Bình giảng bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

Xúc cảnh là một trong những bài thơ đặc sắc nhất tiêu biểu cho tài năng và phong cách sáng tác của cụ Đồ Chiểu. Bài văn mẫu bình giảng bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểusẽ giúp các bạn chỉ ra những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Đề bài: Bình giảng bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu

binh giang bai tho xuc canh cua nguyen dinh chieu

 

Bài làm:

"Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà."

Đó chính là quan điểm sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiều - một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm nổi tiếng mang tính nhân đạo sâu sắc, trong đó có bài thơ "Xúc cảnh" đã để lại bao ấn tượng trong lòng người đọc. Bởi đó là lời bộc bạch tâm sự của tác giả trước thời thế của đất nước.

Mở đầu bài thơ, đó là nỗi lòng băn khoăn lo lắng trước thời thế của đất nước:

"Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông
Chúa Xuân đâu hỡi có hay không?"

Hình ảnh đầu tiên hiện ra "hoa cỏ" một hình ảnh ẩn dụ cho những con người Việt Nam, mà cũng chính là tác giả đang ngóng chờ "gió đông"- một điều kì lạ sẽ đến với đất nước. Tâm tư của ông đang đắm chìm vào một mong muốn, mong muốn điều kì diệu sẽ đến với đất nước trong hoàn cảnh khó khăn này. Tác giả luôn ao ước sao, quốc thái dân an, nhân dân được hưởng ấm no, hạnh phúc. Với câu hỏi tu từ, một câu hỏi, không biết có câu trả lời không dành cho chúa Xuân, thể hiện sự mỏng manh, một điều không chắc chắn về tình cảnh đất nước lúc bấy giờ.

Nguyễn Đình Chiểu luôn dõi theo tình hình quốc gia, trong từng thời khắc lịch sử:
"Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn

Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng
Bờ cõi xưa đà chia đất khác
Nắng sương nay há đội trời chung."

Qua những câu thơ này, ta càng thấy được tội ác của kẻ thù. Ở đây, tác giả đã phải sử dụng "mây giăng ải Bắc" "xế non Nam" để chỉ tội ác của kẻ thù, làm cho đất nước dân chúng sống trong bất ổn, tiêu điều mà mờ mịt. "Trông tin nhạn" - tác giả cũng như người dân đang trông ngóng một điều tốt lành, một tin vui, nhưng nó lại thật mong manh "bặt tiếng hồng". Bờ cõi giờ đây đã bị chia cắt, nhân dân sống trong lầm than cực khổ bởi sự nô lệ áp bức của bọn xâm lăng. Nỗi uất ức, tức giận dường như đã đạt đến đỉnh điểm, khiến tác giả phải thốt lên "há đội trời chung". Câu thơ khiến cho người đọc biết được cái hiện thực đau đớn bấy giờ, bị mất nước, mất quyền làm chủ, lòng tác giả càng căm hận quân thù.

Hai câu kết, tác giả mong muốn đất nước sẽ xuất hiện kì tích, mong sao người đứng đầu đất nước nghĩ cách để lấy lại giang sơn:

"Chừng nào thánh đế ân soi thấu
Một trận mưa nhuần rửa núi sông."

Dường như mọi niềm tin, hi vọng được dồn vào trông cậy "thánh đế". Nhân dân mong nhà vua hãy tìm cách để giành lại độc lập dân tộc. Hãy thấu hiểu lòng dân, ra tay cứu dân cứu nước, trả lại sự bình an ấm no cho nhân dân. Phải là một con người yêu nước thương dân, tác giả mới có thể viết ra những vần thơ đầy xúc động và chân thành đến vậy.

Chỉ với tám câu thơ, ta có thể thấy được tấm lòng rộng lớn của tác giả đối với dân tộc. Dù cặp mắt của ông bị mù, nhưng cũng không thể ngăn cản được ý chí muốn góp công sức của mình cho đất nước. Ông dùng chính ngòi bút của mình để sáng tác ra những tác phẩm nhân đạo, tố cáo những tội ác của bọn xâm lăng. Ông luôn xứng đáng là một nhà thơ - một ngôi sao sáng trong nền văn học trung đại Việt Nam.

https://thuthuat.taimienphi.vn/binh-giang-bai-tho-xuc-canh-cua-nguyen-dinh-chieu-42112n.aspx
Bài thơ Xúc Cảnh là tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, bên cạnh bài làm văn Bình giảng bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu, học sinh và giáo viên tham khảo thêm các bài làm văn mẫu như Phân tích bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu hay cả những phần Soạn bài Xúc cảnh. Chắc chắn những tài liệu hữu ích sẽ giúp cho quá trình tìm kiếm tài liệu và học tập của các em học sinh đạt kết quả tốt nhất.

Tác giả: Thuỳ Chi     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Bình luận ý thơ sau: Nhớ câu kiến ngãi bất vi - Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Chạy giặc
Bình giảng khổ cuối bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi
Những cảm nhận sâu sắc anh (chị) qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Bình giảng bài thơ Tức cảnh Pác Bó
Từ khoá liên quan:

binh giang bai tho xuc canh cua nguyen dinh chieu

, Bình giảng bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bình giảng bài thơ Mây và sóng

    Hướng dẫn đọc hiểu bài thơ Mây và Sóng

    Bài văn mẫu Bình giảng bài thơ Mây và sóng của đại thi hào R.Tago dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết và hữu ích cho các em hóc sinh trong quá trình em tìm hiểu về những nét đặc sắc về nội dung tư tưởng cũng n ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Cách chỉnh độ nhạy OB47 FF Full Đỏ, Auto Headshot chuẩn

    Để cải thiện khả năng ngắm, di chuyển và hạ gục đối thủ dễ dàng hơn, Taimienphi sẽ hướng dẫn bạn cách chỉnh độ nhạy OB47 chuẩn nhất.