Bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu

Xuân Diệu được mệnh danh là thi sĩ của sự sống và tình yêu. "Đây mùa thu tới" là một trong những bài thơ đặc sắc của ông, viết về cái tàn úa của mùa thu nhưng qua mỗi câu thơ con trữ người đọc vẫn cảm nhận được tình yêu thiết tha của người thi sĩ đối với cuộc đời. Bài bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu sẽ cùng các bạn tìm hiểu sâu hơn về bài thơ. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Đề bài: Bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu

binh giang bai tho day mua thu toi cua xuan dieu

 

Phần 1: Dàn ý bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu

Xem chi tiết Dàn ý bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu tại đây
 

Phần 2: Bài văn mẫu Bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu

Bài làm:

Xuân Diệu được xem là nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới", thơ ông là tiếng nói của cái tôi yêu đời, khát khao giao cảm mãnh liệt. Bởi vậy, ông luôn nhạy cảm với mọi biến chuyển của đất trời, tạo vật. Bài thơ "Đây mùa thu tới" là minh chứng sinh động thể hiện rõ nét phong cách đặc sắc ấy của nhà thơ.

Đây mùa thu tới là tác phẩm thuộc tập "Thơ thơ" (1938) thể hiện nguồn cảm xúc mãnh liệt dạt dào của thi nhân trước cảnh vật chớm thu. Mùa thu vốn là đề tài không hề xa lạ với các thi nhân và trở thành cảm hứng bất tận để họ sáng tác nên những vần thơ lay động tâm hồn bạn đọc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ đến Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tản Đà. Thế nhưng, Xuân Diệu đã cảm nhận mùa thu với những biến đổi vô cùng tinh vi của đất trời, mở đầu là hình ảnh buồn mà đẹp:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.

Hình ảnh rặng liễu thanh mảnh cùng những chiếc lá mềm rủ xuống được nhân hóa như một người thiếu nữ đìu hiu đứng chịu tang. "Đìu hiu" là từ láy gợi nỗi buồn bâng khuâng vắng lặng, tang thương kết hợp với chữ "buồn" cùng "lệ ngàn hàng", tạo nên nỗi buồn xa xăm vắng lặng. Câu thơ vì vậy gợi nỗi buồn tê tái song vẫn rất đẹp bởi nó giúp ta hình dung về hình ảnh của người thiếu nữ trẻ trung không quá sầu não. Với trái tim khao khát sống mãnh liệt, Xuân Diệu như khẽ reo lên khi thấy những tín hiệu mới mẻ của mùa thu:

Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Đằng sau tiếng reo vui đó, người đọc như hình dung ra ánh mắt tràn đầy thích thú, ngỡ ngàng của nhà thơ với bước chuyển mình của thời gian cùng nỗi buồn man mác tiếp nối nỗi buồn cành liễu rủ. Lá vàng là màu lá đặc trưng của mùa thu dệt nên chiếc áo mơ phai tạo nên màu sắc dịu nhẹ, mùa thu đất trời được choàng một tấm áo mới êm dịu như mơ. Khổ thơ đầu đã diễn tả không gian thơ mộng, buồn mà không hề ảm đạm của đất trời lúc sang thu.

Khổ thơ thứ hai là lời miêu tả cảnh sắc thiên nhiên trong khu vườn để diễn tả những bước đi tinh tế của thời gian, những rung động mơ hồ của lòng người:

Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

Mùa thu không chỉ về trên rặng liễu, trên lá vàng mà trên hết nó bước vào khu vườn làm cho hoa tàn, lá úa, cảnh vật đổi thay. "Hơn một" tức là số nhiều không đếm được, tạo cảm giác tàn phai rơi rụng của thiên nhiên hoa lá. Động từ "rũa" được sử dụng rất đắt giá tạo cảm giác vận động, mùa thu như đang lấn dần, lá đỏ đang mở rộng từng chút một và màu xanh dần dần biến mất. Câu thơ "những luồng run rẩy rung rinh lá" không chỉ cho thấy sự quan sát tinh tế để nhận biết những thay đổi nhỏ bé trong thiên nhiên mà còn là sự giao cảm từ đáy sâu tâm hồn của thi sĩ, lá run rẩy hay chính tâm hồn nhà thơ cũng lo âu, sợ sệt? "đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh" khiến người đọc ấn tượng về cảm giác mỏng manh, lạnh lẽo từ bên trong xương cốt của loài thảo mộc.

Khổ thơ thứ ba đưa tầm mắt của tác giả đến những cảnh vật ở nơi xa hơn, cao hơn:

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò.

Bức tranh thu được tái hiện ở những chiều kích không gian khoáng đạt, rộng lớn cùng những sự vật quen thuộc: ngọn núi, vầng trăng, dòng sông, bến đò. Trăng được nhân hóa như một người thiếu nữ "tự ngẩn ngơ" bơ vơ, mờ ảo mơ màng trước cảnh thu về, cái se lạnh dường như cũng lan thấm vào mây trời làm cho núi non trở nên nhạt nhòa sương khói. Gió cũng thổi từng cơn bất chợt làm cho con người trở nên vắng vẻ hơn trên những chuyến đò vốn tấp nập người qua. Động từ "luồn" cùng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "nghe" đã cụ thể hóa cái vô hình khó nắm bắt - rét mướt bỗng có hình sắc di chuyển trong gió, chạm đến tâm hồn con người.

Khổ thơ thứ tư miêu tả cảnh vật lúc này dường như "đều cảm thấy run sợ vì sắp phải tàn phai rơi rụng, chia lìa, rời bỏ nhau":

Mây vẩn từng không chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

Đám mây cũng ẩn chứa tâm trạng nên mới "vẩn từng không", chim bay về phương Nam tránh rét, ngay cả khí trời dường như cũng u uất hận. Nổi bật trong bức tranh thiên nhiên ấy là hình ảnh người thiếu nữ - trung tâm của bức tranh. Hình ảnh thơ gợi lên nỗi buồn xa vắng, người con gái tuổi xuân thì phải chăng khát khao giao cảm nên ngẩn ngơ buồn trước cảnh lạnh lẽo? Xuân Diệu như mở ra trước mắt người đọc một không gian cao xa vời vợi, một nỗi bâng khuâng man mác khi mùa thu tới.

Có thể nói Đây mùa thu tới là bức tranh phong cảnh đa dạng về màu sắc, vừa phong phú về đường nét. Tất cả đã tạo nên bức tranh tâm trạng cô đơn, mơ hồ, ngẩn ngơ và buồn vắng. Phải thật sự tham yêu khát sống, gắn bó với cuộc sống trần gian, nhà thơ mới có thể nhận ra những biến động tinh vi của tạo vật và con người. Qua đó, người đọc lại càng thêm trân trọng, đồng cảm với tâm hồn thi sĩ.

https://thuthuat.taimienphi.vn/binh-giang-bai-tho-day-mua-thu-toi-cua-xuan-dieu-45285n.aspx

📌 Một số bài viết hay về bài thơ Đây mùa thu tới
📝Phân tích Đây mùa thu tới - Ngữ Văn lớp 11 - Nâng cao

Tác giả: Tin Nguyễn     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích khổ thơ sau trong bài Đây mùa thu tới: "Hơn một loài hoa... xương mỏng manh."
Bình giảng bài Thơ duyên của thi sĩ Xuân Diệu
Dàn ý bình giảng khổ thơ trong Đây mùa thu tới: Rặng liễu... dệt lá vàng
Bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Phân tích những cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu trước thiên nhiên thể hiện trong bài Đây mùa thu tới
Từ khoá liên quan:

binh giang bai tho day mua thu toi cua xuan dieu

, Bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

    Cảm nhận bài mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 9

    Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tài liệu ôn tập môn Ngữ văn dành cho các em học sinh lớp 9. Để đọc hiểu và phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ chính xác, đầy đủ nhất, các em học sinh có thể lưu lại nội dung hướng dẫ ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Mẫu trang trí cửa lớp, rèm cửa mầm non đẹp nhất

    Còn gì tuyệt vời hơn nếu tự tay bạn trang trí cửa lớp hay trang trí rèm cửa mầm non cho các bé, các con yêu của bạn để tạo không gian học tập vui vẻ, thoải mái nhất cho các bạn nhỏ, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn những mẫu trang trí cửa lớp, rèm cửa mầm non đẹp nhất, mời bạn cùng tham khảo.