Cạnh tranh trong công việc đang ngày càng khó khăn, đặc biệt là với những người mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc. Lúc này, để gia tăng cơ hội trúng tuyển, bạn cần sở hữu một bản giới thiệu thu hút, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV xin việc bằng tiếng Việt dành cho người mới tốt nghiệp, hãy tham khảo để sở hữu ngay những bản CV chuyên nghiệp, hoàn hảo và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
CV là gì? Tại sao đi xin việc lại cần CV? Làm thế nào để viết CV xin việc bằng tiếng Việt tốt? là những câu hỏi được đặt ra cho các bạn sinh viên mới tốt nghiệp khi bước đầu xin việc tại các công ty. Có thể nói, CV xin việc là một thứ đóng vai trò quan trọng giúp nhà đầu tư phần nào đánh giá được ứng viên nên các ứng viên cần phải viết CV ấn tượng. Do đó, khi viết CV xin việc, nhất là viết CV xin việc bằng tiếng Việtdành cho người mới tốt nghiệp thì các ứng viên cần phải tìm hiểu xem nhà tuyển dụng là ai và họ cần gì cũng như tìm ứng viên như thế nào.
CV xin việc cho sinh viên mới ra trường, người mới tốt nghiệp và các mẫu mới nhất
I. Hướng dẫn viết CV xin việc cho người mới tốt nghiệp
Để sở hữu một CV xin việc hoàn hảo cho người mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn đọc cần cân nhắc nên/không nên đưa gì vào sơ yếu lý lịch của mình. Sau đây là những hướng dẫn chi tiết của Taimienphi.vn để bạn có thể nhanh chóng sở hữu công việc đầu tiên của mình.
1. Định dạng CV xin việc
- CV xin việc không nên dài quá 2 mặt của tờ giấy A4, chứa đầy đủ thông tin mà người đọc quan tâm. Trường hợp viết CV xin việc cho người mới tốt nghiệp, vì chưa có/có ít phần kinh nghiệm làm việc, bạn có thể rút ngắn CV xuống 1 mặt trang giấy với nội dung ngắn gọn, súc tích.
- Sử dụng phông chữ hiện đại, đơn giản, , màu sắc sạch sẽ, tinh tế
- Chia nhỏ văn bản bằng các tiêu đề chính và nội dung bên trong để làm nổi bật nội dung, khiến nó bớt tẻ nhạt khi đọc.
- Các nội dung nên có trong bản CV xin việc bao gồm thông tin về mục tiêu nghề nghiệp, lịch sử giáo dục, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, mối quan tâm đến lĩnh vực bạn mong muốn,... Cụ thể:
* Lý lịch trích ngang/ thông tin cá nhân
Ở phần Lý lịch trích ngang trong mẫu CV cho sinh viên mới ra trường thì ứng viên cần liệt kê các thông tin như: họ và tên, ngày sinh, email, địa chỉ, số điện thoại.
Lưu ý: Trong CV, bạn nên viết mail tử tế bởi thông qua email không nghiêm túc, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không tôn trọng họ nên thay vì viết email "[email protected]" thì bạn nên viết "[email protected]".
* Mục tiêu nghề nghiệp
Đối với phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn chỉ cần viết ngắn gọn trong khoảng 150 - 200 từ và đề cập được miêu tiêu của cá nhân trong ngắn hạn dài hạn, việc tạo ra lợi ích cho công ty, doanh nghiệp mà bạn đang ứng tuyển.
Chẳng hạn, mục tiêu nghề nghiệp kế toán: Tôi mong muốn hoàn thiện được các kỹ năng, phần mềm kế toán và mục tiêu trong 2 tới 3 năm tới là trở thành trưởng phòng kế toán, tạo ra hệ thống kế toán hữu ích nhất cho doanh nghiệp.
* Trình độ học vấn
Trong mẫu CV xin việc hoàn chỉnh thì phần trình độ học vấn, bạn chỉ cần liệt kê được năm học, trường học, đạt loại gì và các chứng chỉ đạt được trong quá trình học.
* Kinh nghiệm làm việc
Đối với sinh viên vừa mới tốt nghiệp thì trong CV xin việc bằng tiếng Việt dành cho người mới tốt nghiệp, bạn có thể nêu ra những kinh nghiệm hoạt động công tác đoàn, trường, làm partime với những mốc thời gian cụ thể, bên cạnh đó là những lời khen, chứng chỉ khi làm việc đó để nhà tuyển dụng đánh giá nhiều hơn về bản thân bạn cũng như kỹ năng làm việc của bạn.
* Kỹ năng làm việc
Ở trong CV xin việc bằng tiếng Việt, CV xin việc bằng tiếng Anh dành cho người mới tốt nghiệp, bạn nên liệt kê các kỹ năng làm việc liên quan tới công việc, vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
* Sở thích
Bạn nhớ cho sở thích vào trong CV của mình nhé. Bởi khi CV có phần sở thích, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được con người bạn, xem bạn có phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển không.
2. Các lưu ý khi viết CV xin việc cho người chưa có kinh nghiệm
Để nhà tuyển dụng đánh giá tốt về bạn và cảm thấy bạn phù hợp với vị trí tuyển dụng, bạn cần chú ý đến những vấn đề sau khi trình bày CV xin việc:
* Những điều cần có trong cv xin việc cho người mới
- Nghiên cứu kỹ các công việc mục tiêu của bạn trước khi bạn viết CV và xác định các kỹ năng và kiến thức quan trọng nhất cần có, sau đó tổng hợp lại và làm nổi bật nó trong CV của bạn.
- Phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể cung cấp thông tin tổng quan về thành tích, kỹ năng cá nhân để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn với vị trí tuyển dụng và những lợi ích mà bạn mang lại.
- Vì chưa có kinh nghiệm làm việc, vì thế, bạn cần làm nổi bật những kỹ năng cá nhân. Tránh việc sử dụng những kỹ năng chung chung như “cần cù, chăm chỉ”,..., mà hãy tập trung vào những kỹ năng chuyên ngành mà bạn đã đạt được trong quá trình học tập tại trường, lớp. Ngay cả kinh nghiệm làm việc bán thời gian, làm tình nguyện viên,..., trong quá trình đi học cũng nên được liệt kê để bạn thể hiện đầy đủ các kỹ năng của mình với nhà tuyển dụng.
- Nếu đã hoàn thành các chứng chỉ, đạt được thành tích trong trường học, hãy làm nổi bật nó để nhà tuyển dụng thấy được.
* Những điều cần tránh khi viết CV xin việc cho người mới tốt nghiệp
- Bố cục CV xin việc cần thiết kế đơn giản, cô đọng và súc tích. Không nên sử dụng các mẫu CV xin việc có bố cục chật chội, chứa ảnh lớn và màu sắc quá rực rỡ. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng gặp khó khăn trong việc tìm ra điểm nổi bật trong CV của bạn.
- Đừng sử dụng một chiếc email không chuyên nghiệp, chứa nhiều biệt hiệu riêng như [email protected],... Tốt nhất, hãy tạo một email mới chứa đầy đủ thông tin về bạn và gắn với chuyên ngành, công việc của bạn.
- Đừng quên kiểm tra lại toàn bộ CV trước khi gửi để phát hiện lõi chính tả, ngữ pháp. CV của bạn sẽ thật thiếu chỉnh chu nếu mắc lỗi chính tả đấy.
II. Các mẫu CV xin việc cho người mới tốt nghiệp ấn tượng nhất
Dưới đây là các mẫu CV xin việc từ đơn giản đến phức tạp, mang đến nhiều gợi ý hữu ích để bạn giành tấm vé cho công việc mơ ước. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự tạo CV online đẹp thông qua các web tạo CV trực tuyến như JobOko.com,...
2.1. Mẫu CV chuyên nghiệp
Đây là một trong những mẫu sơ yếu lý lịch phổ biến hàng đầu, phù hợp với tất cả các ngành nghề như hành chính nhân sự, tiếp thị, bán hàng, lập trình,... Mẫu CV xin việc này cung cấp cho ứng viên một giao diện cổ điển, tập trung vào thành tích, kỹ năng, mục tiêu nghề nghiệp và thay thế cho các phần không cần tập trung như kinh nghiệm làm việc. Với tất cả những kỹ năng được phác thảo rõ ràng, nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng đọc, phân tích và nhận thấy ngay bạn là người phù hợp cho vị trí tuyển dụng.
2.2. Mẫu sơ yếu lý lịch đơn giản
Thiết kế đơn giản với phần mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kỹ năng, quá trình làm việc một cách rõ ràng, mẫu CV xin việc đơn giản cho người mới này rất phù hợp để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nó đặc biệt phù hợp cho CV xin việc trong các ngành nghề thiên về kỹ thuật như công nghiệp, điện, tự động hóa,...
2.3. Mẫu sơ yếu lý lịch hiện đại
Mẫu sơ yếu lý lịch hiện đại phù hợp với hầu hết các yêu cầu của 1 CV xin việc thông thường. Nó đặc biệt phù hợp với các ngành trong lĩnh vực công nghiệp như bán hàng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục. Với phong cách thiết kế ngắn gọn, rõ ràng, tinh tế, mẫu CV xin việc này làm cho phần học vấn, mục tiêu nghề nghiệp, chứng chỉ,..., của bạn được hiển thị rõ ràng và hấp dẫn hơn với nhà tuyển dụng. Nó được các chuyên gia trong các ngành công nghiệp khác nhau đánh giá cao, bao gồm bán hàng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cv-xin-viec-bang-tieng-viet-danh-cho-nguoi-moi-tot-nghiep-31984n.aspx
CV xin việc bằng tiếng Việt dành cho người mới tốt nghiệp, cv xin việc cho sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm là thứ đóng vai trò, giúp ứng viên ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng. Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ CV xin việc, hồ sơ thì bạn nên tham khảo thêm gửi CV qua email cần những gì? kinh nghiệm gửi CV xin việc online để biết cách gửi mail xin việc, tạo ra ấn tượng và thiện cảm đối với nhà tuyển dụng.