Dàn ý cảm nhận về Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một vở kịch mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc của nhà viết kịch tài ba Lưu Quang Vũ, cùng xây dựng dàn ý cảm nhận về Hồn Trương Ba, da hàng thịt để trình bày khái quát những suy nghĩ/ nhận xét/ đánh giá của bản thân về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

dan y cam nhan ve vo kich hon truong ba da hang thit

Dàn ý cảm nhận về Hồn Trương Ba, da hàng thịt


I. Dàn ý cảm nhận về Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Chuẩn)

1. Mở bài

- Có thể nói khao khát được là chính mình đã được thể hiện trong rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, đó chính là cái “tôi” cá nhân đầy mạnh mẽ.
- Một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất khao khát này đó chính là vở kịch có tên Hồn Trương Ba, da hàng thịt  do nhà soạn kịch tài ba Lưu Quang Vũ chắp bút.

2. Thân bài

* Tác giả, tác phẩm:
- Lưu Quang Vũ (1948-1988), quê gốc ở Đà Nẵng, nhưng sinh sống, học tập và làm việc ở Hà Nội, từng tham gia quân đội trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1960-1970).
- Ông là nhà viết kịch có nhiều đóng góp đặc sắc, với hơn 50 tác phẩm kịch trong vòng 10 năm trời sáng tác và hầu như chúng đều được công chiếu, dàn dựng trên toàn quốc.
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch có cốt truyện xuất xứ từ dân gian, ra đời năm 1981, mãi đến năm 1984 mới được công bố, và ngay lập tức đã được độc giả đón nhận nồng hậu. Đoạn trích trong chương trình học nằm ở cảnh thứ 7 và trong phần kết của vở kịch.

* Bi kịch bị tha hóa của hồn Trương Ba:
- Trong cuộc độc thoại nội tâm:
+ Ông tự nhận ra mình bắt đầu ham uống rượu, ăn thịt, hững hờ với đánh cờ.
+ Ông hoang mang, bối rối và sợ hãi, khao khát được rời khỏi cái xác thô kệch dù chỉ một chốc lát.

- Trong cuộc đối thoại với xác:
+ Xác đã dùng những lý lẽ hết sức sắc bén, lươn lẹo, giọng điệu mỉa mai để vạch trần sự tha hóa của hồn Trương Ba.

  •  Việc khao khát khi ở bên cạnh vợ anh hàng thịt, thích ăn thịt, rồi húp cả tiết canh,…
  • Sức mạnh của xác đã giúp Trương Ba đánh thằng con trai bật máu mồm, giúp ông cày xới khu vườn.

+ Cũng nhờ có xác mà Trương Ba được gần gũi người thân, nhìn ngắm bầu trời,…
→ Hồn và xác tuy hai mà một, đều thống nhất trong một cuộc chơi, hồn cứ việc tha hóa, rồi đổ tội cho xác để được thanh thản, ngược lại xác phải được “chiều chuộng” những ham muốn tầm thường.
+ Bản thân Trương Ba tuy tức giận, liên tục chỉ trích xác ti tiện, là “xác thịt âm u” không có cảm xúc, tri giác, lại còn lươn lẹo nhưng cuối cùng ông vẫn bị đuối lý bởi xác nói đúng, ông đang bị tha hóa. Điều đó khiến ông tuyệt vọng.

* Bi kịch bị chối bỏ:
- Bà vợ đòi bỏ đi
- Đứa cháu gái không thừa nhận ông nội, cho rằng ông là kẻ đồ tể, cục súc đang phá hoại khu vườn của ông nội nó.
- Cô con dâu tuy thấu hiểu, nhưng cuối cùng cũng bộc bạch những sự thay đổi, lệch lạc của hồn Trương Ba. Điều này làm ông hoàn toàn nhận ra sự tha hóa của mình.

* Giải quyết xung đột kịch:
- Trương Ba quyết tâm trả lại xác cho anh hàng thịt
- Xin cho cu Tị được sống lại, còn mình thì xin được chết hẳn.
- Đó là những quyết định rất khó khăn của Trương Ba, nhưng không còn cách giải quyết nào khác tốt đẹp hơn nữa. Ông không thể sống trong một đằng, ngoài một nẻo.

* Ý nghĩa đoạn kết:
- Đoạn kết là kết thúc có hậu cho một vở bi kịch lạc quan.
- Trương Ba đã trở lại làm chính mình, tuy không còn trên nhân thế nhưng ông đã trở thành bất tử trong lòng người thân, lấy lại được toàn vẹn những tình cảm trước đây ông đánh mất, trở nên thanh thản, cao khiết trở lại.

3. Kết bài

- Toàn bộ vở kịch của Lưu Quang Vũ cuối cùng kết lại ở thông điệp: Dù cuộc đời nhiều cám dỗ nhưng con người vẫn luôn phấn đấu để giữ được tâm hồn nguyên vẹn , trong sạch, thẳng thắn, luôn cố gắng để được làm chính mình.
- Những con người đã khuất hãy là một bản tình ca để tuổi trẻ hôm nay mãi nhớ về, mãi ngân nga từ đó gieo niềm tin cho cuộc đời. Sống có nhiều cách sống, trong đó có cách dù thân xác đã trở về cát bụi nhưng tâm hồn vẫn mãi còn bất tử với những ấn tượng và kỷ niệm đẹp nhất trong lòng người ở lại.
 

II. Bài văn mẫu Cảm nhận về Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta, khao khát được là chính mình là khao khát thiêng liêng và đáng trân trọng nhất. Có một ai đó đã nói rằng “Tại sao tôi phải sống cuộc đời của người khác và tại sao tôi lại để người khác sống cuộc đời của tôi, tôi muốn được là chính tôi, dù hạnh phúc hay khổ đau thì đó chính là điều mà tôi đã lựa chọn”. Có thể nói khao khát được là chính mình đã được thể hiện trong rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, đó chính là cái “tôi” cá nhân đầy mạnh mẽ. Một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất khao khát này đó chính là một vở kịch rất nổi tiếng vào những năm 80 của thế kỷ trước có tên Hồn Trương Ba, da hàng thịt  do nhà soạn kịch tài ba Lưu Quang Vũ chắp bút.

Lưu Quang Vũ (1948-1988), quê gốc ở Đà Nẵng, nhưng sinh sống, học tập và làm việc ở Hà Nội, từng tham gia quân đội trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1960-1970), phục vụ trong quân chủng phòng không, không quân. Ông bắt đầu viết thơ vào năm 1960, sau đó mãi đến những năm 1978 mới bén duyên viết kịch, năm 1980 thì ông đã có vị trí đứng vững trong làng kịch...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nhận về Hồn Trương Ba, da hàng thịt tại đây.

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-cam-nhan-ve-hon-truong-ba-da-hang-thit-49712n.aspx
 


Tác giả: Chipu     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích bi kịch của Hồn Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt
Phân tích triết lý sống trong Hồn Trương Ba da hàng thịt
Tư tưởng và ý nghĩa phê phán trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Hàm ý nhà viết kịch Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm qua đối thoại hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt
Học trực tuyến môn Ngữ văn lớp 12 ngày 6/4/2020, Hồn Trương Ba - Da Hàng Thịt (Tiết 2)
Từ khoá liên quan:

Dan y cam nhan ve Hon Truong Ba da hang thit

, dan y cam nhan cua em ve vo kich hon truong ba da hang thit, dan y cam nghi ve hon truong ba da hang thit,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới