Bình giảng khổ thơ thứ hai trong Đây mùa thu tới

Bình giảng khổ thơ thứ hai trong Đây mùa thu tới của Xuân Diệu để thấy được những cảm nhận tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ trước những bước chân của nàng thu và những xúc cảm đầy chất thơ của người thi sĩ khi nhận biết được những đổi thay của đất trời.

Đề bài: Bình giảng khổ thơ thứ hai trong Đây mùa thu tới

binh giang kho tho thu hai trong day mua thu toi

Bài làm:

Xuân Diệu là một nhà thơ đa tài, đa cảm trước cái chuyển động của thời gian. Thật vậy chúng ta cũng đã từng thấy một Xuân Diệu dám khát khao "tắt nắng", "buộc gió", dám phản lại quy luật của vũ trụ để thưởng thức vẻ đẹp của đất trời, và ông cũng chọn cho mình cách sống vội để tận hưởng trọn vẹn thanh xuân của mình. Nhưng sống vội không có nghĩa là việc bỏ qua mọi thứ xung quanh mình, và điều này thể hiện rất rõ qua tác phẩm "Đây mùa thu tới". Đây là bài thơ đặc tả mùa thu với những nét tinh tế, những rung động của mùa thu khe khẽ chạm vào tâm hồn nhà thơ để rồi ông thốt lên những câu thơ thật tài tình:

"Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh"

Thật vậy mùa thu đã đến thật rồi, bước sang khổ hai thì mùa thu thực sự đã thấm vào cảnh vật. Nó không còn là cái chạm nhẹ của thời gian khiến mọi thứ trong thời khắc giao hòa, không còn là chút chớm khe khẽ của mùa thu. Đúng vậy mùa thực sự đã đến để rồi "Hơn một loài hoa đã rụng cành". Mùa thu đến cuốn đi bao dư âm của mùa hè, không còn cái nóng nực oi ả như thiêu đốt của cái nắng chói chang mùa hè, và rồi cây cối cũng dần trút đi lớp áo xanh mướt của nó để chuẩn bị tiếp tục một giai đoạn mới. Đâu đó quanh đây lại là những bông hoa cuối cùng còn sót lại đang hấp hối những phút giây cuối cùng của đời mình, hoa ra đi cùng với sự diễm lệ của mình để rồi cây cối lại trở nên trơ trọi, cô đơn trong cái se se lạnh của một mùa thu tê tái.

Bước vào mùa thu cũng là lúc vạn vật bắt đầu thay đổi. Trong vườn cây cối bắt đầu thay lá, những lớp lá xum xuê xanh thắm nay trở nên già úa hóa đỏ, cả không gian tràn ngập trong sắc đỏ thẫm của cành lá và xem lẫn vào đó là vài chiếc lá may mắn đang vật lộn để giữ lại chút xanh còn vương trên mình. Thời tiết trở lạnh khiến những chiếc lá co mình trong cái rét, nhiều chiếc ôm lấy nhau để giữ ấm nhưng rồi một cơn gió vô tình bay qua đập vào thân lá khiến nó giật mình tuột tay rơi xuống đất, ngay lập tức lá bị cuốn đến một nơi nào đó xa mãi, lá rời xa cây và kết thúc cuộc hành trình của mình tại đây.

Mùa thu cũng là mùa tâm tư trỗi dậy, mùa của những trầm ngâm suy nghĩ rồi đôi khi lại nao lòng bởi sự thay đổi của thời gian. Và trong những giây phút lặng thinh ấy tâm hồn người nghệ sĩ bắt gặp cảnh "Những luồng run rẩy rung rinh lá". Phải chăng đó là những chiếc lá úa tàn đang co ro trong cái lạnh, lá teo tóp lại vì gió sương rồi chẳng may lại bị những cơn gió lạnh tạt qua, gió giấu tâm tư trong mình và sợ cô đơn đường xa nên muốn bứt tạm vài cái lá mang theo để chuyện trò. Cái run rẩy cũng có thể là tâm hồn của người nghệ sĩ khẽ chạm phải sợi dây thời gian nên nhạy cảm hơn. Sự tinh tế của người nghệ sĩ cùng với những cảm nhận nhạy bén của thời gian đã khiến mọi thứ trở nên thật có hồn, những cảm nhận ấy đã làm cho bài thơ thêm đặc sắc và có hồn.

Và cái tài của người nghệ sĩ ấy đâu chỉ dừng lại ở đó, mùa thu đã xâm thực cảnh vật một cách rõ ràng hơn qua câu thơ :"Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh". Đó là sự yếu ớt, là cái mong manh nhỏ bé của vạn vật trước bước đi của thời gian. Nếu mùa xuân là sự khởi đầu thì mùa thu lại là mùa bắt đầu cho một kết thúc, cũng bởi vậy mà khi mùa thu đến đã bóp nghẹt sự sống của vạn vật và chỉ để lại là khúc thân trơ trụi, cây thiếu đi những tán lá trở nên mỏng manh và trơ trọi, đó cũng là báo hiệu cho sự kết thúc của mùa đông, băng giá sẽ bao trùm lên mọi vật, u ám và lạnh lẽo sẽ làm héo mòn tâm hồn con người.

Và dường như bức tranh về mùa thu vẫn còn rõ ràng quanh đây, vẫn còn những cơn gió nhẹ khẽ thổi vi vu ngoài trời, vài chiếc lá quắt queo kiệt sức rơi rụng xuống mặt đất và kết thúc cuộc hành trình của mình. Mùa thu khiến mọi thứ mang một vẻ man mác buồn, mùa thu lay động những xúc cảm nhỏ bé trong lòng người, nó khẽ chạm vào sợi tơ cảm xúc của người nghệ sĩ vốn đa cảm với dòng chảy thời gian để rồi ông viết lên cảm nhận trong lòng mình. Đó là những cảm nhận tinh tế, uyển chuyển trước sự biến chuyển của dòng chảy thời gian, là chút se se lạnh, là đôi phút cô đơn vắng vẻ phủ bụi buồn lên cảnh vật mà người nghệ sĩ đã góp nhặt để viết lên một tuyệt tác về mùa thu thật đẹp nhưng cũng thật buồn.

 

📌 Một số bài viết hay về bài thơ Đây mùa thu tới
📝Phân tích Đây mùa thu tới - Ngữ Văn lớp 11 - Nâng cao

https://thuthuat.taimienphi.vn/binh-giang-kho-tho-thu-hai-trong-day-mua-thu-toi-42216n.aspx
 

Tác giả: Cao Toàn Mỹ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu
Bình giảng khổ thơ thứ hai bài Tràng giang
Bình giảng khổ hai trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Bình giảng hai khổ thơ cuối trong bài Sóng của Xuân Quỳnh
Dàn ý bình giảng đoạn thơ thứ hai trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Từ khoá liên quan:

binh giang kho tho thu hai trong day mua thu toi

, Bình giảng khổ thơ thứ hai trong Đây mùa thu tới,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bình giảng bài thơ Mây và sóng

    Hướng dẫn đọc hiểu bài thơ Mây và Sóng

    Bài văn mẫu Bình giảng bài thơ Mây và sóng của đại thi hào R.Tago dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết và hữu ích cho các em hóc sinh trong quá trình em tìm hiểu về những nét đặc sắc về nội dung tư tưởng cũng n ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Cách cài đặt Zalo trên điện thoại Android, iOS và máy tính PC

    Zalo là một trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến trên nền tảng di động và máy tính. Cho nên, bạn hoàn toàn có thể cài đặt Zalo để cập nhật tin nhắn, cuộc trò chuyện, video call hay tìm kiếm vị trí bạn bè ở mọi lúc mọi nơi khi đang kết nối mạng Internet.