Cách chọn dịch vụ đám mây "cloud" phù hợp

Không có một quy tắc chung nào để đánh giá các nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP - Cloud Service Provider) cộng thêm một thực tế là các nhà cung cấp dịch vụ đám mây không giống nhau. Vô hình chung điều này khiến người dùng gặp khó khăn trong việc lựa chọn một dịch vụ đám mây. Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ gợi ý cho bạn cách chọn dịch vụ đám mây "cloud" phù hợp.

Trong bài viết này, giả định chúng ta dựa trên cơ sở hạ tầng đám mây công cộng. Không có lý do gì để lựa chọn DIY, vừa tốn kém lại vừa phức tạp. Cùng tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn để biết cách chọn dịch vụ đám mây "cloud" phù hợp với doanh nghiệp cũng như mục đích của bạn nhé.

cach chon dich vu dam may cloud phu hop

1. Dịch vụ đám mây "cloud"

Ở lĩnh vực này có rất nhiều các công ty là đối thủ cạnh tranh của nhau, trong đó bao gồm 3 công ty lớn là Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure và Google Cloud Platform (GCP), cũng như một loạt các công ty nhỏ khác. Tất nhiên, bao giờ AWS, GCP và Azure cũng chiếm ưu thế hơn so với các công ty nhỏ khác.

Theo báo cáo của Synergy Research, AWS xuất hiện trên thị trường sớm nhất và chiếm thị phần lớn nhất với 33% tổng số thị phần trên thị trường. Tiếp theo là Microsoft với thị phần chiếm 13% và Google là 6%.

Ngoài ra còn có một số nhà cung cấp dịch vụ đám mây cloud khác mà bạn có thể xem xét như Rackspace và IBM Cloud. Mặc dù là các nhà cung cấp dịch vụ đám mây nhỏ nhưng họ có thể cung cấp các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của bạn.

Đáng nói là ngày nay các công ty cũng như các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đang "mọc lên như nấm". Như vậy các nhà cung cấp dịch vụ buộc phải bổ sung liên tục các tính năng mới cũng như báo giá hợp lý, thì mới có chỗ đứng trên thị trường. Bằng chứng là các tổ chức, doanh nghiệp đang sử dụng nền tảng Windows của Microsoft được cung cấp Azure credit miễn phí.

Nếu đang băn khoăn, không biết cách chọn dịch vụ đám mây "cloud" phù hợp cho mục đích và doanh nghiệp của mình, bạn đọc cùng tham khảo tiếp nội dung bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.

cach chon dich vu dam may cloud phu hop

2. Cách chọn dịch vụ đám mây "cloud" phù hợp

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây cloud khác nhau. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải đánh giá lần lượt các tùy chọn, tính năng mà các nhà cung cấp dịch vụ này cung cấp để lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ đám mây phù hợp nhất.

Dưới đây là các tiêu chí để đánh giá các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cloud:

2.1. Bảo mật

Các dịch vụ đám mây khác nhau sẽ cung cấp các biện pháp cũng như cơ chế bảo mật khác nhau để bảo vệ các ứng dụng và dữ liệu người dùng. Nhiệm vụ của bạn làm tìm hiểu kỹ các cơ chế, biện pháp bảo mật cũng như các điều khoản mà mỗi bên sẽ phải chịu trách nhiệm trước khi lựa chọn dịch vụ.

Ngoài ra, nên cân nhắc xem các nhà cung cấp dịch vụ mà bạn đang lựa chọn cung cấp các tính năng bảo mật nào miễn phí, các tính năng và dịch vụ nào trả phí có sẵn, và có cho phép tích hợp bên thứ 3 hay không. AWS và Google Cloud liệt kê rõ các tính năng bảo mật, các dịch vụ trả phí và tích hợp đối tác của họ trên phần bảo mật của trang web tương ứng.

Bảo mật là mối quan tâm hàng đầu trong dịch vụ đám mây "cloud" cũng như các dịch vụ khác. Vì vậy trước khi lựa chọn dịch vụ đám mây cloud để sử dụng, Taimienphi.vn khuyến cáo bạn nên tìm hiểu rõ ràng các biện pháp và cơ chế bảo mật, cũng như các yêu cầu pháp lý giữa 2 bên.

cach chon dich vu dam may cloud phu hop 2

2.2. Tuân thủ các điều khoản

Tiếp theo cần đảm bảo nền tảng kiến trúc đám mây mà bạn lựa chọn tuân thủ đúng các điều khoản mà doanh nghiệp và tổ chức của bạn đề ra, cũng như các quy định bảo vệ dữ liệu chung của GDPR, SOC 2, PCI DSS, HIPAA. Lý do đơn giản là vì ứng dụng và dữ liệu của bạn được lưu trữ trong cơ sở hạ tầng đám mây công cộng.

2.3. Kiến trúc

Trước khi lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ đám mây, bạn cần cân nhắc về cách tích hợp kiến trúc dịch vụ với luồng công việc của mình trong tương lai như thế nào.

Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp của bạn chủ yếu sử dụng các nền tảng của Microsoft, như vậy việc lựa chọn Azure là hoàn toàn hợp lý và đúng đắn. Microsoft cấp giấy phép cho khách hàng của mình và thường là một số credit miễn phí. Hoặc nếu tổ chức của bạn phụ thuộc nhiều hơn vào các dịch vụ của Amazon hoặc Google, tốt nhất là nên lựa chọn các nhà cung cấp này để tiện cho việc tích hợp và hợp nhất.

Ngoài ra bạn cũng nên cân nhắc dung lượng lưu trữ mà dịch vụ cung cấp là bao nhiêu trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Nói về lưu trữ, các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp các tùy chọn lưu trữ khác nhau, phù hợp với các nhu cầu khác nhau của người dùng và doanh nghiệp. Và thường thì chi phí lưu trữ thấp sẽ kèm theo nhiều hạn chế khác.

2.4. Khả năng quản lý

Mỗi một dịch vụ đám mây khác nhau hỗ trợ các công cụ điều phối và tích hợp các dịch vụ khác nhau. Trong trường hợp nếu doanh nghiệp của bạn đang sử dụng các dịch vụ quan trọng, cần đảm bảo nhà cung cấp dịch vụ đám mây mà bạn lựa chọn cho phép tích hợp các dịch vụ này hoặc hỗ trợ dịch vụ tương tự.

cach chon dich vu dam may cloud phu hop 3

2.5. Cam kết chất lượng dịch vụ

Cam kết chất lượng dịch vụ cũng là tiêu chí cần thiết khi các doanh nghiệp ngày càng yêu cầu thắt chặt về tính khả dụng, thời gian phản hồi, khả năng cũng như hỗ trợ.

Tiêu chí này cực kỳ quan trọng trong việc thiết lập một hợp đồng rõ ràng, có hiệu lực về mặt pháp lý giữa khách hàng sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Cần lưu ý đến các yêu cầu pháp lý về bảo mật dữ liệu được lưu trữ trong dịch vụ đám mây, phải tuân thủ đúng quy định của GDPR.

Mặc dù có thể tin tưởng nhà cung cấp dịch vụ đám mây, xong Taimienphi.vn vẫn khuyến cáo bạn nên có các thỏa thuận pháp lý để đề phòng trong trường hợp nếu có sự cố xảy ra.

2.6. Chính sách hỗ trợ

Bên cạnh các yếu tố mà Taimienphi.vn đề cập ở trên, hỗ trợ khách hàng cũng là yếu tố mà bạn nên xem xét cẩn thận. Trong trường hợp nếu cần hỗ trợ gấp, dịch vụ đám mây mà bạn lựa chọn có hỗ trợ khách hàng ngay lập tức hay không? Các kênh hỗ trợ khách hàng là gì, email hay gọi điện thoại, ... .

Hoặc trong trường hợp, bạn có quyền truy cập vào tài nguyên chuyên dụng, nhưng hạn chế về thời gian và quyền truy cập. Vì vậy đừng quên đặt trước câu hỏi về mức độ và hình thức hỗ trợ mà bạn sẽ có quyền truy cập trước khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

2.7. Chi phí

Không thể phủ nhận, nhưng chi phí đóng vai trò là yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc doanh nghiệp, tổ chức của bạn lựa chọn dịch vụ đám mây nào. Dưới đây là tổng quan về các tính phí dịch vụ của 3 nhà cung cấp dịch vụ đám mây cloud chính:

- AWS: Amazon tính phí dựa trên số giờ khách hàng sử dụng. Thời gian sử dụng tối thiểu là 1 giờ. Khách hàng có thể trả phí theo một trong ba cách dưới đây:

+ Trả phí theo thời gian sử dụng, không tính phí trả trước.

+ Trả trước: trả trước phí dựa theo số năm sử dụng.

+ Giảm giá: khách hàng được giảm giá khi lựa chọn sử dụng các dịch vụ cụ thể của cùng nhà cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như S3.

- Nền tảng đám mây của Google: GCP được tính theo mỗi giây sử dụng. Ngoài ra Google cũng cung cấp mức phí sử dụng và các cam kết giảm giá cho các dịch vụ điện toán cung cấp mô hình đơn giản và linh hoạt hơn so với các phiên bản dành riêng của AWS.

- Azure: Azure tính phí cho khách hàng dựa theo số giờ, gigabyte hoặc hàng triệu lần thực thi, tùy thuộc vào dịch vụ cụ thể. Ngoài ra hãng cũng cung cấp tùy chọn để lưu trữ các biến thể, như AWS.

2.8. Bổ sung: dịch vụ container

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm cách chuyển khối lượng công việc từ máy chủ ảo sang container, container orchestration, container được quản lý, hoặc kiến trúc Serverless, lời khuyên cho bạn là nên tìm kiếm các đánh giá khả năng chứa của từng nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Mỗi nhà cung cấp dịch vụ chính cung cấp hỗ trợ cho việc quản lý, triển khai và vận hành container, với các dịch vụ cạnh tranh:

- Microsoft Azure Kubernetes Service (AKS và nền tảng ứng dụng Serverless: Microsoft cung cấp nền tảng container orchestration được quản lý hoàn toàn, cũng như các tùy chọn để phát triển serverless trên Azure.

- Google Kubernetes Engine và Serverless Computing: Google cũng cung cấp các dịch vụ tương tự như Microsoft, chỉ khác ban đầu Google phát triển Kubernetes, trước khi nó được Cloud Native Computing Foundation tiếp quản.

- Amazon Elastic Container Service (ECS) và AWS Lambda: nền tảng container orchestration ECS hỗ trợ cả Docker và Kubernetes. Lambda là một dịch vụ điện toán serverless. Lưu ý, sử dụng Docker, công ty cung cấp phiên bản doanh nghiệp cho các nền tảng khác ngoài AWS.

Như vậy bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa gợi ý cho bạn cách chọn dịch vụ đám mây "cloud" phù hợp. Các tiêu chí trên đây là chìa khóa giúp bạn quyết định được lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ đám mây cloud nào tốt nhất cho các mục tiêu kinh doanh, hoạt động, bảo mật và tuân thủ các chính sách mà công ty cũng như các tổ chức đã đề ra.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-chon-dich-vu-dam-may-cloud-phu-hop-45797n.aspx
Ngoài ra, các bạn có thể xem thông tin về các công ty cho thuê máy chủ ảo nếu có nhu cầu về thuê máy chủ ảo, đơn vị cho thuê máy chủ ảo này sẽ giúp bạn giải quyết được nhiều vấn đề của công việc.

Tác giả: Cao Thắng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Gmail cho phép người dùng chia sẻ file từ Adobe Creative Cloud
Cách bật hình nền ảo trên Zoom cho PC, điện thoại
Cách gửi file khi đang sử dụng Zoom
Cách chuyển class, nghề hệ nhân vật trong Cloud Song VNG
Cách tải và chơi Cloud Song VNG bản Quốc Tế
Từ khoá liên quan:

Cách chọn dịch vụ đám mây "cloud" phù hợp

, dịch vụ đám mây, chọn dịch vụ đám mây,

SOFT LIÊN QUAN
  • pCloud Drive

    Lưu trữ tệp tin trên đám mây

    pCloud Drive cung cấp tính năng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu lên đám mây, thực hiện đồng bộ hóa với nhiều thiết bị do vậy bạn có thể truy cập dữ liệu bất cứ lúc nào, bằng bất kỳ thiết bị máy tính hoặc điện thoại khác nhau, ...

Tin Mới