Đề bài: Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em
Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em
I. Kể lại truyện cổ tích Cây tre trăm đốt bằng lời văn của em
Nhắc đến những câu chuyện cổ tích em liên tưởng ngay đến những ông bụt, bà tiên, những vị thần giúp đỡ người tốt trong lúc nguy nan cấp bách hay đau khổ. Một trong những truyện cổ tích em được đọc nhiều lần và nhớ rõ từng chi tiết chính là truyện Cây tre trăm đốt.
Câu chuyện Cây tre trăm đốt kể về một lão nhà giàu và một anh nông dân nghèo. Lão nhà giàu tuy có tiền nhưng lại rất keo kiệt, chỉ biết ăn của người, anh nông dân nghèo phải đi cày thuê ruộng cho lão nhưng lão lại không muốn trả tiền liền nghĩ ra cách dỗ dành anh chịu khó cày bừa đủ ba năm sẽ gả con gái cho. Anh nông dân tính thật thà liền tin ngay, chăm chỉ làm lụng cả vụ lúa mùa đến vụ lúa chiêm, kiếm cho lão nhà giàu không biết bao nhiêu là thóc lúa.
Đến hạn ba năm trôi qua, lão nhà giàu không muốn gả con gái cho anh nông dân nên lừa anh đi chặt cây tre đủ 100 đốt về làm đũa cho cả làng ăn cỗ. Anh nông dân khờ tưởng cây tre trăm đốt có thật nên vào rừng chặt nhưng làm gì có cây tre nào đủ 100 đốt, may thay anh là người thật thà lại ăn ở tốt nên được trời thương, có một ông lão dạy anh đọc câu thần chú "khắc nhập, khắc xuất". Từ 100 đốt tre có thể liền thành một cây tre cao vút thẳng tắp, anh nông dân đã thành công có được cây tre đủ 100 đốt...(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài mẫu Kể lại truyện cổ tích Cây tre trăm đốt bằng lời văn của em tại đây.
II. Kể lại truyện cổ tích Tấm Cám bằng lời văn của em
Truyện cổ tích Tấm Cám chắc hẳn ai cũng đã từng đọc hoặc nghe đến ít nhất một lần. Câu chuyện tuy có nhiều yếu tố hoang đường, không có thật nhưng để lại cho chúng ta rất nhiều bài học vì thế vẫn được lưu truyền đến ngày hôm nay.
Tấm và Cám là hai chị em nhưng là cùng cha khác mẹ. Mẹ Cám chỉ biết quan tâm, lo lắng và chiều chuộng con gái mình, ngược lại luôn hành hạ, sai khiến và chửi mắng Tấm, bắt Tấm làm mọi việc trong nhà. Cả buổi chiều Tấm hì hụi lội bùn bắt được một giỏ đầy tép lại bị Cám cướp trắng chỉ còn lại một chú cá bống nhỏ. Đó là con cá bống mà bụt ban cho Tấm, Tấm đem cá về nuôi dưới giếng, hàng ngày cho cá ăn.
Một hôm hai mẹ con Cám đã lừa tấm làm thịt cá bống vứt tro vào bếp. Nhờ có Bụt mà Tấm tìm được đống xương cá trong tro bếp sau đó bỏ vào bốn cái lọ chôn dưới chân giường. Ngày nọ, vua cho mở hội linh đình, ai nấy đều sắm sửa đi trẩy hội, Tấm cũng muốn đi nhưng lại bị mụ dì ghẻ bắt ở nhà. Khi ấy bụt lại hiện lên, khiến đàn chim sẻ nhặt thóc và gạo thành hai đống khác nhau lại còn biến hóa đống xương cá thành áo lụa, giày thêu, ngựa và yên cương đẹp đẽ...(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài mẫu Kể lại truyện cổ tích Tấm Cám bằng lời văn của em tại đây.
III. Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa bằng lời văn của em
Ngày xưa có hai vợ chồng già, vừa nghèo lại chẳng có con, ấy thế mà đến lúc chỉ uống nước từ cái sọ dừa mà lại mang thai, sinh ra một cậu con trai tròn y như trái dừa, không tay không chân, nhưng vẫn biết nói, liền đặt tên là Sọ Dừa.
Dù không chân tay nhưng Sọ Dừa rất thông minh và ngoan ngoãn. Trong lúc đi chăn bò cho phú ông, nhân lúc không có người Sọ Dừa lại trở lại hình dáng con người, thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, vừa chăn bò vừa thổi sáo rất hay. Nhà phú ông có ba cô con gái thì chỉ có cô út là thương và đối xử tử tế với Sọ Dừa, còn lại hai cô kia vì hình dáng kì lạ của Sọ Dừa nên thường hắt hủi.
Do một lần nhìn trộm nên cô út biết Sọ Dừa chính là chàng trai khôi ngô, hình dáng kì lạ kia chỉ là phép thử vì thế đem lòng yêu mến. Đến cuối mùa ở, Sọ Dừa hỏi cưới con gái phú ông, dù phú ông đòi lễ vật rất khó nhưng Sọ Dừa đều mang đến đủ cả và cưới được cô út. Hai vợ chồng Sọ Dừa sống rất vui vẻ và hạnh phúc, cho đến khi Sọ Dừa thi đỗ Trạng Nguyên phải đí sứ. Nhân lúc Sọ Dừa đi sứ, hai cô chị của cô út đã hãm hại em của mình nhằm thay thế muốn làm bà Trạng...(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài mẫu Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa bằng lời văn của em tại đây.
IV. Kể lại truyện cổ tích Sự tích Hồ Ba Bể của em
Chuyện kể rằng, ngày xưa tại một ngôi làng nọ thuộc xã Năm Mẫu, tỉnh Bắc Cạn hằng năm thường tổ chức lễ cúng Phật cầu an lành và giúp đỡ những người khổ cực. Họ luôn nói về chuyện làm phúc, hành thiện trong cuộc sống.
Mọi người ai nấy chuẩn bị đầy đủ, quần áo tươm tất, gọn gàng để đi lễ. Bỗng đâu xuất hiện một bà cụ áo quần rách rưới, người toả ra một mùi hôi khó chịu. Đi đến đâu, cụ cũng đưa cái bát nhỏ ra rồi thều thào: "Làm ơn, làm phúc cứu tôi với, làm ơn thương tôi với". Nhưng không một ai giúp đỡ, họ xa lánh, xua đuổi cụ khiến cụ buồn rất nhiều. Trời sắp xế chiều mà cụ vẫn một mình lủi thủi dọc đường. May mắn thay, có hai mẹ con bà goá đi lễ về thương tình mà giúp cụ, mời cụ về nhà qua đêm kẻo trời cũng sắp tối, đi giữa đường lại nguy hiểm. Mẹ con bà goá nhường chiếc giường nhỏ của mình cho cụ ngủ, cụ cảm động lắm, nhìn mẹ con bà goá bằng ánh mắt hiền từ rồi ân cần bảo: "Hai mẹ con tuy nghèo nhưng rất tốt bụng. Trời sẽ phù hộ cho hai người", rồi nằm xuống ngủ.
Trong đêm, mẹ con bà goá thấy chỗ bà cụ nằm là một con giao long to, sáng rực, dù sợ hãi nhưng không dám la lớn, đành phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau, mọi chuyện vẫn yên bình, bà lão dặn dò mẹ con bà goá: "Vùng này sắp có lụt lớn đấy, con cầm gói tro này rồi rắc xung quanh nhà để được an toàn". Nói rồi cụ đưa thêm hai miếng vỏ trấu mà rằng khi nước dâng lên thì thả vỏ trấu xuống mà tìm cách cứu giúp mọi người...(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài mẫu Kể lại truyện cổ tích Sự tích Hồ Ba Bể của em tại đây.
---------------HẾT--------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/ke-lai-mot-truyen-co-tich-bang-loi-van-cua-em-65608n.aspx
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các em những bài văn mẫu Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em hay nhất, bên cạnh đó để mở rộng vốn hiểu biết và rèn luyện kĩ năng kể chuyện, các em có thể tham khảo thêm: Kể lại một truyền thuyết bằng lời văn của em, Tưởng tượng và kể lại câu chuyện cuộc sống của em ở 20 năm sau, Kể chuyện bà tiên cho ba điều ước trong giấc mơ, Kể một câu chuyện của em hoặc bạn bè về việc làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.