. Mở bài:

- Giới thiệu về truyện "Hoàng tử ếch".

2. Thân bài:

* Lần lượt kể lại diễn biến câu chuyện:

- Một ông vua có ba cô con gái đến tuổi lấy chồng. Ông quyết định sẽ để ba viên ngọc quý xuống suối. Ai tìm được viên ngọc sẽ trở thành chồng của công chúa.

- Những viên ngọc lần lượt được tìm thấy:

+ Một chàng trai khôi ngô nhặt được viên ngọc lục bảo -> Lấy công chúa cả.

+ Một hoàng tử giàu có nhặt được viên hồng ngọc -> Lấy công chúa thứ hai.

+ Một con ếch nhặt được viên kim cương -> Hỏi cưới công chúa thứ ba.

- Công chúa thứ ba nghe tin thì lập tức từ chối lời cầu hôn và cảm thấy vô cùng đau khổ, bất hạnh.

- Công chúa thứ ba bỏ đi và sống tự lập trong khu rừng -> Cô đơn, buồn bã.

- Trong một lần tắm hồ, công chúa đã mất bình tĩnh và bị đuối nước -> Được một con ếch cứu sống.

- Công chúa và hoàng tử Ếch tâm sự, chia sẻ những câu chuyện của mình -> Dần trở nên thân thiết hơn, cùng nhau trải qua cuộc sống trong rừng.

- Một lần ngồi bên hồ, công chúa đã đặt một nụ hôn lên trán chàng Ếch -> Chàng Ếch biến thành một hoàng tử khôi ngô, kể lại việc mình bị mụ phù thủy nguyền rủa.

- Hai người cùng trở về lâu đài tổ chức đám cưới và sống hạnh phúc về sau.

* Bài học rút ra:

- Không nên đánh giá con người qua vẻ bề ngoài hay những thứ vật chất phù phiếm.

- Tình yêu xuất phát từ trái tim chân thành sẽ đem lại sức mạnh và hạnh phúc cho con người.

3. Kết bài:

- Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của em về câu chuyện đã chọn.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/lap-dan-y-ke-lai-mot-cau-chuyen-co-tich-ma-em-yeu-thich-76919n.aspx
Khi kể lại các câu chuyện bằng lời văn của mình, em hãy chú ý sắp xếp các tình tiết, sự kiện sao cho thật hợp lí, logic nhé. Mời em tham khảo thêm các bài mẫu khác trên Taimienphi.vn như: Lập dàn ý kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt; Lập dàn ý kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em.

Tác giả: Cao Toàn Mỹ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

9 bài văn mẫu kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó
Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức với cuộc sống
Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
Kể chuyện Bốn anh tài, Lớp 4 Kết nối tri thức
Viết bài văn nhập vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Ngữ văn 6 KNTT
Từ khoá liên quan:

Lap dan y ke lai mot cau chuyen co tich ma em yeu thich

, Dan y ke lai mot cau chuyen co tich ma em yeu thich tieng viet 4 ket noi tri thuc, Lap dan y ke lai mot cau chuyen co tich ngan gon hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới