Bài viết hôm nay, chúng ta cùng thực hành lập dàn bài tả một người trong gia đình em để rèn luyện kĩ năng trình bày bài văn tả người đã học, việc lập dàn ý sẽ đóng góp rất lớn vào kết quả của bài văn, bởi vậy em cần hết sức lưu ý đến khâu lập dàn bài này.
Đề bài: Lập dàn bài tả một người trong gia đình em
5 bài mẫu Lập dàn bài tả một người trong gia đình em
1. Dàn ý Tả một người thân trong gia đình em (Chuẩn)
a. Mở bài:
Giới thiệu về người thân trong gia đình mà em định tả (có thể là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em)
b. Thân bài:
* Tả đặc điểm ngoại hình
- Dáng người, dáng đi, sức vóc
- Tả mái tóc, làn da
- Tả khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười
- Cách ăn mặc: gọn gàng, sạch sẽ, giản dị...
* Tả đặc điểm tính cách
- Quan tâm và thương yêu mọi người trong gia đình
- Vui vẻ, hòa đồng, chu đáo
- Luôn nỗ lực và biết phấn đấu
* Tả các hoạt động thường ngày
- Ví dụ: mẹ đi chợ, nấu cơm, đi làm...
- Ví dụ: chị gái giúp mẹ việc nhà, đi học, chăm em...
c. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ và tình cảm của em đối với người thân trong gia đình
2. Lập dàn bài tả một người trong gia đình em (Chuẩn)
a. Mở bài
Giới thiệu về người thân trong gia đình em (Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị)
b. Thân bài
- Tả khái quát về người thân:
+ Đó là người em yêu thương, gần gũi
+ Tuổi tác (Ví dụ: Ông nội em năm nay đã 76 tuổi)
+ Người luôn chăm sóc, quan tâm em
+ Nghề nghiệp (Ví dụ: Ông em là cán bộ về hưu; Mẹ em là giáo viên tiểu học…)
- Tả hình dáng, ngoại hình:
+ Dáng người (Cao, gầy, mảnh mai, mập mạp,…)
+ Đặc điểm khuôn mặt: Đôi mắt, mũi, miệng, tóc, giọng nói…
+ Trang phục (Giản dị, thanh lịch,…)
- Tả về tính cách:
+ Chu đáo, tỉ mỉ
+ Hòa nhã, vui vẻ
+ Giàu yêu thương, luôn quan tâm đến mọi người
c. Kết bài
Tình cảm của em
3. Lập dàn bài tả người thân trong gia đình em: Tả chị gái
a. Mở bài:
Giới thiệu người cần tả
b. Thân bài
* Tả bao quát
- Chị em bao nhiêu tuổi?
- Chị em học ở đâu?
- Chị em học trường gì?
- Em thương chị em như thế nào?
* Tả chi tiết
- Tả hình dáng
+ Dáng người cao, thon gọn cao 1m6
+ Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp
+ Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
+ Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
+ Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
- Tả tính tình
+ Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
+ Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương
+ Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn
+ Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia dình và mọi người xung quanh
+ Chị là người luôn nổ lực và biết vươn lên trong cuộc sống
c. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ về chị em: Chị em là một người hết sức đặc biệt. Chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em
4. Lập dàn bài tả một người trong gia đình em: Tả em trai
a. Mở bài:
Giới thiệu em bé được tả: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ gì với em?
- Cu Tí là em ruột của tôi.
- Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy em đi được ba bốn bước.
b. Thân bài:
* Tả hình dáng của em bé
- Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).
- Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt, mái tóc đôi má, môi, miệng, răng lợi, chân tay...
+ Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười đỏ hồng như trái táo chín.
+ Đôi mắt tròn long lanh.
+ Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.
+ Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.
+ Cằm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.
+ Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.
- Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.
+ Thích mặc quần áo trắng, tất trắng
+ Thích đi giày vải.
* Tính tình ngây thơ của bé
- Tập đi, tập nói:
(Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuổi tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)
- Sinh hoạt của bé: Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.
c. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về người tả: Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập đi, dạy hát và mong bé chóng lớn.
5. Lập dàn bài tả một người trong gia đình em: Tả bà ngoại
a. Mở bài:
Giới thiệu người định tả: Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.
b. Thân bài:
* Tả hình dáng:
- Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?
(Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)
- Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi...
- Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.
+ Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.
+ Đôi mắt bà còn rất sáng.
+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
+ Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.
* Tả tính tình:
- Những thói quen và sở thích của bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.
- Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...
(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).
c. Kết bài:
Tình cảm của em đối với bà: Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.
6. Lập dàn bài tả một người trong gia đình em: Tả mẹ của em
a. Mở bài:
Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.
b. Thân bài:
* Tả hình dáng:
- Dáng người tầm thước, thon gọn.
- Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà mẹ thường buộc lóc gọn sau gáy.
- Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
* Tả tính tình, hoạt động:
- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng.
- Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.
- Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.
c. Kết bài:
Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.
7. Lập dàn bài tả một người thân trong gia đình em
a. Mở bài
- Giới thiệu người thân trong gia đình mà em định miêu tả.
- Cảm xúc khái quát của em về người đó.
b. Thân bài
- Miêu tả ngoại hình của người thân.
- Cách ăn mặc, thói quen đặc biệt...
- Miêu tả tính cách, phẩm chất.
- Kể kết hợp với miêu tả hoạt động đặc trưng của người đó. Ví dụ: Khi nấu cơm; khi học bài; khi giảng dạy; khi chăm sóc vườn;...
c. Kết bài
- Nêu tình cảm của em dành cho người đó.
8. Bài văn mẫu Tả một người thân trong gia đình em
Ngay khi đọc đề bài của đề văn tả người thân trong gia đình, hình ảnh mẹ đã xuất hiện ngay trong tâm trí em. Trong gia đình em, mẹ là người em gần gũi và yêu quý nhất.
Bố đi làm xa nhà đến cả nửa năm mới về một lần, ở nhà chỉ có em và mẹ. Mẹ em năm nay đã ba mươi sáu tuổi rồi, vì vất vả và chăm lo cho em mà mọi người thường nhầm tưởng rằng mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi. Có nhiều khi em ngồi nhìn ngắm khuôn mặt mẹ thật lâu, trên gò má mẹ có những đốm nám, những nếp nhăn ở khóe mắt khi mẹ cười và cả quầng thâm dưới mi mắt. Ấy thế nhưng chỉ cần mẹ cười tươi lên là trông mẹ lại trở về độ tuổi các cô gái đôi mươi...(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài văn mẫu Tả một người thân trong gia đình em tại đây.
https://thuthuat.taimienphi.vn/lap-dan-bai-ta-mot-nguoi-trong-gia-dinh-em-40652n.aspx