Dàn ý phân tích bài Hồi trống Cổ Thành

Để xây dựng được dàn ý phân tích bài Hồi trống Cổ Thành, một trích đoạn nổi bật trong tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc "Tam quốc diễn nghĩa", mời các em học sinh cùng đón đọc bài hướng dẫn mẫu dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.

Dàn ý Phân tích bài Hồi trống Cổ Thành

1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa: Là một trong số "Tứ đại danh tác của Trung Quốc".
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất tuyệt nghĩa của Trương Phi đồng thời hiểu hơn về ý nghĩa của vấn đề "trung thành hay phản bội".
2. Thân bài
- Xuất xứ: "Hồi trống Cổ Thành" nằm giữa hồi thứ 28 của bộ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa 
- Nội dung: Nói về sự kiện Trương Phi gặp lại Quan Công sau bao ngày xa cách nhưng với thái độ tực giận, đòi giết cho kì được Quan Công bỏ ngoài tai mọi lời khuyên ngăn của mọi người và lời giải thích của Quan Vân Trường. Chỉ đến khi Quan Công lấy đầu tướng của Tào Tháo là Sái Dương sau một hồi trống thì Trương Phi mới nguôi giận, nghe tên lính kể chuyện thực hư, Trương Phi mới tin anh mình và khóc lóc, thụp lạy. 
* Cảnh gặp mặt và mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công 
- Khi nghe tin báo: 
+ Quan Công: Khi nghe tin em thì mừng rỡ, nôn nóng, muốn gặp mặt 
=> Người giàu lòng trung nghĩa, giàu tình nghĩa và biết nghĩ cho mọi người.
+ Trương Phi: Khi nghe tin Quan Công thì "chẳng nói chẳng rằng... dẫn một nghìn quân" chạy đến giết Quan Công.
=> Hành động dứt khoát, quyết liệt khẳng định vẻ đẹp cương trực, khảng khái, rõ ràng.
- Khi gặp mặt nhau:
+ Quan Công mới gặp Trương Phi vội tránh mũi mâu, nhắc lại tình nghĩa vườn đào và ra sức thanh minh cho bản thân: "Chuyện này... em đến mà hỏi".
=> Tính cách: Điềm đạm, nhẹ nhàng, kiên nhẫn nhưng không kém phần dứt khoát. 
+ Trương Phi: Vừa gặp anh liền quát mắng, nổi giận đùng đùng.
=> Tính cách nóng nảy, cương trực.
* Cảnh hóa giải mọi mâu thuẫn
- Trương Phi đưa ra yêu cầu đối với Quan Công: Muốn chứng minh tấm lòng trung nghĩa của mình, Quan Công phải chém được đầu tên tướng giặc là Sái Dương.
- Khi Trương Phi đánh trống, Quan Vân Trường múa đao xô lại, dứt khoát chém một nhát rơi đầu tên tướng giặc.
=> Ý nghĩa chi tiết hồi trống Cổ Thành:
+ Giải quyết mâu thuẫn một cách chóng vánh + khắc họa thêm tấm lòng trung nghĩa của Quan Công, sự thẳng thắn mạnh mẽ của Trương Phi. 
+ Là minh chứng cho thủ pháp cường điệu, phóng đại - nghệ thuật đặc trưng trong tiểu thuyết chương hồi.
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích Hồi trống Cổ Thành.
- Nêu suy nghĩ, đánh giá của bản thân về tác phẩm. 

Xem bài mẫu: Phân tích bài Hồi trống Cổ Thành.

Bài thơ Hồi trống cổ thành trích Tam Quốc Diễn Nghĩa của tác giả La Quán Trung được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn 10 đây cũng là bài học quan trọng trong tuần 26. Bài thơ chứa đầy linh hồn của đoạn trích. Đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ  Bên cạnh bài Dàn ý phân tích bài Hồi trống Cổ Thành, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài văn đặc sắc khác như: Phân tích bài Hồi trống Cổ Thành, Kể lại nội dung đoạn trích Hồi trống cổ Thành theo lời của Quan Công, Soạn văn Hồi trống Cổ Thành ngắn gọn, Tóm tắt Hồi trống Cổ Thành;...

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-bai-hoi-trong-co-thanh-47265n.aspx

Tác giả: Cao Thắng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Hồi trống Cổ Thành, Ngữ văn lớp 10
Sơ đồ tư duy Hồi trống cổ thành
Dàn ý phân tích bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương
Dàn ý phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa
Học trực tuyến môn Ngữ văn lớp 10 ngày 6/4/2020, Hồi trống cổ Thành (Tiết 2)
Từ khoá liên quan:

dan y phan tich bai hoi trong co thanh

, lập dàn ý phân tích bài Hồi trống Cổ Thành,

SOFT LIÊN QUAN
  • Dàn ý Thuyết minh về di tích lịch sử

    Bài văn mẫu chọn lọc lớp 10

    Với bài hướng dẫn viết dàn ý thuyết minh về di tích lịch sử hôm nay, chúng tôi sẽ gợi ý cho các em lập dàn ý chi tiết giới thiệu về đền Ngọc Sơn, một trong số biểu tượng tiêu biểu của thủ đô Hà Nội được xếp hạng là di ...

Tin Mới