Dàn ý cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng

Thông qua việc lựa chọn và triển khai các ý chính cho dàn ý cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng, một bài thơ ý nghĩa của nhà thơ Phạm Ngũ Lão, các em sẽ hiểu một cách cơ bản và khái quát nhất về giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ đồng thời biết sắp xếp các ý chính trong dàn ý sao cho hợp lí nhất.
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

dan y cam nhan ve bai tho to long

Dàn ý cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng
 

I. Dàn ý cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ "Tỏ lòng" của tác giả Phạm Ngũ Lão.

2. Thân bài

a. Bài thơ đã khắc họa tư thế hiên ngang và tầm vóc kì vĩ của người anh hùng Phạm Ngũ Lão và vẻ đẹp của thời đại nhà Trần
- "Hoành sóc" đã tái hiện thành công hình ảnh người anh hùng trấn giữ đất nước trong tư thế hiên ngang.
- "Ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu": Tái hiện hình ảnh cụ thể của quân đội nhà Trần, đồng thời khái quát sức mạnh của dân tộc.
b. Bài thơ còn vẽ nên bức chân dung về ý chí của người anh hùng
- "Công danh": Mong muốn để lại sự nghiệp và để lại tiếng thơm.
- Nỗi "thẹn": Khi chưa có tài thao lược lớn như Gia Cát Lượng.

3. Kết bài

Đánh giá giá trị của tác phẩm.


II. Bài văn mẫu cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng (Chuẩn)

Thời đại nhà Trần là thời kỳ vàng son của Hào khí đông A, hào khí ấy đã trở thành một sức mạnh tinh thần to lớn của quân và dân ta trong một thời đại đầy hào hùng máu lửa. Hào khí đông A đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm chống giặc của dân tộc. Từ âm vang của thời đại, của hào khí Đông A sóng dậy, Phạm Ngũ Lão đã sáng tác nên bài thơ Tỏ lòng đầy đặc sắc và ý nghĩa:

"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu"

 Dịch thơ:

“Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”

Giặc Nguyên tràn vào xâm lược, chúng tàn ác về nhân tính, hung bạo về nhân hình bởi lực lượng lớn mạnh và sức càn quét đáng sợ. Đối phó với kẻ thù man rợ và nguy hiểm ấy cần có một bản lĩnh gan dạ phi thường. Ở đây, Phạm Ngũ Lão đã thể hiện được tầm vóc của mình và sức mạnh to lớn của quân đội nhà Trần. " hoành sóc giang sơn", giữa giang sơn rộng lớn, người tráng sĩ cầm ngọn giáo giặc trong thế hiên ngang để trấn giữ Tổ quốc mình, ngọn giáo ngang tàng đo chiều dài, chiều rộng đất nước,...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu: Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng

------------------HẾT------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-cam-nhan-ve-bai-tho-to-long-52779n.aspx
Như vậy, thông qua dàn ý Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng chúng tôi đã giới thiệu trên đây, các em học sinh đã dễ dàng hơn trong việc xây dựng dàn ý trước khi viết bài văn hoàn chỉnh. Ngoài ra, em cũng có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 10 khác để hiểu hơn về bài thơ này: Sơ đồ tư duy bài thơ Tỏ lòng; Cảm nhận về hào khí Đông A thời Trần qua bài Tỏ lòng; Vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng hay Phân tích bài Tỏ lòng Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài Tỏ lòng;... 

Tác giả: Ngọc Thảo     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng
Dàn ý vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng
Dàn ý làm sáng tỏ nhận định Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc
Dàn ý cảm nhận về lòng yêu nước qua Sông núi nước Nam và Phó giá về kinh
Dàn ý Cảm nhận khổ đầu bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
Từ khoá liên quan:

Dan y cam nhan ve bai tho To long

, dan y cam nghi ve bai tho thuat hoai, cam nhan cua em ve bai tho thuat hoai to long,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Sang thu

    Cảm nhận về bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

    Phân tích bài thơ Sang thu là đề bài tập làm văn trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 yêu cầu các em học sinh phải nêu cảm nhận của mình về nội dung bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh. Một số bài văn mẫu đề bài phân tích bài thơ Sang thu hay nhất được Taimienphi.vn tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều ý tưởng mới cho bài làm tập làm văn của mình và đạt được điểm số cao.

Tin Mới