Dàn ý phân tích bài Về luân lí xã hội ở nước ta

Nếu các em vẫn chưa biết cách lập dàn ý bài phân tích bài Về luân lí xã hội ở nước ta như thế nào cho đúng trình tự, đầy đủ và thuyết phục người đọc, vậy em có thể tham khảo bài văn mẫu chúng tôi đã chọn lọc và giới thiệu dưới đây để hoàn thiện bài làm của mình.
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

dan y phan tich bai ve luan li xa hoi o nuoc ta

Dàn ý phân tích bài Về luân lí xã hội ở nước ta


I. Dàn ý phân tích bài Về luân lí xã hội ở nước ta (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Phan Châu Trinh (những nét chính về tiểu sử, con người, các tác phẩm chính, đặc điểm sáng tác,...).
- Giới thiệu khái quát về bài "Về luân lí xã hội ở nước ta" (vị trí đoạn trích, những đặc sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,...).

2. Thân bài

a. Nêu vấn đề: Khẳng định nước ta chưa có ai biết đến luân lí
- Tác giả cho rằng "Xã hội luân lí thuật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến"
- Nêu lên vấn đề chưa có luân lí ở nước ta.
- Phủ nhận vấn đề xuyên tạc, ngộ nhận luân lí ở nước ta của một số người
→ Cách vào vấn đề một cách trực tiếp và lời khẳng định vấn đề, tác giả Phan Châu Trinh không những đã khẳng định nước ta không có luân lí mà hơn thế nữa còn phủ nhận, bác bỏ những cách hiểu đơn giản, nông cạn, hời hợt, sai lệch về vấn đề luân lí xã hội ở nước ta.

b. Thực trạng và nguyên nhân về luân lí ở nước ta trong sự đối sánh với châu u
- Ở châu Âu:
+ Không những đã có xã hội luân lí mà nó còn rất thịnh hành
+ Nguyên nhân: Có tinh thần đoàn kết, có tinh thần dân chủ, có trình độ văn hóa và biết nhìn xa trông rộng.

- Ở nước ta:
+ Xã hội luân lí thực sự chưa có mấy ai biết đến
+ Nguyên nhân:

  • Con người nước ta "không biết đến đoàn thể, không trọng công ích", ý thức dân chủ kém.
  • "Ham quyền tước, ham bả vinh hoa" của học trò, của vua quan trong các triều đại phong kiến.
  • Chế độ vua quan chuyên chế bảo thủ, lạc hậu kéo dài.

→ Tác giả đã chỉ ra một cách rõ ràng thực trạng của luân lí xã hội ở nước ta và nguyên nhân của thực trạng đó với một thái độ đau xót, phẫn uất cho tình cảnh của người dân.

c. Giải pháp, chủ trương truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho người Việt
- Dân ta cần phải có đoàn thể
- Phải "truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam",

3. Kết bài

Khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài "Về luân lí xã hội ở nước ta" và nêu cảm nghĩ của bản thân.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài Về luân lí xã hội ở nước ta (Chuẩn)

Phan Châu Trinh là một nhà cách mạng, một nhà yêu nước sớm giác ngộ cách mạng và có tư tưởng cách tân táo bạo trong lịch sử dân tộc. Không chỉ là nhà cách mạng, ông còn là nhà văn có nhiều sáng tác bằng cả chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ với những áng văn chính luận đanh thép, sâu sắc và những sáng tác thơ mang đậm tinh thần dân chủ và tinh thần yêu nước. Và có thể nói, đoạn trích "Về luân lí xã hội ở nước ta" trích từ phần ba của bài "Đạo đức và luân lí Đông Tây" là một trong số những sáng tác đặc sắc, biểu biểu của ông.

Trước hết, trong phần mở đầu bài "Về luân lí xã hội ở nước ta", tác giả Phan Châu Trinh đã nêu lên một cách rõ ràng vấn đề bàn luận, đó chính là việc ở nước ta chưa có ai biết đến xã hội luân lí thật. Tác giả đã nêu lên vấn đề cần bàn luận ngay từ câu văn mở đầu đoạn trích "Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến"...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích bài Về luân lí xã hội ở nước ta tại đây.

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-bai-ve-luan-li-xa-hoi-o-nuoc-ta-53216n.aspx
 

Tác giả: Xuân Bắc     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ
Dàn ý phân tích bài Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt
Dàn ý nghị luận xã hội về lẽ sống đẹp ở đời qua câu nói: Ôi, sống đẹp là thế nào hỡi bạn
Dàn ý phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta
Dàn ý nghị luận xã hội về lòng tự trọng
Từ khoá liên quan:

Dan y phan tich bai Ve luan li xa hoi o nuoc ta

, Dàn ý phân tích bài Về luân lí xã hội ở nước ta,

SOFT LIÊN QUAN
  • Dàn ý bài văn tả con trâu ở làng quê Việt Nam

    Hướng dẫn trình bày bài văn tả con trâu

    Tả con trâu ở làng quê Việt Nam là một trong những bài văn quen thuộc và phổ biến nhất. Tuy nhiên trước khi đến với bài văn tả con trâu bạn đọc cần phải lập dàn ý bài văn tả con trâu để nắm bắt được những điểm chính và đ ...

Tin Mới

  • Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Với bài phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11, các em cần nếu được vẻ đẹp của bức tranh sông nước buồn vắng, mênh mông và cả những suy tư, tâm sự của tác giả muốn gửi gắm. Khi đáp ứng được, bài văn của các em sẽ đầy đủ ý, đạt được điểm cao.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Phân tích khổ 2 Tây Tiến của Quang Dũng hay, ngắn gọn tuyển chọn

    “Tây Tiến” là một trong những tác phẩm nổi bật của văn học thời chống Pháp. Hãy cùng tìm hiểu thêm về bài thơ vô cùng ý nghĩa này qua bài phân tích khổ 2 Tây Tiến của Quang Dũng, Ngữ văn 12, học kì I do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn dưới đây nhé!