Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh

Qua những bộ phim, những câu chuyện kể chắc hẳn các em đã từng chứng kiến (nghe kể) đến những trận chiến quyết liệt, đó có thể là cuộc chiến giữa những lực lượng đối lập, cũng có thể là cuộc chiến của chính dân tộc Việt Nam với các thế lực ngoại xâm. Hãy kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh.

Đề bài: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu
 1. Bài mẫu số 1
 2. Bài mẫu số 2
 3. Bài mẫu số 3
 4. Bài mẫu số 4

ke lai mot tran chien dau ac liet ma em da doc da nghe ke hoac da xem tren man anh

Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh

I. Dàn ý Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh
 

1. Mở bài 

Giới thiệu về trận chiến ác liệt mà em định kể (em đã đọc, đã nghe kể hoặc xem trên màn ảnh)
 

2. Thân bài

- Mở đầu và hoàn cảnh xảy ra trận chiến ác liệt:
+ Câu chuyện diễn ra vào không gian, thời gian nào?
+ Nguyên nhân dẫn đến trận chiến ác liệt?

- Diễn biến trận chiến
+ Sự chuẩn bị của quân ta
+ Tinh thần chiến đấu, sự chỉ huy tài tình của quân ta
+ Miêu tả thế trận, quang cảnh trận đánh ác liệt

- Kết quả trận chiến
+ Quân ta giành thắng lợi hoàn toàn
+ Quân địch thua cuộc thảm bại.
 

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về trận chiến

 

II. Bài văn mẫu Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh
 

1. Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh, mẫu số 1 (Chuẩn)

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã anh dũng quật cường chống lại rất nhiều thế lực ngoại xâm. Trong đó không thể không kể đến trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938. 

Cuối năm 938 quân Nam Hán lấy cớ sang xâm lược nước ta lần hai theo đường biển. Nắm được tình hình, Ngô Quyền đã tận dụng thời cơ và địa thế của sông Bạch Đằng để bày binh bố trận. Ông cho quân lính đóng cọc gỗ ngầm và lợi dụng thuỷ triều lên xuống để làm bẫy hạ gục quân địch. Khi địch vào đến cửa sông, Ngô Quyền cho toán quân nhỏ ra đánh nhử. Quân Nam Hán hăm hở đuổi theo mà không biết đã đi qua bãi cọc ngầm. Đến khi nước triều rút xuống, quân ta đánh quật ngược trở lại, quân địch trở tay không kịp, tháo chạy không xong. Thuyền địch bị mắc cạn trên bãi cọc ngầm. Quân địch bỏ thuyền chạy xuống sông, kẻ thì bị giết, kẻ thì chết đuối. Quân ta tấn công rất quyết liệt. Con trai vua Nam Hán - Hoằng Tháo cũng bị giết. Vua Nam Hán hốt hoảng ra lệnh rút quân. Quân ta toàn thắng. 

Có thể nói chiến thắng này giống như một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Em hi vọng sẽ có một ngày được đến thăm trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng để thấy được những chứng tích hào hùng cho tinh thần bất khuất, quật cường của quân ta.

 

2. Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh, mẫu số 2 (Chuẩn)

Em đã từng được nghe rất nhiều những câu chuyện về lịch sử nước nhà, về những người anh hùng hào kiệt. Một trong số đó là cuộc khởi nghĩa của Lý Bí vào mùa xuân năm 542. 

Lý Bí vốn là người gốc Trung Quốc nhưng sang nước ta lập nghiệp và từ lâu đã có lòng căm ghét bọn đô hộ phương Bắc. Nhà Lương đô hộ nước ta và siết chặt ách đô hộ bằng cách phân biệt đối xử với người Việt. Chỉ có tôn thất nhà Lương và những người dòng họ lớn mới được giữ chức vụ quan trọng. Trước những chính sách cai trị hết sức tàn bạo cùng với hàng trăm thứ thuế vô lí, Lý Bí vốn làm quan giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức Châu (Nghệ An - Hà Tĩnh), vì căm ghét đã từ quan về ở ẩn và ngấm ngầm lên kế hoạch cùng các hào kiệt trong vùng để nổi dậy. Khi Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở quê hương Thái Bình (mạn Sơn Tây) vào mùa xuân năm 542, rất đông đảo hào kiệt khắp nơi đã hưởng ứng. Nhờ đó mà chỉ trong chưa đầy ba tháng quân ta đã giành lại chủ quyền khắp các quận huyện. Trước sự hùng mạnh của nghĩa quân Lý Bí, nhà Lương đã phải đưa quân sang đàn áp. Nhưng quân ta lại lật ngược tình thế, chủ động kéo quân lên phương Bắc đánh bại quân Lương. Đến năm 543, quân Lương lại tiếp tục kéo quân sang đàn áp và quân ta lại một lần nữa cho thấy sức mạnh của mình, đánh một trận ác liệt khiến cho quân nhà Lương mười phần thì chết đến bảy, tám phần. Cuối cùng các tướng địch đã bị giết gần hết. Lý Bí lên ngôi vua lấy hiệu là Lý Nam Đế, thành lập nhà nước Vạn Xuân.  

Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí em cảm nhận được sự đồng lòng, ý chí đấu tranh kiên cường của nhân dân ta, vì căm ghét bọn đô hộ mà quyết tâm đi theo khởi nghĩa, quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ. 

 

3. Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh, mẫu số 3:

Trong chuyến đi tham quan tại đền thờ Hai Bà Trưng tại huyện Mê Linh - Đông Anh - Hà Nội, em đã được nghe kể lại cuộc khởi nghĩa anh hùng của hai chị em Trưng Trắc - Trưng Nhị. 

Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em trong một gia đình dòng dõi Hùng Vương, từ lâu đã ngầm liên kết với các thủ lĩnh trên khắp đất nước để chờ thời cơ nổi dậy giành lại chính quyền. Vào mùa xuân năm 40 cuộc khởi nghĩa nổ ra, với lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần khởi nghĩa quật cường, dũng cảm, quyết liệt, quân ta nhanh chóng đánh bại kẻ thù, chiếm lại Mê Linh rồi đánh tiếp đến Cổ Loa, Luy Lâu. Quân ta đi đến đâu quân địch sợ hãi đến đó, không có sức mạnh nào có thể đánh bại sự đoàn kết đồng lòng của nghĩa quân, quân ta đánh cho giặc tan tác, dẫm đạp lên nhau mà tháo chạy, Tô Định sợ hãi đến mức phải bỏ thành, cắt tóc, cạo râu, giả làm người khác để lẩn trốn về Trung Quốc. Quân của ta tiếp tục tiến đánh quân Hán ở các quận huyện khác và đều giành được thắng lợi lẫy lừng. 

Thật tự hào khi dân tộc ta có những vị nữ tướng tài ba, giỏi giang và đầy bản lĩnh như Hai Bà Trưng. Các bà đã đánh tan quân thù, làm rạng danh con cháu vua Hùng.
 

4. Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh, mẫu số 4:

Tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta là minh chứng tiêu biểu cho những giá trị vững bền và bất diệt trước vòng xoáy "một đi không trở lại" của thời gian. Điều này đã được in dấu qua những trận chiến đối đầu với giặc ngoại xâm đầy khốc liệt. Trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc, chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một trang sử mới cho dân tộc, đánh dấu sự kết thúc và chấm dứt hơn một nghìn năm chế độ phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta.

Cuộc chiến đấu trên sông Bạch Đằng tuy diễn ra vào năm 938 nhưng được nhen nhóm và bắt nguồn từ một sự kiện diễn ra vào năm 931. Lúc bấy giờ, nước ta chưa có quốc hiệu chính thức và được gọi với tên là Tĩnh Hải quân. Trước sự đàn áp của quân Nam Hán - một trong số mười nước lớn mạnh và tôn xưng là "Ngũ đại Thập quốc", người anh hùng Dương Đình Nghệ đã lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại quân Nam Hán. Sau chiến thắng này, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ và và giành được quyền tự chủ cho Tĩnh Hải quân. Tuy nhiên, 6 năm qua đi, binh biến bất ngờ xảy ra, để thỏa mãn tham vọng về quyền lực, một nha tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn đã làm phản để cướp ngôi Tiết độ sứ. Ngô Quyền vốn là một tướng sĩ dưới trướng Dương Đình Nghệ. Bất bình trước hành động phản bội của Kiều Công Tiễn, ông đã tập hợp một số binh lính trung thành và nghĩa khí để trừng trị, tiêu diệt kẻ cướp ngôi. Lúc bấy giờ, Kiều Công Tiễn tuy đã trở thành Tiết độ sứ nhưng lại hết sức lo sợ trước đội quân của Ngô Quyền, đành cầu cứu sự giúp đỡ của quân Nam Hán để bảo vệ tính mạng cũng như quyền lực của bản thân. Hành động này của hắn đã khiến cho quân Nam Hán một lần nữa đặt bước chân xâm lược lên bờ cõi nước ta. Lưu Nghiễm - vua Nam Hán đã cử con trai thứ 9 là Lưu Hoằng Tháo đưa quân tiến vào nước ta. Đó chính là bối cảnh rộng diễn ra cuộc chiến đấu trên sông Như Nguyệt.

Đến năm 938, cuộc chiến đấu chính thức diễn ra. Ngay sau khi tập hợp một đội quân bao gồm những binh lính và tướng sĩ trung thành, Ngô Quyền đã nhanh chóng cô lập và tiệu diệt Kiều Công Tiễn. Lúc này quân Nam Hán với danh nghĩa bảo vệ Kiều Công Tiễn vẫn chưa tiến vào biên giới nước ta.

Với âm mưu nhanh chóng chiếm lại Tĩnh Hải quân (tên gọi của đất nước ta thời bấy giờ), vua Nam Hán đã chỉ thị Lưu Hoằng Tháo thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh bằng việc đưa các chiến thuyền tiến vào sông Bạch Đằng. Trước tình thế này, Ngô Quyền đã bình tĩnh phân tích điểm mạnh của yếu của địch. Ông nắm rõ việc giết chết Công Tiễn trước đã chặt đứt đi cánh tay nội ứng của địch, khó khăn duy nhất của quân dân ta lúc này chính là những chiến thuyền mạnh mẽ và to lớn của chúng. Vì thế, ông đã bàn bạc với các tướng lĩnh để diệt trừ điểm mạnh này của kẻ địch. Ngô Quyền đã dựa vào thế nước cũng như đặc trưng thủy triều lên xuống của dòng sông Bạch Đằng để đưa ra kế sách chống địch. Những chiếc cọc lớn có bịt sắt nhọn đã được chế tạo và đóng xuống sông dưới mệnh lệnh của Ngô Quyền. Lúc nước lên cao, thủy triều trở thành chiếc màn che hoàn hảo khiến những chiếc cọc được ngụy trang một cách khéo léo. Ngô Quyền đã chỉ huy một đội dụ quân địch vào khu vực thượng lưu con sông - nơi mà những chiếc cọc bịt đầu sắt đang ẩn dưới làn thủy triều. Hoằng Tháo vốn hiếu thắng, chưa có kinh nghiệm chiến đấu, lại thấy quân ta sử dụng phương tiện là những chiếc thuyền nhẹ, nên đã vội vàng cho quân đuổi theo. Đợi lúc thủy triều rút hẳn, những chiếc cọc bịt đầu sắt nổi lên chọc thủng những chiến thuyền của quân địch, Ngô Quyền lập tức hạ lệnh cho quân ta phản công, và kết quả đã dành chiến thắng vang dội, Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng và hơn một nửa binh sĩ của quân Nam Hán tử trận. Vua Nam Hán là Lưu Cung đang tiếp ứng ở biên giới cũng không kịp xoay sở trước thất bại này và ngậm ngùi gom đám tàn binh về nước.

Chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938 không những lưu danh sử sách mà còn được ghi nhận trong rất nhiều tác phẩm văn học. Dưới ngòi bút của tác giả Nguyễn Trãi, trận chiến này trở thành ví dụ điển hình cho việc khẳng định sự thất bại tất yếu của giặc ngoại xâm: "Lưu Cung tham công nên thất bại" (trích "Bình Ngô đại cáo"). Thông qua những chiến công này, chúng ta càng hiểu rõ và tự hào hơn nữa về những trang sử đầy vẻ vang của dân tộc.

https://thuthuat.taimienphi.vn/ke-lai-mot-tran-chien-dau-ac-liet-ma-em-da-doc-da-nghe-ke-hoac-da-xem-tren-man-anh-41723n.aspx
Văn tự sự là dạng làm văn kể chuyện hay tường thuật lại những sự việc hay câu chuyện cho người nghe và người đọc hiểu được. Bên cạnh bài làm văn Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh, học sinh và giáo viên tham khảo thêm những bài làm văn mẫu như Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong truyện đó Kể lại một lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết, Kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết, Kể về một người có ý chí nghị lực mà em biết hoặc được nghe kể, Kể lại một trận thi đấu bóng đá rất nhiều những bài văn mẫu hay khác các bạn cùng theo dõi nhé.

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuỷ     (4.3★- 4 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Kể về một trận thi đấu bóng chuyền mà em đã xem
Soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 15
Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình
Những đoạn văn hay kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem
Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 117 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 4
Từ khoá liên quan:

ke lai mot tran chien dau ac liet ma em da doc da nghe ke hoac da xem tren man anh

, Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới