Cảm nghĩ về nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn trích Vượt thác

Hình ảnh con người trong công cuộc lao động, chinh phục thiên nhiên là một trong những đề tài được nhiều tác giả ưa chuộng, Võ Quảng cũng là một trong số đó. Bài viết Cảm nghĩ về nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn trích Vượt thác sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Đề bài: Cảm nghĩ về nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn trích Vượt thác

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

cam nghi ve nhan vat duong huong thu trong doan trich vuot thac

Cảm nghĩ về nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn trích Vượt thác


I. Dàn ý Cảm nghĩ về nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn trích Vượt thác


1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích Vượt thác.
- Giới thiệu nhân vật dượng Hương Thư.


2. Thân bài

- Vẻ đẹp của con người trong công cuộc lao động đã hiện lên thật nổi bật trước thiên nhiên rộng lớn.
- Dượng Hương Thư là một người chèo thuyền có kinh nghiệm, khác hẳn với cái phong thái mềm mỏng "nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ ở nhà".
- Biết được rằng công cuộc ngược sông Thu Bồn sẽ có nhiều vất vả thế nên đến Phường Rạch dượng đã sai người nấu cơm để ăn cho chắc dạ.
- Với vị thế của người cầm đầu, vô cùng mạnh mẽ, dứt khoát phóng chiếc sào tre đầu bịt sắt của mình thật mạnh xuống nước, nghe tiếng "xoạc" ngọt bén, dùng sức, lấy thế vững vàng trụ lại cho chiếc thuyền khỏi trôi xuôi dòng, để cho chú Hai và thằng Cù cắm sào xuống.
- Nhân vật dượng Hương Thư là người chỉ huy nên phải có sự nỗ lực và tập trung hơn nhiều lần. Vẻ đẹp của nhân vật trong đoạn trích được miêu tả rất ấn tượng thông qua cách hình ảnh tả thực và so sánh thú vị:
+ Sự rắn chắc, vững chãi, mang hơi thở sông nước hiện ra thông qua việc so sánh với "pho tượng đồng đúc".
+ Vẻ đẹp sức mạnh thể chất thể hiện qua chi tiết tả thực "các bắp thịt cuồn cuộn", "hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, đôi mắt nảy lửa ghì ngọn sào,...".
=> Sự uy dũng trong lao động, tinh thần quyết tâm, kiên cường của nhân vật, sự nặng nhọc, khó khăn vô cùng của công việc chèo thuyền ngược sông.
- Khí thế dũng mãnh như một "hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ".
=> Tầm vóc của con người trở nên vĩ đại, tư thế hào hùng, mạnh mẽ trong cuộc chiến với thiên nhiên để giành kế sinh nhai.


3. Kết bài

Nêu cảm nhận.


II. Bài văn mẫu Cảm nghĩ về nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn trích Vượt thác

Võ Quảng là một nhà văn nổi tiếng chuyên viết các tác phẩm dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Vượt thác là một đoạn trích ngắn nằm trong chương thứ XI, của truyện ngắn Quê nội, một trong các tác phẩm thành công nhất đưa Võ Quảng đến với nhiều độc giả Việt Nam. Trong đoạn trích ngoài việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên dọc hai bên bờ con sông Thu Bồn, thì hình tượng nhân vật Dượng Hương Thư cũng hiện lên ấn tượng với những vẻ đẹp mạnh mẽ trong lao động.

Đặc sắc của đoạn trích chính là việc tác giả miêu tả cảnh thiên nhiên song hành cùng với công cuộc đưa thuyền vượt ngược sông Thu Bồn do dượng Hương Thư chỉ huy. Vẻ đẹp của con người trong công cuộc lao động đã hiện lên thật nổi bật trước thiên nhiên rộng lớn. Suốt đoạn trích ta thấy cảnh thiên nhiên hai bên bề trải dài với những cảnh tượng tươi đẹp, hùng vĩ và khoáng đạt, thu hút tầm mắt người trên thuyền và cả độc giả. Thế nhưng hình tượng trung tâm của đoạn trích vẫn là nhân vật dượng Hương Thư trong công cuộc chèo ngược dòng, thể hiện rất rõ khuynh hướng sáng lấy vẻ đẹp của con người làm trọng tâm, cảnh thiên nhiên trở thành bệ đỡ khẳng định tầm vóc của con người trong văn học hiện đại. Dượng Hương Thư hẳn là một người chèo thuyền có kinh nghiệm, trong lần ngược dòng này anh thật ra dáng một người chỉ huy, khác hẳn với cái phong thái mềm mỏng "nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ ở nhà". Biết được rằng công cuộc ngược sông Thu Bồn sẽ có nhiều vất vả thế nên đến Phường Rạch dượng đã sai người nấu cơm để ăn cho chắc dạ, phòng cho chuyện "mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải đứng chống liền tay không phút hở". Khi đã ăn uống no đủ, dượng Hương Thư với vị thế của người cầm đầu, vô cùng mạnh mẽ, dứt khoát phóng chiếc sào tre đầu bịt sắt của mình thật mạnh xuống nước, tiếng "xoạc" ngọt bén ấy là minh chứng cho cái sức mạnh của dượng lúc phóng sào. Và không chần chừ lâu, dượng đã dùng sức, lấy thế vững vàng trụ lại cho chiếc thuyền khỏi trôi xuôi dòng, để cho chú Hia và thằng Cù cắm sào xuống. Trong mùa nước lớn, dòng chảy của con sông Thu Bồn lại càng mạnh, việc chèo thuyền ngược dòng quả là hết sức khó khăn và tốn sức thành ra ai nấy cũng phải có kinh nghiệm, sự nhanh tay và mạnh mẽ phối hợp với nhau "những động tác rút sào thả sào rập ràng nhanh như cắt", không khỏi khiến người đọc thán phục và thấy được sự cấp bách, cam go trong lao động của những người chèo thuyền trên sông nước. Đặc biệt là nhân vật dượng Hương Thư, vừa là người có sức mạnh nhất, lại là người chỉ huy thành thử dượng phải có sự nỗ lực và tập trung hơn nhiều lần. Vẻ đẹp của nhân vật trong đoạn trích được miêu tả rất ấn tượng thông qua cách hình ảnh tả thực và so sánh thú vị. Sự rắn chắc, vững chãi, mang hơi thở sông nước hiện ra thông qua việc so sánh với "pho tượng đồng đúc", vẻ đẹp sức mạnh thể chất thể hiện qua chi tiết tả thực "các bắp thịt cuồn cuộn". Đặc biệt sự uy dũng trong lao động, tinh thần quyết tâm, kiên cường của nhân vật được bộc lộ rất rõ nét trong hình ảnh "hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, đôi mắt nảy lửa ghì ngọn sào,...". Thông qua đó người đọc còn thấy rõ được sự nặng nhọc, khó khăn vô cùng của công việc chèo thuyền ngược sông mà không phải ai cũng đủ sức mạnh cũng như tinh thần mạnh mẽ để làm được. Còn đối với dượng Hương, công việc chèo đò này cũng giống như chuyện ra chiến trường chinh chiến, sông nước chính là là giang sơn của dượng, còn bản thân của dượng trên đó bỗng lột xác, phô hết tài năng, sức mạnh để chiến đấu, lấy sào làm vũ khí, khí thế dũng mãnh như một "hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ". Tầm vóc của con người trở nên vĩ đại, tư thế hào hùng, mạnh mẽ trong cuộc chiến với thiên nhiên để giành kế sinh nhai.

Với cách miêu tả giản dị, từ ngữ trong sáng, sử dụng các hình ảnh, biện pháp so sánh vừa khái quát vừa gợi cảm Võ Quảng đã xây dựng nhân vật dượng Hương Thư mang những vẻ đẹp ấn tượng, mạnh mẽ trong công cuộc lao động, từ ngoại hình, kinh nghiệm đến tư thế khi đứng trước sự dữ dội của thiên nhiên. Khẳng định tầm vóc của con người trong công cuộc chiến đấu với thiên nhiên vĩ đại, đó là một trận chiến cam go, đầy khó khăn, thế nhưng con người vẫn luôn chiến đấu không ngừng nghỉ và giành phần thắng về mình.

-----------------------HẾT------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nghi-ve-nhan-vat-duong-huong-thu-trong-doan-trich-vuot-thac-57368n.aspx
Bài Cảm nghĩ về nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn trích Vượt thác giúp các em hiểu rõ về nhân vật dượng Hương Thư trong đoạn trích Vượt thác, để tìm hiểu thêm các khía cạnh khác của đoạn trích này mời các em tham khảo thêm các bài Soạn bài Vượt thác, Nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả trong Sông nước Cà Mau và Vượt Thác, Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn văn Vượt thác, Cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động qua văn bản vượt thác của nhà văn Võ Quảng.

Tác giả: Xuân Bắc     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích hình tượng nhân vật Hoạn Thư trong đoạn trích Kiều báo ân báo oán
Cảm nghĩ của em về nhân vật Kim Trọng qua đoạn thơ Kiều gặp Kim Trọng
Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà trong cảnh vượt thác
Cảm nghĩ của em về nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều
Phân tích và cảm nghĩ về nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Từ khoá liên quan:

cam nghi ve nhan vat Duong Huong Thu trong doan trich Vuot thac

, cam nhan ve nhan vat Duong Huong Thu trong doan trich Vuot thac,

SOFT LIÊN QUAN
  • Viết đoạn văn về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa

    8 bài văn mẫu chọn lọc, mới nhất

    Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa hiện lên với tính cách hồn nhiên, tinh nghịch và đầy mơ mộng. Chúng ta hãy cùng khám phá những nét đáng yêu và ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn truyền tải qua hình ảnh bạn nhỏ trong ...

Tin Mới