Khi tham khảo Dàn ý Cảm nhận tình mẫu tử từ Trong lòng mẹ, trích hồi kí Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng, các em học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc hoàn thiện dàn ý cho đề văn này đồng thời nâng cao hơn nữa kĩ năng viết dàn ý bài văn nói chung.
Dàn ý Cảm nhận tình mẫu tử từ "Trong lòng mẹ"
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Có thể đi từ đề tài tình cảm gia đình
- Giới thiệu khái quát giá trị nội dung tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng
2. Thân bài
* Hoàn cảnh đáng thương của nhân vật chính - bé Hồng:
- Là kết quả của cuộc hôn nhân không tình yêu giữa cha và mẹ: Mẹ cậu vốn là người phụ nữ xinh đẹp, tần tảo, luôn khát khao có tình yêu chân chính nhưng không có quyền tự quyết định cuộc đời mình; cha cậu làm cai ngục, lại nghiện ngập héo mòn dần rồi chết. Mẹ Hồng vì cùng túng quá mà phải bỏ lại anh em Hồng, đi tha hương cầu thực
- Mẹ bỏ nhà đi, hai anh em chỉ còn biết nương vào bà cô ruột trong nhà, tuy nhiên, anh em Hồng lại bị bà cô ghẻ lạnh, hắt hủi, gieo rắc vào đầu những ý nghĩ xấu xa về mẹ
* Hồng bị gieo rắc những ý nghĩ xấu xa về mẹ:
- Bà cô xỉa xói, tiêm nhiễm vào đầu cậu bé những lời lẽ không đúng sự thật, độc ác về mẹ cho đến khi cậu bật khóc
* Tình cảm của Hồng dành cho người mẹ tội nghiệp
- Khi nghe những lời cay nghiệt của bà cô, những giọt nước mắt lăn dài trên má cậu bé, không phải vì cậu hận hay ghét mẹ mà vì thương mẹ
- Khi nhớ đến khuôn mặt rầu rầu mệt mỏi của mẹ, cậu lại càng thương mẹ nhiều hơn, dù từ khi bỏ đi mẹ chưa một lần quay về tìm hai anh em những cậu vẫn không hề trách mẹ mà luôn khao khát gặp mẹ
- Cậu bé căm ghét những hủ tục đã đày đọa người mẹ tội nghiệp, muốn bảo vệ, che chở cho mẹ "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi... nghiến cho kì nát vụn mới thôi"
- Khi được gặp mẹ:
+ Thoáng nhìn bóng người trên xe giống mẹ, Hồng cất lên tiếng gọi đầy bối rối "Mợ ơi! Mợ ơi"
=> Tiếng gọi mẹ chứa chan niềm thương nhớ, mong mỏi, khát khao
+ Khi được mẹ "vừa kéo tay... òa lên khóc rồi cứ thế nức nở"
=> Tiếng khóc cho những tủi nhục, đau đớn mà mẹ phải gánh chịu, cho hạnh phúc vỡ òa, cho những uất ức bấy lâu bị dồn nén
+ Khi được "lăn vào lòng một người mẹ... êm dịu vô cùng"
=> Tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.
3. Kết bài
- Khẳng định tình mẫu tử sâu sắc trong đoạn trích "Trong lòng mẹ"
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
Xem bài mẫu: Cảm nhận tình mẫu tử từ Trong lòng mẹ.
Đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được giới thiệu trong tuần học thứ 2 SGK Văn lớp 8, đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình. Bên cạnh Dàn ý cảm nhận tình mẫu tử từ Trong lòng mẹ các em học sinh có thể tham khảo thêm những bài viết khác như: Phân tích - bình giảng bài Trong lòng mẹ, Cảm nhận tình mẫu tử từ Trong lòng mẹ, Soạn bài Trong lòng mẹ ngắn gọn, Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ;...
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-cam-nhan-tinh-mau-tu-tu-trong-long-me-47247n.aspx