Soạn bài Cõi lá, Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo

Đỗ Phấn đã phát hiện ra một vẻ đẹp rất đặc trưng, quen thuộc của phố phường Hà Nội trong những ngày giao mùa. Mời em tham khảo Soạn bài Cõi lá do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn để khám phá xem khung cảnh tác giả muốn nhắc đến trong bài là gì nhé.

Soạn bài Cõi lá


soan bai coi la ngu van lop 11 chan troi sang tao

Soạn bài Cõi lá - Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo


I. Trước khi đọc - Soạn bài Cõi lá

* Gợi ý trả lời câu hỏi trước khi đọc:

Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mang đến cho thiên nhiên những cảnh sắc rất đặc trưng. Hãy nêu những dấu hiệu biến đổi của thiên nhiên khi thời tiết chuyển mùa mà bạn có ấn tượng sâu sắc.

- Từ xuân sang hè: Nắng chói chang hơn, cây lá trở nên đậm màu. Dòng nước chảy trôi nhanh hơn, có một vài cơn mưa rào bất chợt.

- Từ hè sang thu: Trời nắng dịu đi, không chói chang, oi ả như mùa hè. Cơn gió mang theo hơi mát lạnh, sảng khoái. Mây trên bầu trời nhiều hơn và cứ thỉnh thoảng lại thấy một đàn chim bay về phía Nam.

- Từ thu sang đông: Trời tối nhanh hơn, gió bắt đầu se se, lá bắt đầu rụng.

- Từ đông sang xuân: Trời ấm dần lên, cây lá bắt đầu lên chồi non.


II. Đọc văn bản - Soạn bài Cõi lá

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc văn bản:


1. Theo dõi: Bạn hiểu thế nào về từ "òa thức"?

- "Òa thức" giống như giật mình tỉnh ra, nhận ra điều gì đấy đã có từ lâu nhưng đến giờ mới được để ý, trỗi dậy


2. Suy luận: "Cõi lá" đã làm nổi bật nét đặc trưng gì của cảnh sắc Hà Nội?

- "Cõi lá" đã làm nổi bật lên mùa lá rụng đặc trưng của phố phường Hà Nội.

soan bai coi la ngu van lop 11 chan troi sang tao 2


III. Sau khi đọc - Soạn bài Cõi lá

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:


Câu 1 trang 18 SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - tập 1:

- Bố cục bài văn gồm 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến "xôn xao cành lá" -> Cảm xúc vỡ òa khi bất ngờ nhận ra mùa xuân đã tới.

+ Phần 2: Từ "Chín cây bồ đề" đến "quyến rũ từng bước chân người" -> Miêu tả chi tiết đặc điểm từng loại lá , cây chuyển sắc theo mùa.

+ Phần 3: Còn lại -> Niềm rung cảm khi đi trong "cõi lá mùa xuân của thành phố".

- Bố cục trên đã thể hiện đặc điểm cơ bản của tản văn: Không hoàn toàn đi theo mạch tự sự mà luôn có sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả. Mạch cảm xúc và chất trữ tình hòa quyện.


Câu 2 trang 18 SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - tập 1:

- "Cõi lá" là thế giới, cuộc đời của lá. Tác giả đã miêu tả "cõi lá" với một vài lớp nghĩa sau:

+ "Cõi lá" đại diện cho vẻ đẹp của thiên nhiên, góp phần tạo nên những nét đặc trưng, quyến rũ cho cảnh sắc phố phường Hà Nội.

+ "Cõi lá" cũng là cõi người, cõi nhân sinh. Ẩn hiện trong lá là gương mặt người: "Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá". Đây cũng là tình yêu nỗi nhớ của người Hà Nội cả khi đang ở tại đây hay lúc đi xa: "Những người Hà Nội chẳng có việc gì...như mật chảy tháng Giêng", "Nó làm cho người đi xa...chộn rộn áo cơm này".


Câu 3 trang 18 SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - tập 1:

- Đoạn văn "Chín cây bồ đề... thiên thần bước ra từ lá" có sự kết hợp giữa miêu tả thiên nhiên và miêu tả con người:

+ Miêu tả thiên nhiên trong trẻo, nhẹ nhàng: "khoảng trời trong veo màu thạch lựu", "chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh tao u tịch".

+ Miêu tả con người: Sử dụng biện pháp so sánh "Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá" cho thấy sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người. Hoặc câu tự sự đơn giản "Nhiều người Hà Nội chẳng có việc gì ....ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào" cũng giúp người đọc hiểu được tình cảm của người với lá.

- Đoạn văn "Nhìn chung thì vòng đời của một chiếc lá...biển người chộn rộn áo cơm này" có sự hòa quyện giữa chất tự sự và trữ tình:

+ Tự sự: Vì dòng đời của lá chỉ "kéo dài không đến một năm" nên đã làm nên "mùa lá rụng kéo dài suốt từ thu sang đông" đặc trưng của Hà Nội.

+ Trữ tình: Tác giả ngầm so sánh mùa lá rụng đẹp, đáng chờ đợi như "những khoảnh khắc nghỉ ngơi thần trí" của một con người với nhiều gánh nặng mưu sinh.

- Đoạn văn "Những tưởng vô duyên...quyến rũ từng bước chân người" sử dụng phép liên tưởng tưởng tượng, so sánh cùng kết cấu đối lập vừa tự sự vừa miêu tả:

+ Liên tưởng: cây xà cừ vô duyên như "người đàn bà phổng phao nhạt hoét", đó vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm.

+ Tự sự: "Mùa mưa bão rất mất công cắt tỉa bớt cành phòng khi bị đổ".

+ Miêu tả: "Thân hình ...vô cùng yếu mềm trước một trận heo may đến sớm. Ngập cả lối đi những lá xanh chen lẫn lá vàng làm nên một mùa thu quyến rũ từng bước chân người".

+ Sự đối lập: "vô duyên" và "quyến rũ".

- Giúp người đọc thấm thía vẻ đẹp của cây xà cừ.


Câu 4 trang 18 SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - tập 1:

Một số lưu ý khi đọc hiểu văn bản thuộc thể loại tản văn:

- Xác định nội dung, đối tượng chính được nhắc đến trong bài. Nhận biết được tình cảm, suy nghĩ của tác giả bộc lộ trong quá trình miêu tả.

- Quan sát, xâu chuỗi các câu văn, sự việc, hiện tượng nhỏ nhặt, rời rạc để hiểu được chủ đề của tác phẩm.

- Các chi tiết, sự kiện được nhắc đến vừa đậm chất suy tư, vừa bay bổng và lãng mạn, yếu tố tự sự và trữ tình luôn đan xen, hòa quyện vào nhau.

- Ngôn ngữ của tản văn đa dạng nhưng nhìn chung rất giàu sức gợi, giàu chất thơ.

- Thông qua tác phẩm, tìm ra được góc nhìn, quan điểm của tác giả về thẩm mỹ, thiên nhiên, con người hay bất kì đối tượng nào được nhắn đến trong văn bản.


Câu 5 trang 18 SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - tập 1:

- Chủ đề của văn bản: Cảm xúc của tác giả về cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội gắn với từng mùa cây thay lá trong hiện tại và quá khứ.

- Đánh giá ý nghĩa thông điệp của văn bản:

+ Sự sống của con người luôn gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên.

+ Thiên nhiên không chỉ làm tăng vẻ đẹp cho khung cảnh mà còn giúp tâm hồn con người được thư thái, tươi mới, phong phú hơn.

+ Nhắc nhở mỗi người hãy biết tận hưởng và giữ gìn thiên nhiên.


Câu 6 trang 18 SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - tập 1:

Một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản:

- Con người háo hức, mong chờ được ngắm nhìn vẻ đẹp của hàng cây mùa thay lá.

- Tuy không còn ở Việt Nam nhưng trong lòng người vẫn lưu luyến, nhớ nhung không quên cảnh đẹp Hà Nội. Đây chính là biểu hiện của việc yêu quê hương, tổ quốc dù ở bất cứ nơi đâu.


- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-coi-la-ngu-van-lop-11-chan-troi-sang-tao-76777n.aspx
Mùa lá rụng đẹp mê hồn của phố phường Hà Nội đã được Đỗ Phấn tái hiện lại một phần trong bài tản văn "Cõi lá". Mời em xem thêm những văn bản khác cũng nói về thiên nhiên trong kho tài liệu của Taimienphi.vn như: Soạn bài Chiều xuân, Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo; Soạn bài Trăng sáng trên đầm sen, Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo

Tác giả: Duy Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Trăng sáng trên đầm sen, Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông, Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 2, Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Sọ Dừa, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
Từ khoá liên quan:

Soan bai coi la

, Soan bai coi la ngu van 11 chan troi sang tao, Soan bai coi la ngan gon hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Chân trời sáng tạo

    File sách mềm Chân trời sáng tạo cho học sinh

    Bộ Sách Chân trời sáng tạo là một trong những bộ sách giáo khoa mới được phát triển theo chương trình mới do Nhà xuất bản Giáo dục đưa ra. Tương tự như các bộ sách khác, bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo này cũng được ...

Tin Mới