Dàn ý: Bình luận về câu tục ngữ Ngọc vô cùng quý giá nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều
1. Mở bài
- Xã hội phát triển con người dần chạy theo giá trị vật chất mà xem nhẹ, bỏ rơi những giá trị tâm hồn.
- Nhưng đó chỉ là lớp vỏ bọc hào nhoáng, còn vẻ đẹp tâm hồn mới là quan trọng, người xưa có câu: "Ngọc vô cùng quý giá nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn".
2. Thân bài
- Giải thích câu: "Ngọc vô cùng quý giá nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn". Ý muốn nói dù ngọc có quý giá có đẹp cũng chẳng thể sánh với viên ngọc nội tại trong tâm hồn mỗi con người.
- Nêu khái niệm về tâm hồn: Là giá trị bên trong con người, hình thành nhờ sự giáo dục và những tác động của môi trường, xã hội.
- Biểu hiện của tâm hồn chính là nhân cách và đạo đức.
- Tâm hồn chính là "nội đan", là căn cơ để con người sống có ý nghĩa. Phân biệt giữa sống và tồn tại.
- Cách nuôi dưỡng tâm hồn: Với trẻ thơ thì cần sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường, với người trưởng thành thì nhờ vào việc đọc sách, nhờ ảnh hưởng của bạn bè, các mối quan hệ xã hội.
- Chớ nên nhìn vào vẻ đẹp ngoài để đánh giá một con người mà cần đào sâu tìm hiểu tâm hồn họ.
3. Kết bài
- Thượng đế tặng "hạt cát tâm hồn" thì chúng ta phải tìm cách nuôi dưỡng thành ngọc tâm hồn sáng và đẹp.
- Không một thứ vật chất, không một thứ giao dịch nào có thể so sánh và mua được những viên ngọc tâm hồn ấy.
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-binh-luan-cau-ngoc-vo-cung-quy-gia-nhung-ngoc-tam-hon-con-quy-gia-hon-nhieu-47151n.aspx
Xem bài mẫu: Bình luận về câu tục ngữ Ngọc vô cùng quý giá nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều