Đoạn văn suy nghĩ về cách ứng xử trong tình yêu từ bài thơ "Tôi yêu em" của Puskin

Tình yêu là gia vị của cuộc sống, cũng là một chủ đề chưa bao giờ cũ đối với văn học. Mời em tham khảo Đoạn văn suy nghĩ về cách ứng xử trong tình yêu từ bài thơ Tôi yêu em, Ngữ văn 11, Cánh Diều, học kì I trên Taimienphi.vn để hiểu hơn về đề tài thú vị này nhé!

Đề bài: Từ bài thơ "Tôi yêu em", hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu.

doan van suy nghi ve cach ung xu trong tinh yeu tu bai tho toi yeu em cua puskin

Bài học rút ra từ bài thơ Tôi yêu em

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Văn mẫu.
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.
  3. Bài mẫu số 3.
  4. Bài mẫu số 4.
  5. Bài mẫu số 5.

 

I. Dàn ý Đoạn văn suy nghĩ về cách ứng xử trong tình yêu từ bài thơ "Tôi yêu em" ngắn gọn:

1. Mở đoạn:
- Giới thiệu bài thơ "Tôi yêu em" và khái quát quan điểm của bản thân về cách ứng xử trong tình yêu.
2. Thân đoạn:
- Biểu hiện của cách ứng xử có văn hóa trong tình yêu:
+ Không lừa dối, không vụ lợi.
+ Chân thành và tin tưởng.
+ Biết lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau.
+ Hi sinh chính đáng vì người mình yêu.
- Lí do cần ứng xử có văn hóa trong tình yêu:
+ Mang lại sự tin tưởng.
+ Giúp tình cảm đôi lứa ngày một gắn bó.
+ Tình yêu đẹp sẽ mang đến nhiều bài học, giúp con người ngày một trưởng thành hơn.
3. Kết đoạn:
- Khẳng định lại quan điểm của bản thân về cách ứng xử trong tình yêu.
 

II. Đoạn văn mẫu suy nghĩ về cách ứng xử trong tình yêu từ bài thơ "Tôi yêu em" hay nhất:

 

1. Đoạn văn suy nghĩ về cách ứng xử trong tình yêu từ bài "Tôi yêu em" - mẫu số 1:

Với thi phẩm "Tôi yêu em", Puskin đã đem đến cho độc giả nhiều suy nghĩ về cách ứng xử trong tình yêu. Để tình yêu đẹp, con người cần có sự chân thành cùng lòng tin vào đối phương. Sự sẻ chia, lắng nghe và thấu hiểu, tôn trọng là những yếu tố vô cùng cần thiết. Và ngược lại, nếu lừa dối, vụ lợi, tình yêu sẽ không thể bền lâu. Việc cư xử có văn hóa sẽ giúp tình cảm lứa đôi ngày một bền chặt, gắn bó hơn. Kể cả đó có là tình yêu đơn phương, việc tôn trọng lẫn nhau vẫn rất cần thiết. Tác giả đã thể hiện điều đó vô cùng chân thực, xúc động. Người con trai dù không được đáp lại nhưng luôn mong cầu, chúc phúc cho "em". Qua đó, độc giả càng hiểu hơn về cách đúng đắn để yêu một người.

---------------------------

Như vậy, thái độ và cách ứng xử cũng là những yếu tố quan trọng để giúp cho tình yêu được bền vững. Em hãy thường xuyên ghé qua Taimienphi.vn để cập nhật thêm nhiều bài văn mẫu lớp 11 khác nhé: Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong một bài thơ; Suy nghĩ về câu cách ngôn "Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn"; Viết mở bài hoặc kết bài từ bài tập suy nghĩ về câu cách ngôn....

Viet doan van trinh bay cam nhan cua em ve bai tho Toi yeu em

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bài thơ Tôi yêu em

 

2. Đoạn văn suy nghĩ về cách ứng xử trong tình yêu từ bài thơ "Tôi yêu em" hay ngắn - mẫu số 2:

Bài thơ "Tôi yêu em" của Đại thi hào Puskin đã gợi ra nhiều suy nghĩ trong lòng người đọc về cách ứng xử có văn hóa trong tình yêu. Tình yêu có nhiều dạng. Đối với nhân vật trữ tình trong tác phẩm, đó là thứ tình cảm đơn phương vừa da diết, vừa nồng hậu. Tuy không được đáp lại, "tôi" vẫn yêu hết mình, dành mọi lời lẽ, cảm xúc tốt đẹp nhất cho "em". Qua đây, độc giả đã thấy được thái độ, cách cư xử rất văn minh, đúng mực. Đó vừa là sự trân trọng, vừa là tấm lòng cao thượng giữa những người đang yêu. Thái độ ấy không chỉ giúp mối quan hệ trở nên lành mạnh mà còn khiến con người ngày một trưởng thành hơn về mặt cảm xúc. Từ đó, có cho mình một tình yêu đẹp.

 

3. Đoạn văn suy nghĩ về cách ứng xử trong tình yêu từ bài thơ "Tôi yêu em" siêu hay - mẫu số 3:

Qua tác phẩm "Tôi yêu em" của Puskin, tôi đã nhận ra được rất nhiều bài học quý giá về cách ứng xử trong tình yêu. Ta thường nghĩ tình yêu là mối quan hệ có qua có lại, cho đi một cái gì đó để nhận lại điều tương xứng. Thế nhưng Puskin lại nhìn nó theo cách khác. Tình yêu trong tác phẩm của ông là tình cảm đơn phương da diết, lại còn không nhận được hồi đáp. Ấy vậy mà "tôi" vẫn chẳng từ bỏ. Dù từng ý thơ mang sắc đượm buồn nhưng không hề bi lụy. Tình yêu của "tôi" dành cho "em" vẫn "âm thầm", "chân thành" và "đằm thắm". Thái độ cao thượng còn được thể hiện khi "tôi" "Cầu em được người tình như tôi đã yêu em". Qua đây, độc giả càng hiểu hơn về sự văn minh, đúng mực khi yêu. Đó chính là yếu tố khiến tình yêu trở nên đẹp đẽ, bất diệt.

 

4. Đoạn văn suy nghĩ về cách ứng xử trong tình yêu từ bài thơ "Tôi yêu em" đạt điểm cao - mẫu số 4:

Trong tình yêu, con người cần có thái độ, cách ứng xử văn minh, đúng mực. Điều này đã được nhà thơ Puskin thể hiện rất rõ qua tác phẩm "Tôi yêu em". Tình yêu trong tác phẩm là tình cảm đơn phương. Tuy không được hồi đáp nhưng nhân vật "tôi" vẫn chẳng hề từ bỏ, vẫn âm thầm và lặng lẽ dõi theo "em". Thậm chí, thái độ của "tôi" còn cao thượng vô cùng: cầu chúc cho người mình yêu có được hạnh phúc. Như vậy, trong tình yêu, việc tôn trọng quyền quyết định của đối phương là vô cùng cần thiết và đáng quý. Điều này không chỉ củng cố niềm tin mà còn giúp tình cảm đôi lứa ngày một gắn bó, bền chặt. Dù không đến được với nhau nhưng cách ứng xử văn minh, chừng mực vẫn sẽ để lại ấn tượng vô cùng tốt đẹp.

 

5. Đoạn văn suy nghĩ về cách ứng xử trong tình yêu từ bài thơ "Tôi yêu em" - mẫu số 5:

https://thuthuat.taimienphi.vn/doan-van-suy-nghi-ve-cach-ung-xu-trong-tinh-yeu-tu-bai-tho-toi-yeu-em-cua-puskin-76173n.aspx
Bài thơ "Tôi yêu em" chính là thông điệp đẹp đẽ về tình yêu mà Puskin muốn gửi đến độc giả. Trong một mối quan hệ, mỗi cá nhân cần có cho mình cách ứng xử sao cho đúng mực. Dành sự quan tâm tới đối phương, lắng nghe, chia sẻ và cảm thông cho nhau, không vụ lợi, dối lừa,... Tất cả đều là những điều tối thiểu để duy trì một mối quan hệ lành mạnh. Như trong tác phẩm, ta được thấy tình yêu "tôi" dành cho "em" là tình cảm đơn phương, không được hồi đáp. Ấy vậy nhưng thái độ của "tôi" vẫn rất văn minh: "âm thầm, không hi vọng". Sự tôn trọng, cao thượng còn được thể hiện ở chi tiết "Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em". Có thể nói, dù cho là tình cảm đơn phương hay song phương, mỗi người cũng đều cần có cách ứng xử phù hợp. Chỉ có như vậy, tình yêu mới giữ nguyên được vẻ đẹp cùng giá trị của riêng nó.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Tác giả: An Nguy     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề Ngữ văn 6 Cánh Diều
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra từ truyện Kép Tư Bền
Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một văn bản nghị luận đã học
Từ khoá liên quan:

Doan van suy nghi ve cach ung xu trong tinh yeu tu bai tho Toi yeu em

, Sau khi hoc xong bai tho Toi yeu em em co suy nghi gi ve thai do ung xu trong tinh yeu, Viet doan van trinh bay cam nhan cua em ve bai tho Toi yeu em,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới

  • Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Với bài phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em cần nếu được vẻ đẹp của bức tranh sông nước buồn vắng, mênh mông và cả những suy tư, tâm sự của tác giả muốn gửi gắm. Khi đáp ứng được, bài văn của các em sẽ đầy đủ ý, đạt được điểm cao.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Lời bài hát Hành Khúc Thanh Niên Tình Nguyện

    Với lời bài hát Hành Khúc Thanh Niên Tình Nguyện ý nghĩa, truyền được cảm hứng cho thế hệ trẻ nên cứ vào ngày 26/3 lại được cất lên. Các bạn có thể xem lời bài hát này để có thể hát theo, giúp chương trình diễn ra tốt đẹp, hào hùng hơn.