Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài

Dưới đây chúng tôi xin gửi đến bạn các bài văn mẫu Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài
Mục Lục bài viết:
1. Bài mẫu số 1
2. Bài mẫu số 2
3. Bài mẫu số 3

Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài

ke mot cau chuyen em da nghe hoac da doc ve mot nu anh hung hoac mot phu nu co tai

3 bài văn mẫu Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài

Bài mẫu số 1: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài

Năm 34 sau tây lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ.

Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước.

Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về Tàu.

Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.

Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân cùa Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc (tức gần Hồ Tây ở Hà Nội bấy giờ). Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.

Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.

Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.

Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.

Trên đây là phần Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài để trau dồi kiến thức của mình, các em có thể tìm hiểu thêm Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc và cùng với phần Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng nhằm có kiến thức Ngữ Văn tốt hơn.

 

Bài mẫu số 2: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài

Năm 34 sau tây lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ.

Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước.

Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về Tàu.

Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.

Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân cùa Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc (tức gần Hồ Tây ở Hà Nội bấy giờ). Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.

Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.

Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.

Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.

Bài mẫu số 3: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài

Mẹ Lê là một trong bốn Bà mẹ Việt Nam anh hùng của quê hương em. Năm nay mẹ 76 tuổi. Thời con gái, mẹ đi dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên. Người chiến sĩ đánh đồi A1 năm đó, sau này là chồng của mẹ.

Mẹ có ba người con trai : anh Quang, anh Chiến, anh Hùng đều đi Giải phóng quân, cùng với bố là Nguyễn Đức Quốc đã anh dũng hi sinh trên chiến trường miền Nam thời đánh Mỹ. Các năm 1965, 1968,1971,1973 đối với mẹ là những năm tháng mất mát đau thương nhất. Bốn lần mẹ tiễn chồng, con ra trận. Bốn lần, mẹ đau đớn khi xã tổ chức lễ truy điệu cho những người thân thương của mẹ.

Mái tóc mẹ nay đã bạc phơ, lưng còng. Mẹ ở với người cháu nội duy nhất - con anh Quang trong ngôi nhà tình nghĩa. Chiều thứ năm hằng tuần, cô giáo Thi đều dẫn một tổ học sinh lớp 5C đến quét dọn và làm vườn giúp mẹ. Cô giáo nói với chúng em: "Xã ta có 13 gia đình liệt sĩ. Nhưng sự đóng góp và hi sinh xương máu của gia đình mẹ Lê là vô cùng to lớn. Mẹ đã khóc chồng, khóc con hết cả nước mắt rồi..."

Mỗi lần đến nhà mẹ Lê trở về, em vô cùng xúc động. Thương và cảm phục mẹ vô cùng.

Bên cạnh nội dung đã học, các em có thể chuẩn bị và tìm hiểu nội dung phần Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em thông qua chi tiết Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em để nắm trước những kiến thức trong chương trình sắp tới.

https://thuthuat.taimienphi.vn/ke-mot-cau-chuyen-em-da-nghe-hoac-da-doc-ve-mot-nu-anh-hung-hoac-mot-phu-nu-co-tai-39554n.aspx

Tác giả: Lê Thị Thuỷ     (3.9★- 10 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Kể lại câu chuyện giúp đỡ một người phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc
Kể một câu chuyện về đề tài Chiến thắng bệnh tật.
Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh
Soạn bài Tập làm văn: Kể chuyện đã nghe, đã đọc, tuần 12, lớp 4
Viết đoạn văn ngắn về lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe (từ 6 đến 8 câu)
Từ khoá liên quan:

ke mot cau chuyen em da nghe hoac da doc ve mot nu anh hung hoac mot phu nu co tai

, Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới