Bà cụ Tứ là nhân vật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho độc giả về tình thương con cũng như sự am tường, thấu hiểu lẽ đời. Đoạn văn trình bày Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn văn sau: Bà lão cúi đầu nín lặng .... con cái chúng mày về sau sẽ hé mở những nét tính cách đáng quý của người đàn bà này.
Đề bài: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn văn sau: Bà lão cúi đầu nín lặng ...... con cái chúng mày về sau
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn văn sau: Bà lão cúi đầu nín lặng ...... con cái chúng mày về sau
1. Đoạn văn 1
"Vợ nhặt" của Kim Lân là một trong số những tác phẩm xuất sắc về người nông dân trong nạn đói năm 1945 và có thể nói nhân vật bà cụ Tứ là một trong số những nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Đặc biệt đoạn trích "Bà lão cúi đầu nín lặng ... con cái chúng mày về sau" đã thể hiện nhiều phẩm chất tốt đẹp của bà. Trước hết, bà cụ Tứ là một người thương con và vì thế bà tự trách mình đã không lo được cho con, không làm tròn bổn phận của một người mẹ. Nhưng có lẽ không dừng lại ở đó, đoạn văn còn cho thấy bà cụ Tứ còn là người phụ nữ có trái tim nhân hậu, bà đã mở lòng đón nhận nàng dâu mới. Hành động ấy của bà có lẽ chính bởi xuất phát từ tình thương, sự lo lắng, quan tâm mà bà dành cho những người cùng cảnh ngộ. Như vậy, có thể thấy, chỉ một đoạn văn ngắn nhưng tác giả đã thể hiện được rõ nét hình ảnh bà cụ Tứ với nhiều vẻ đẹp.
2. Đoạn văn 2
Một trong những thành công trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân đó chính là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Đoạn trích "Bà lão cúi đầu nín lặng ... con cái chúng mày về sau" là một minh chứng tiêu biểu, đồng thời qua đó giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về nhân vật bà cụ Tứ. Qua đoạn văn, nhân vật bà cụ Tứ hiện lên là một người phụ nữ từng trải giàu lòng yêu thương con và có tấm lòng, trái tim nhân hậu. Trước sự kiện Tràng, con trai bà nhặt được vợ trong nạn đói khủng khiếp, lòng người mẹ ấy "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Bà thương chính mình, thương cho con và trách mình chưa lo được cho con. Nhưng có lẽ, tình yêu thương, niềm hạnh phúc của người mẹ đã lớn hơn tất cả, bà mở lòng đón nhận thị - đón nhận nàng dâu mới về với tổ ấm của mình. Hành động ấy của bà có lẽ đã thể hiện rõ nét sự nhân hậu, tấm lòng rộng mở với những hoàn cảnh éo le. Và có lẽ, chỉ với một đoạn văn ngắn nhưng cũng đủ để người đọc cảm nhận được sâu sắc về tấm lòng, vẻ đẹp của bà cụ Tứ.
3. Đoạn văn 3
Đoạn trích "Bà lão cúi đầu nín lặng ... con cái chúng mày về sau" trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân đã thể hiện nhiều phẩm chất tốt đẹp của nhân vật bà cụ Tứ. Ở đoạn văn, nhân vật bà cụ Tứ không chỉ hiện lên là người phụ nữ giàu tình yêu thương con khi bà tự trách mình vì không lo được cho con, khi nghĩ đến cảnh ngộ của mình mà bà còn là một người phụ nữ giàu lòng nhân hậu khi mở lòng chấp nhận nàng dâu mới cũng chính là dang rộng vòng tay của mình để giúp đỡ những người khốn khó trong nạn đói khủng khiếp. Thêm vào đó, qua đoạn văn, nhân vật bà cụ Tứ còn hiện lên là người tràn đầy tinh thần lạc quan và luôn tin vào một ngày mai. Bà tự động viên mình và động viên các con "ai giàu ba họ, ai khó ba đời". Lời nói ấy của bà đã thể hiện niềm tin vào một ngày mai mọi thứ sẽ trở nên tươi sáng, tốt đẹp hơn. Như vậy, bà cụ Tứ chính là một người phụ nữ từng trải, giàu tình yêu thương và luôn tin vào tương lai tốt đẹp hơn.
----------------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-ve-nhan-vat-ba-cu-tu-trong-doan-van-sau-ba-lao-cui-dau-nin-lang-con-cai-chung-may-ve-sau-58327n.aspx
Tìm hiểu chi tiết về những vẻ đẹp đáng quý của hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, bên cạnh bài Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn văn sau: Bà lão cúi đầu nín lặng ...... con cái chúng mày về sau, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, Phân tích hình ảnh gia đình khi có người vợ nhặt trong truyện Vợ nhặt, Cảm nhận về vẻ đẹp tình mẫu tử của bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt, Ngọn lửa tình người thắp lên giữa đêm đen cuộc sống cảm nhận Vợ nhặt.