Công thức tính chu vi hình Thang

Tài liệu hướng dẫn cách tính chu vi hình thang của chúng tôi là tài liệu khá hữu ích cho các em học sinh khi học về phần kiến thức này, bên cạnh đó nó cũng khá cần thiết cho quý phụ huynh học sinh để hướng dẫn con mình học bài và làm bài tập ở nhà.

Hình thang là tứ giác lồi có hai cạnh song song được gọi là cạnh đáy, các cạnh còn lại là cạnh bên, cũng giống như các tứ giác khác, cách tính diện tích hình thang và chu vi hình thang cũng tương đối đơn giản. Vậy cách tính đơn giản như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

cong thuc tinh chu vi hinh thang

Chu vi hình thang được tính như thế nào?

 

Công thức tính chu vi hình thang đơn giản, dễ thuộc

- Công thức tổng quát:

P = a + b + c + d

Trong đó:

P là kí hiệu chu vi
a, b là hai cạnh đáy hình thang
c, d là cạnh bên hình thang

- Phát biểu bằng lời: Chu vi của hình thang bằng tổng độ dài hai đáy và hai cạnh bên.

* Bài tập : Tính chu vi của hình thang, biết:

a) Đáy lớn = 12 cm; đáy bé = 10 cm; hai cạnh bên lần lượt = 7 cm và 8 cm
b) Đáy lớn = 10,3 dm; đáy bé = 7,8 dm; hai cạnh bên lần lượt = 4,5 dm và 6 dm.
c) Đáy lớn = 7 m, đáy bé = 5 m; hai cạnh bên lần lượt = 3 m và 4 m
d) Đáy lớn = 8 cm; đáy bé bằng 1⁄2 đáy lớn; hai cạnh bên lần lượt = 6 cm và 7 cm

* Gợi ý giải bài tập :

a) Chu vi của hình thang là: 12 + 10 + 7 + 8 = 27 (cm)
b) Chu vi của hình thang là: 10,3 + 7,8 + 4,5 + 6 = 28,6 (dm)
c) Chu vi của hình thang là: 7 + 5 + 3 + 4 = 19 (m)
d) Đáy bé hình thang là: 8 : 2 = 4 (cm)
Chu vi hình thang là: 8 + 4 + 6 + 7 = 25 (cm)

Có mấy loại hình thang đặc biệt? Là những loại nào?

* Có 2 loại hình thang đặc biệt:

- Hình thang vuông: Là hình thang có 1 cạnh bên vuông góc với hai đáy, cạnh bên đó là chiều cao của hình thang vuông.

=> Dấu hiệu nhận biết hình thang vuông:

+ Hình thang có một góc vuông.

- Hình thang cân: Cũng là một trường hợp đặc biệt của hình thang, có hai góc kề một cạnh đáy bằng nhau.

=> Các dấu hiệu nhận biết hình thang cân:

+ Hình thang có đường chéo bằng nhau
+ Hình thang có có hai cạnh bên bằng nhau (hai cạnh bên đó không song song)
+ Hình thang có hai trục đối xứng của hai đáy trùng nhau.

Công thức tính chu vi hình thang quả là đơn giản và dễ học thuộc phải không các bạn? Bạn cũng có thể tham khảo cách tính diện tích hình chữ nhật, được coi như là một hình thang đặc biệt ở bài viết sau của chúng tôi để bổ sung và hoàn thiện phần kiến thức của mình.

Các em cũng cần ôn lại và nắm vững kiến thức công thức tính diện tích hình tứ giác, đây là một kiến thức cơ bản mà các em không được quên đâu đấy nhé.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cong-thuc-tinh-chu-vi-hinh-thang-34070n.aspx
Hình thang có 4 cạnh, trong đó hình tam giác có 3 cạnh, cách tính chu vi hình thang và hình tam giác cũng vì thế mà khác nhau, bạn tham khảo cách tính chu vi tam giác tại đây.

Tác giả: Duy Thành     (3.5★- 19 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Công thức tính chu vi hình chữ nhật
Tính chu vi tam giác đều
Học trực tuyến môn Vật lý lớp 12 ngày 17/4/2020, Tính chất và cấu tạo hạt nhân
Công thức tính chu vi ngũ giác
Học trực tuyến môn Vật lý lớp 10 ngày 10/4/2020, Quá trình đẳng nhiệt - Định luật Boyle - Mariotte
Từ khoá liên quan:

Cách tính chu vi hình thang

, nửa chu vi hình thang, chu vi hình thang cân,

SOFT LIÊN QUAN
  • Công thức vật lý lớp 10

    Tổng hợp công thức Vật lý lớp 10

    Taimienphi đã tổng hợp và cung cấp đến các em học sinh lớp 10 những công thức vật lý lớp 10 cơ bản và quan trọng nhất phục vụ cho việc giải các bài tập vật lý. Nắm được những công thức này và áp dụng vào đúng trường hợp, ...

Tin Mới