Ép xung CPU chỉ đơn giản là quá trình tăng tốc xung nhịp CPU, giúp cải thiện hiệu năng máy tính. Tham khảo tiếp bài viết đưới đây của Taimienphi.vn để tìm hiểu các bước nhé.
Bằng cách ép xung CPU để cải thiện hiệu năng máy tính, giúp bạn có thể thực hiện các tác vụ cũng như chơi game, chỉnh sửa video, ... mượt hơn mà không cần phải nâng cấp phần cứng.
Ép xung CPU hiệu quả
Cách ép xung CPU an toàn
1. Cảnh báo
Việc ép xung thành phần PC bất kỳ luôn kèm theo những rủi ro không đáng có, và ép xung CPU cũng không ngoại lệ. Trong quá trình ép xung, chúng ta sẽ phải tăng xung nhịp và điện áp, điều này có thể dẫn đến tình trạng CPU nóng lên. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục, xấu nhất có thể là CPU bị hỏng.
Ngoài ra việc ép xung CPU có thể rút ngắn tuổi thọ phần cứng PC, ngay cả với CPU được thiết kế hỗ trợ ép xung.
Trong trường hợp nếu đang muốn tìm kiếm giải pháp tăng tốc độ khung hình khi chơi game, giải pháp lý tưởng cho bạn là thực hiện ép xung card đồ họa.
2. Cài đặt phần mềm ép xung CPU
Để thực hiện benchmark hoặc stress test CPU đúng cách, giải pháp lý tưởng nhất là tải xuống các công cụ, phần mềm chuyên dụng như CPU-Z, ... . Các công này sẽ kiểm tra hiệu suất CPU và hiển thị các thông tin trong thời gian thực cho người dùng.
2.1. CPU-Z:
Công cụ này cho phép người dùng theo dõi tốc độ xung nhịp và điện áp CPU. Bằng cách tải về và cài đặt công cụ, và bạn có thể theo dõi CPU hoạt động như thế nào và các thay đổi có ảnh hưởng gì không.
Tải CPU-Z về máy và cài đặt tại đây.
=> Link tải CPU Z
2.2. Prime95:
Sử dụng Prime95 để thực hiện các bài stress test CPU trong khoảng thời gian cụ thể.
Tải Prime95 về máy và cài đặt tại đây.
=> Link tải Prime95 32
2.3. HWiNFO:
HWiNFO được thiết kế để cho phép người dùng theo dõi các thành phần phần cứng và nhiệt độ CPU (một trong những tính năng quan trọng khi thực hiện ép xung).
Tải HWiNFO về máy và cài đặt tại đây.
=> Link tải HWiNFO
Để theo dõi hiệu suất hoặc điểm benchmark hệ thống được ép xung, bạn có thể lấy điểm benchmark ban đầu để so sánh với kết quả.
3. Cách ép xung CPU an toàn
3.1. Tăng tốc độ xung cơ bản (Base Clock)
Để làm được điều này, bước đầu tiên là đưa máy tính vào BIOS. Tiến hành khởi động lại thiết bị, trong quá trình máy tính khởi động lại, giữ và nhấn phím Delete để truy cập BIOS.
Mỗi dòng máy tính khác nhau có những cách vào BIOS khác nhau, bạn đọc có thể truy cập tại đây để tìm hiểu thêm.
- Xem thêm: Cách vào BIOS các dòng máy tính.
Tiếp theo mở trang cài đặt Frequency, hay còn được gọi là Frequency Control, Voltage Control hoặc Overclocking. Tại đây bạn có thể điều chỉnh tốc độ xung nhịp và điện áp CPU.
Tìm và thiết lập giảm thông số Bus Speed vì trong quá trình ép xung có thể xảy ra lỗi do bộ nhớ. Tăng thông số Base Clock lên 10% và mở ứng dụng stress test để kiểm tra xem CPU hoạt động như thế nào.
Tiếp tục tăng Base Clock cho đến khi hệ thống trở lên không ổn định. Lưu ý, mỗi lần chỉ tăng khoảng 5 - 10MHz cho đến khi đạt xung nhịp tối ưu nhất cho hệ thống.
3.2. Tăng hệ số nhân (Multiplier)
Trước tiên điều chỉnh giá trị Base Clock giảm xuống, điều này để tạo kết quả ổn định và chính xác hơn khi tăng hệ số nhân (multiplier). Về cơ bản, xung cơ bản càng thấp và hệ số nhân càng cao thì hệ thống càng ổn định, xung cơ bản càng cao và hệ số nhân càng thấp thì hiệu năng hệ thống tốt hơn.
Tiếp theo, tăng hệ số nhân lên 0.5. Hệ số nhân (Multiplier) đôi khi còn được gọi là CPU Clock Ratio, tùy thuộc các bo mạch chủ và được thiết lập là Auto (tự động).
Chạy chương trình benchmark và kiểm tra xem hệ thống có đang hoạt động ổn định hay không. Nếu có, tiến hành lặp lại các bước trên. Một lưu ý nhỏ là mỗi lần thực hiện bạn cần chú ý nhiệt độ CPU.
3.3. Tăng điện áp CPU
Tăng giá trị điện áp CPU lên khoảng 0.025, điều này để tránh các rủi ro, nguy cơ CPU bị hỏng do điện áp tăng cao. Chạy ứng dụng stress test mà bạn đã cài đặt trên máy tính của mình để kiểm tra xem hệ thống đã ổn định hay chyaw. Giả sử nếu mọi thứ đều ổn định, tiến hành kiểm tra nhiệt độ CPU. Trong trường hợp nếu hệ thống chưa ổn định, thử giảm xung cơ bản hoặc hệ số nhân.
Lặp lại các bước trên cho đến khi điện áp và nhiệt độ CPU ở mức tối đa.
Trên đây Taimienphi.vn vừa hướng dẫn bạn cách ép xung CPU an toàn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-ep-xung-cpu-an-toan-61090n.aspx
Ngoài éo xung CPU máy tính ra bạn cũng có thể tham khảo thêm cách ép xung GPU máy tính để nâng cấp card đồ họa máy tính giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn.
- Xem thêm: Cách ép xung GPU, card đồ họa máy tính