Dàn ý nghị luận xã hội Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Bằng cách xây dựng các ý khái quát, ngắn gọn, rành mạch, logic, bài mẫu dàn ý nghị luận xã hội Đi một ngày đàng, học một sàng khôn đã cho chúng ta hiểu một cách cơ bản về tầm quan trọng của việc ra ngoài học hỏi những điều thực tế xung quanh mình bởi “Đi cho biết đó biết đây/ Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

dan y nghi luan xa hoi di mot ngay dang hoc mot sang khon

Dàn ý nghị luận xã hội Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
 

I. Dàn ý Nghị luận xã hội Đi một ngày đàng, học một sàng khôn (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn": Ông cha ta từ xa xưa đã nhận thức được rõ ý nghĩa của sự tìm tòi, khám phá và học hỏi, để rồi đúc rút ra câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", câu tục ngữ đã đánh thức mỗi con người sự tự giác học hỏi, mở rộng tầm nhìn và hiểu biết của mình, học tập không ngừng và có thái độ tích cực trong học tập

2. Thân bài

- Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn":
+ Nghĩa hẹp: Đơn giản có thể hiểu câu nói này là đi một ngày đường, sẽ học được nhiều điều bổ ích, càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập
+ Nghĩa rộng: Câu tục ngữ là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
- Ý nghĩa câu tục ngữ: Con người phải có tư duy tích cực, phải nhận thức được tri thức loài người là vô tận, còn rất nhiều điều phải học tập và khám phá, chỉ có siêng năng tìm tòi, học hỏi mới thu nhận được tri thức đó, chỉ có tri thức mới giúp chúng ta vững bước trên đường đời, góp phần xây dựng và phát triển đất nước
- Liên hệ thực tiễn: Nhà bác học Lê-nin đã có câu "Học, học nữa, học mãi" điều đó khẳng định việc học là không bao giờ là đủ, không bao giờ là thừa

3. Kết bài

Khẳng định giá trị câu tục ngữ: Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" thực sự là một câu nói rất ý nghĩa, vừa là lời khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải không ngừng học tập, khám phá những tri thức, những điều trong cuộc sống.


II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội Đi một ngày đàng, học một sàng khôn (Chuẩn)

Xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển không ngừng, để có thể tồn tại và đứng vững trước những đổi thay của xã hội không có cách nào khác là con người phải không ngừng tích lũy tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm về mọi mặt đời sống. Ông cha ta từ xa xưa đã nhận thức được rõ ý nghĩa của sự tìm tòi, khám phá và học hỏi, để rồi đúc rút ra câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Câu tục ngữ đã đánh thức mỗi con người sự tự giác học hỏi, mở rộng tầm nhìn và hiểu biết của mình, học tập không ngừng và có thái độ tích cực.

Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" bản chất nói về ý nghĩa của việc mở rộng tầm nhìn, mở rộng tri thức của con người, có thể hiểu câu tục ngữ này theo hai nghĩa, đó là nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Về nghĩa hẹp, chúng ta cùng giải thích nghĩa các vế của câu tục ngữ, "đàng" có nghĩa là "đường", "sàng" là vật dụng thường dùng để sàng thóc, gạo khỏi những hạt sạn, hạt tấm, "khôn" ở đây ám chỉ những điều hay, điều bổ ích từ trí tuệ con người. Đơn giản có thể hiểu câu nói này là đi một ngày đường, sẽ học được nhiều điều bổ ích, càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Về nghĩa rộng, câu tục ngữ là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại...(Còn tiếp)

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-nghi-luan-xa-hoi-di-mot-ngay-dang-hoc-mot-sang-khon-47141n.aspx
>> Xem bài mẫu đầy đủ Nghị luận xã hội Đi một ngày đàng, học một sàng khôn tại đây.

Tác giả: Thuỳ Chi     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Nghị luận xã hội về câu nói Cái khó bó cái khôn
Dàn ý nghị luận xã hội về thực phẩm bẩn hiện nay
Dàn ý nghị luận câu tục ngữ Đi cho biết đó biết đây...
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn 10 CTST, KNTT
Dàn ý nghị luận xã hội về câu nói Cái khó bó cái khôn
Từ khoá liên quan:

dan y nghi luan xa hoi di mot ngay dang hoc mot sang khon

, dan y di mot ngay dang hoc mot sang khon, dan y giai thich cau tuc ngu di mot ngay dang hoc mot sang khon ngan gon ,

SOFT LIÊN QUAN
  • Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

    Bài văn mẫu nghị luận trung học phổ thông

    Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một đề tài quen thuộc mà các em sẽ phải thực hiện trong chương trình Văn học Phổ thông, trong đó, các em sẽ phải trình bày được những suy nghĩ, quan điểm của mình về một tư tưởng, đạo ...

Tin Mới