Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim, vở kịch hoặc bài hát

Điều gì hấp dẫn em ở một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát? Em hãy cùng bàn luận về chủ đề này với Taimienphi.vn thông qua bài Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim, vở kịch hoặc bài hát , Ngữ văn 11, Cánh Diều, Học kì I.

Đề bài: Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích.

ban luan ve suc hap dan cua mot bo phim vo kich hoac bai hat

Dàn ý, bài văn mẫu đề bài Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim, vở kịch hoặc bài hát - Văn mẫu lớp 11

Nội dung bài viết:
A. Dàn ý.
B. Bài văn mẫu.
  I. Bài mẫu số 1.
  II. Bài mẫu số 2.

 

A. Gợi ý Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích:

1. Mở bài:
- Giới thiệu về bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích.
2. Thân bài:
* Với bài bàn luận về bộ phim, vở kịch:
- Giới thiệu sơ qua về đạo diễn, điểm đặc biệt của bộ phim.
- Nhận xét về bối cảnh, cốt truyện, kịch bản, nhân vật,...
- Nhận xét về về diễn viên, âm thanh, ánh sáng, góc quay, âm nhạc, vũ đạo,...
- Nếu giá trị của tác phẩm.
* Với bài bàn luận về một bài hát:
- Giới thiệu về nhạc sĩ sáng tác bài hát ấy.
- Nêu nội dung, ý nghĩ của bài hát.
- Nhận xét về giai điệu, tiết tấu, ca từ,...
- Nhận xét một số màn biểu diễn bài hát ấy
3. Kết bài:
- Khái quát lại về sức hấp dẫn của bộ phim, vở kịch hoặc bài hát đó.
 

B. Bài văn mẫu Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát:

 

I. Bài văn mẫu Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim - mẫu số 1:

1. Dàn ý Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim:
1.1. Mở bài:
- Giới thiệu về bộ phim "Chuyện tình cây táo gai" và đạo diễn Trương Nghệ Mưu.
1.2. Thân bài:
- Giới thiệu về nội dung bộ phim:
+ Bộ phim lấy bối cảnh những năm ở Trung Quốc đang diễn ra Cách mạng Văn hóa.
+ Tịnh Thu là cô gái ở tầng lớp dưới, bố là tù chính trị.
+ Kiến Tân là chàng trai có bố là lãnh đạo cấp cao, tương lai rộng mở.
=> Hai người gặp nhau và yêu nhau, tạo ra chuyện tình đẹp nhưng không kém phần bi thương.
- Nhận xét về các diễn viên, lời thoại trong phim:
+ Hai diễn viên hết sức ăn ý, nhập tâm và tròn vai.
+ Diễn viên nữ Châu Đông Vũ có lối diễn xuất nhẹ nhàng, lôi cuốn.
- Nét hấp dẫn của bộ phim:
+ Khung cảnh đối lập giữa nơi hai người hẹn hò và hoàn cảnh sống của hai nhân vật.
+ Tình cảm trong sáng được biểu lộ rất nhẹ nhàng, ý tứ đậm chất thơ.
- Giá trị, giải thưởng của bộ phim:
+ Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông cho phim Châu Á hay nhất.
+ Giải thưởng Điện ảnh Châu Á cho Diễn viên mới xuất sắc nhất.
1.3. Kết bài:
- Khái quát lại về ý nghĩa của bộ phim.

2.1. Bài văn mẫu Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim:

Trung Quốc là một đất nước phát triển về mảng điện ảnh. Những bộ phim nổi tiếng của những đạo diễn lớn mang đậm chất thơ và phong vị Trung Quốc. "Chuyện tình cây táo gai" của Trương Nghệ Mưu là một tác phẩm như thế. Ông đã kể cho chúng ta một câu chuyện tình yêu trong sáng và hết sức sâu sắc.

Bộ phim lấy bối cảnh đất nước Trung Quốc những năm diễn ra Cách mạng văn hóa. Tịnh Thu là một cô bé 16 tuổi, có bố phải đi học tập cải tạo. Mẹ cô đang làm giáo viên cũng phải xuống làm một lao công. Cô theo mọi người về nông thôn sinh sống theo định hướng thời đó của Nhà nước. Kiến Tân là một chàng trai 24 tuổi, xuất thân từ một gia đình có địa vị, bố là cán bộ cấp cao, bản thân anh cũng là chàng trai kĩ sư địa chất có tương lai rộng mở. Hai nhân vật này đại diện cho hai giai cấp khác biệt lúc đó, thế nhưng giữa họ lại nảy nở tình yêu. Bằng tài kể chuyện của mình, đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã kể lại chuyện tình trong sáng, sâu sắc, mãnh liệt bị gia đình, xã hội ngăn cấm.

Hai diễn viên chính trong tác phẩm này là Châu Đông Vũ trong vai Tịnh Thu và Đậu Kiêu trong vai Kiến Tân đã thể hiện hết sức tròn trịa. Nhất là Châu Đông Vũ, khuôn mặt nhỏ nhắn, hiền lành đã giúp cô dễ dàng hóa thân vào nhân vật. Lối diễn nhẹ nhàng đầy chất thơ đã dẫn dắt người xem đi qua từng cung bậc cảm xúc của Tịnh Thu. Từ một cô gái mới lớn với những rung động thầm kín đến những khi ghen tuông, trút giận lên chiếc chậu mới mua. Đặc sắc nhất là cảnh Tịnh Thu ngồi ngắm nhìn dòng sông, tuy nhân vật không có biểu hiện gì nhưng ánh nhìn của cô thể hiện rất rõ nội tâm giằng xé, băn khoăn. Những cảnh khóc của nhân vật cũng chạm tới trái tim của người xem, gây cho ta những cảm xúc bâng khuâng, khó nói thành lời.

Một điểm khá ấn tượng trong bộ phim đó là sự đối lập giữa khung cảnh. Hai nhân vật chính thường gặp gỡ nhau ở bờ sông hay cánh đồng hoa. Góc máy lúc này lấy trọn thiên nhiên rộng lớn và sáng trong, như tình yêu đơn thuần, đẹp đẽ của hai người. Thế nhưng, khi quay cảnh gia đình Tịnh Thu, không gian bỗng trở nên u tối, chật hẹp như đại diện cho số phận của đôi uyên ương không thể đến với nhau vì những rào cản xã hội. Sự đối lập này càng làm rõ được thông điệp và ý nghĩa của bộ phim.

Khi mới ra mắt, "Chuyện tình cây táo gai" đã trở thành hiện tượng bởi những thước phim rất thơ mộng và diễn xuất ăn ý của hai diễn viên chính. Tác phẩm này cũng đã xuất sắc giành được hai giải thưởng trong liên hoan phim Quốc tế là Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông cho phim Châu Á hay nhất và Giải thưởng Điện ảnh Châu Á cho Diễn viên mới xuất sắc nhất.

"Chuyện tình cây táo gai" là một tác phẩm nghệ thuật tái hiện hiện thực xã hội và cũng chứa đầy chất thơ. Nếu có thời gian, bạn hãy xem bộ phim này một lần để thấy được những giá trị mà nó mang lại

 

II. Bài văn mẫu Bàn luận về sức hấp dẫn của một vở kịch - mẫu số 2:

1. Dàn ý Bàn luận về sức hấp dẫn của một vở kịch:
1.1. Mở bài:
- Giới thiệu nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ và tác phẩm "Lời thề thứ 9".
1.2. Thân bài:
- Giới thiệu về nội dung của vở kịch "Lời thề thứ 9".
+ Ba anh bộ đội Xuyên, Đôn, Hiến bắt một ông chú nghi là buôn lậu nên đã tịch thu cặp sách của người đó. Ai ngờ đó chính là Chủ tịch Tỉnh.
+ Ở quê nhà, bố Xuyên đang bị ức hiếp, ba người quyết định về quê giúp đỡ gia đình Xuyên.
+ Hành động của họ bị Trung đoàn lên án và đuổi bắt, họ trốn và cố thủ trong nhà văn hóa xã.
+ Người mẹ đến khuyên nhủ các con trở về.
=> Tác phẩm phản ánh mối quan hệ giữa nhân dân, bộ đội và chính quyền.
- Nhận xét về các diễn viên trong đoàn:
+ Diễn viên trẻ diễn xuất rất tròn vai, có dáng dấp của người bộ đội oai phong nhưng cũng vui vẻ, hài hước.
+ Diễn viên gạo cội như NSƯT Đức Khuê, NSƯT Lê Khanh hóa thân vào nhân vật giống đến từng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
- Những lời thoại triết lí, giàu giá trị:
+ "Thế mà bảo nhân dân ta anh hùng, đất nước ta tươi đẹp". "Không, đất nước không đẹp, nhân dân cũng không anh hùng. Nhân dân nhát... Nhân dân thế này, quê hương đất nước thế này, chúng con không tha thiết giữ đâu. Đấy, ai có giỏi thì lên biên giới mà đánh giặc."
+ "Khó mấy rồi cũng xong, rối mấy rồi cũng sẽ gỡ ra, nhưng hễ động một tí chúng mày về thì bỏ nước cho ai?".
+ "Vâng, nếu như lên được. Nhưng khốn nỗi, không có giời. Xưa thì còn đổ lỗi cho giời được, nhưng nay biết rằng chỉ toàn con người thôi."
- Những chi tiết khác:
+ Bối cảnh đơn giản, gần gũi.
+ Âm thanh rõ ràng, bài nhạc cuối gây xúc động cho người xem.
+ Những chi tiết như chiếc đồng hồ, điện thoại để bàn cho ta thấy được tính cách nhân vật
1.3. Kết bài:
- Khái quát lại giá trị của vở kịch.

ban luan ve suc hap dan cua mot bo phim vo kich

Dàn ý chi tiết về đề bài Bàn luận về sức hấp dẫn của một vở kịch

2. Bài văn mẫu Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của bức tranh:

Nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ tuy đã ra đi nhưng những "gia tài" ông để lại cho nền văn học nước nhà vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận ngày hôm nay. Những tác phẩm kịch ông viết mang ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. "Lời thề thứ 9" là một trong những tác phẩm hay và nổi bật nhất của tác giả, đã được dựng lại nhiều lần trong những năm qua.

Trong 10 lời thề của Quân đội nhân dân Việt Nam, lời thề thứ 9 chính là: "Kính trọng dân, giúp đỡ dân, bảo vệ dân", "Không lấy của dân, không quấy nhiễu dân, không dọa nạt dân". Dựa trên lời thề này, Lưu Quang Vũ đã sáng tác ra vở kịch "Lời thề thứ 9". Tác phẩm kể về Đôn và Xuyên - hai anh bộ đội trong một lần làm nhiệm vụ đã gặp một ông chú, nghi là buôn lậu nên tịch thu túi xách của ông chú này. Sau đó, khi trở về, hai người mới biết đó là bố của Hiến - bạn thân hai người. Bố Hiến chính là Chủ tịch Tỉnh đương nhiệm, Cựu chỉ huy trưởng của Trung đoàn. Trong lúc này, ở quê nhà, bố Xuyên bị Chủ tịch Xã ức hiếp, bắt giam trong hầm tối. Mẹ Xuyên đi kêu oan khắp nơi không được. Ba người Đôn, Xuyên, Hiến quyết định dùng số tiền tịch thu được từ bố Hiến để về quê giúp đỡ gia đình Xuyên. Mọi chuyện vỡ lở, trung đoàn quyết định truy nã ba anh lính về chịu kỉ luật. Vở kịch kết thúc khi Trung đoàn trưởng, bố Hiến, mẹ Xuyên và mọi người gọi họ trở về, tất cả mọi người nhận ra lỗi lầm của mình.

Các diễn viên trong đoàn kịch đã thể hiện cực kì tròn vai. Đôn có tính cách tếu táo, hay ca cải lương nhưng trong chiến đấu cực kì anh dũng, dám đánh giáp la cà với địch và lưu lại vết sẹo trên mặt. Xuyên hiền lành, yêu thương gia đình nhưng cũng rất dũng cảm, đã lấy thân mình che chắn để cứu Hiến trong một trận đánh. Hiến là cậu con trai của Chủ tịch Tỉnh, Cựu chỉ huy trưởng của Trung đoàn với tính cách cương trực, thẳng thắn, luôn chiến đấu hết mình. Điểm sáng của vở kịch nằm ở diễn xuất của hai diễn viên NSƯT Đức Khuê trong vai bố Hiến - Chủ tịch Tỉnh và NSƯT Lê Khanh trong vai mẹ Xuyên. NSƯT Đức Khuê rất ra dáng một vị thủ trưởng cũ, hơi cứng nhắc, bảo thủ, hay phê bình mọi người và không nhận ra lỗi sai của mình. Cô Lê Khanh cũng toát lên mình dáng vẻ của một bà mẹ bộ đội lam lũ, kiên cường, giàu lòng yêu thương và nhân hậu. Từ cách hóa trang, dáng đi, điệu bộ cử chỉ, nhất là trong những lời thoại đầy triết lí đều cho người xem thấy rõ điều đó.

Xung đột kịch là sự xung đột giữa bộ đội và người dân, giữa nhân dân và chính quyền. Khi những người lính đang chiến đấu bảo vệ đất nước thì chính gia đình họ lại bị ức hiếp. Đau đớn, mất niềm tin, họ phải thốt lên rằng: "Thế mà bảo nhân dân ta anh hùng, đất nước ta tươi đẹp", "Không, đất nước không đẹp, nhân dân cũng không anh hùng. Nhân dân nhát... Nhân dân thế này, quê hương đất nước thế này, chúng con không tha thiết giữ đâu. Đấy, ai có giỏi thì lên biên giới mà đánh giặc.". Những suy nghĩ đó đã được mẹ Xuyên gỡ rối trong phân cảnh cuối: "Khó mấy rồi cũng xong, rối mấy rồi cũng sẽ gỡ ra, nhưng hễ động một tí chúng mày về thì bỏ nước cho ai?". Ngoài ra, nhân vật này cũng có những câu nói giàu tính hiện thực. Khi bị Chánh văn phòng Tỉnh hỏi "Nếu lên Trung ương không kiện được, bà định lên giời à", người mẹ này đã trả lời "Vâng, nếu như lên được. Nhưng khốn nỗi, không có giời. Xưa thì còn đổ lỗi cho giời được, nhưng nay biết rằng chỉ toàn con người thôi.". Câu nói vang lên vừa đanh thép, vừa thể hiện sự chua chát, đắng cay về hiện thực đáng buồn của xã hội. Từ xung đột ấy, tác giả muốn đặt ra câu hỏi cho mọi người, nhất là cho những người nắm quyền: Vậy ai phải là người chịu trách nhiệm cho câu chuyện này, khi mà quân và dân không còn chung một lòng, chính quyền thờ ơ, vô cảm với nỗi oan của nhân dân?

Rất nhiều vấn đề đã được đặt ra trong "Lời thề thứ 9". Những điều đó đều mang tính thời đại mà đến ngày nay, chúng ta vẫn còn phải suy ngẫm rất nhiều. Chính bởi vì nội dung của vở kịch đã quá đặc sắc nên phần âm nhạc, phối cảnh sân khấu cũng không cần cầu kì. Những chiếc thùng gỗ được phủ vải xanh quân đội cùng hàng cây chằng chịt cho người đọc biết đấy là khung cảnh chiến trường. Hay bàn làm việc của ông Chủ tịch Xã có chiếc điện thoại mới, chiếc đồng hồ xịn to oành nhưng chẳng có mấy công văn giấy tờ đã cho ta biết đây là người như thế nào. Hay như khi mới gặp mẹ Xuyên, Chủ tịch Tỉnh vẫn ung dung ngồi trên ghế, chỉ đến khi nghe lời bà bộc bạch, ông mới đứng dậy, thể hiện thái độ tôn trọng.

Tuy đã có tuổi đời đến 35 năm nhưng những vấn đề mà vở kịch nói đến vẫn còn giữ nguyên giá trị. Tính thời đại tác phẩm mang lại cũng chính là minh chứng cho tài năng nghệ thuật độc đáo của Lưu Quang Vũ.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/ban-luan-ve-suc-hap-dan-cua-mot-bo-phim-vo-kich-hoac-bai-hat-76346n.aspx
Khi Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát, em nhớ chú ý phân tích nội dung và giá trị của tác phẩm đó nhé. Mời em tham khảo thêm các bài văn mẫu lớp 11 do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn như: Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của bức tranh hoặc pho tượngChọn một ý của đề bài trong mục 2 Thực hành, từ đó, viết hai đoạn văn...

Tác giả: Thuỳ Dương     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Đọc thêm: Xúy Vân giả dại
Dàn ý sức hấp dẫn của bài thơ Vội Vàng
Những bài hát phim Ngược Chiều Nước Mắt
Phân tích bài Đi bộ ngao du của Ru-xô
Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Từ khoá liên quan:

Ban luan ve suc hap dan cua mot bo phim vo kich hoac bai hat

, ban luan ve mot trong nhung gia tri dao duc tot dep cua con nguoi, Trinh bay suy nghi ve ve dep cua buc tranh hoac pho tuong,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới