Dàn ý: Bình giảng đoạn thơ thứ hai trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Bài thơ là khúc hát ru về tình mẫu tử thiêng liêng cùng lòng yêu Tổ quốc của người mẹ dân tộc Tà - ôi
- Khổ thơ thứ hai là tình yêu thương con, và tình thương đồng loại.
2. Thân bài
* Tác phẩm được sáng tác vào chuyến công tác miền Tây Thừa Thiên của Nguyễn Khoa Điềm.
- Bài thơ chia ra làm ba khúc hát ru, mỗi khúc đều là lòng yêu con của người mẹ Tà - ôi đồng thời là lòng yêu nước, ước mong cuộc sống hạnh phúc tự do.
* Đoạn thơ thứ hai:
- Hình ảnh người mẹ hiện lên: trên rẫy trên núi ka -lưi, đang trỉa bắp -> công việc nặng nhọc, nhưng vẫn địu con trên lưng.
- Lời hát ru là lời gọi tha thiết với trái tim yêu thương chan chứa
- Hình ảnh đối lập: Lưng núi to - lưng mẹ nhỏ. Công việc dù vất vả mẹ vẫn cố gắng làm, chỉ mong em ngoan "đừng làm mẹ mỏi"
- Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời của mẹ": Con là nguồn động lực, là ánh sáng giúp mẹ vượt qua khó khăn, gian khổ "mặt trời của mẹ"
- Tình yêu thương đồng loại: Thương con nhưng cũng "thương làng đói": cố gắng làm được thật nhiều lương thực cho đồng bào.
- Ước mong về cuộc sống ấm no, hạnh phúc và ước mong con của mình lớn lên sẽ trở thành chàng trai khỏe mạnh với sức mạnh phi thường
-> Đoạn thơ là tình yêu thương của người mẹ dành cho đứa con của mình và mong ước về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
* Kết luận chung:
- Ngôn từ bình dị, mộc mạc, nhưng tha thiết chứa chan yêu thương
- Tình mẫu tử thiêng liêng, ấm áp cùng ước mong cuộc sống ấm no.
3. Kết luận
- Khẳng định ý nghĩa của đoạn thơ
- Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ của những bài thơ ca ngợi đất nước và Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất.
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-binh-giang-doan-tho-thu-hai-trong-khuc-hat-ru-nhung-em-be-lon-tren-lung-me-46971n.aspx
Xem bài mẫu: Bình giảng đoạn thơ thứ hai trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ