Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Để có định hướng trong việc tiếp cận và phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, các em cần nắm được Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Dưới đây chúng tôi đã trình bày ngắn gọn về hoàn cảnh sáng tác bài thơ, các em hãy cùng tham khảo nhé.

Đề bài: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

hoan canh sang tac bai tho day thon vi da

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ


1. Tác giả: Hàn Mặc Tử

- Là gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ mới đầu thế kỉ XX
- Phong cách thơ ca: Mang đậm chất trữ tình nhưng hết sức khác biệt, đó là sự hòa quyện của chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực. Hàn Mặc Tử được coi là người đã phá vỡ mọi quy tắc, lễ giáo phong kiến đầy cũ kĩ, khơi gợi cảm hứng đầy mới mẻ và hành trình khám phá đầy táo bạo cho nghệ thuật.
- Tuy tài năng như vậy nhưng cuộc đời Hàn Mặc Tử hết sức bất hạnh, chịu bệnh tật giày vò và sự cô độc cho đến lúc cuối đời.


2. Tác phẩm: Đây thôn Vĩ Dạ

- Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác năm 1938, in trong tập thơ Gái quê
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Lấy cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử dành cho người con gái xứ Huế: Trong thời gian làm việc tại sở Đạc Điền (tỉnh Quy Nhơn), ông đã đem lòng yêu cô con gái của một viên chức cấp cao tên Hoàng Cúc, một thiếu nữ với vẻ đẹp kín đáo, chân quê. Tuy nhiên, do bản tính nhút nhát, rụt rè mà Mặc Tử chỉ dám đứng từ xa nhìn cô gái và mối tình đơn phương đó đã dần phai nhạt khi Hoàng Cúc theo cha về thôn Vĩ Dạ (Huế). Khi biết được tình cảm của Mặc Tử dành cho nàng Cúc và biết được bệnh tình nghiêm trọng của Hàn Mặc Tử lúc đó, anh họ nàng đồng thời là bạn của thi sĩ họ Hàn - Hoàng Tùng Ngâm viết thư cho Hoàng Cúc để mong nàng viết thư động viên Hàn Mặc Tử. Thay vì viết thư thăm hỏi đơn thuần, Hoàng Cúc đã gửi kèm một bức bưu ảnh có in hình phong cảnh thiên nhiên Vĩ Dạ. Chính từ bức ảnh và mối tình tha thiết với người con gái xứ Huế đã khơi gợi xúc cảm, trở thành nguồn cảm hứng để Hàn Mặc Tử viết bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ này.

------------------HẾT---------------------

Khi tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, các em sẽ phần nào hiểu được những tình cảm, tâm tư của Hàn Mặc Tử gửi gắm qua tác phẩm. Các em cũng có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 11 để bổ sung thêm cho mình những kiến thức về tác phẩm này: Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ, Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Bình giảng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế qua bài Đây thôn Vĩ Dạ,... 

https://thuthuat.taimienphi.vn/hoan-canh-sang-tac-bai-tho-day-thon-vi-da-52401n.aspx
Bài phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ thường xuyên xuất hiện trong bài kiểm tra và bài thi, để biết cách triển khai bài giúp bài văn đạt điểm cao hơn, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ mà Taimienphi.vn chia sẻ trước đó. 

Tác giả: Xuân Bắc     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm nhận khổ thơ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Mở bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử
Cảm nhận về vẻ đẹp của con người Hàn Mạc Tử qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ
Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Từ khoá liên quan:

hoan canh ra doi day thon vi da

, hoan canh sang tac va noi dung bai day thon vi da, hoan canh sang tac day thon vi da,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Thơ tình tháng 12, thơ tháng Chạp lãng mạn về tình yêu

    Cuối năm mang tới cảm xúc giao thoa giữa niềm vui, nỗi buồn và những khắc khoải khó gọi thành lời. Những bài thơ tình tháng 12 sẽ giúp ta giãi bày